#7 Cách phòng chống đột quỵ trước kẻ thù thầm lặng

Ngày đăng: 21/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm xảy ra một cách đột ngột và để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Hiện nay, không chỉ người cao tuổi mà số lượng người trẻ bị đột quỵ cũng tăng lên nhanh chóng. Do đó, mọi người không nên chủ quan trước căn bệnh này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được các cách phòng chống đột quỵ hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà nhé!

Vì sao cần phòng chống đột quỵ?

Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao, nếu may mắn sống sót cũng có thể phải chịu nhiều di chứng nặng nề. Đặc biệt, trong quá trình xử lý đột quỵ, nếu lỡ ‘‘thời gian vàng’’ cấp cứu có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng, lâu phục hồi hoặc thậm chí không thể phục hồi. Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều biến chứng như:

  • Liệt 1 phần cơ thể hoặc liệt cả tứ chi
  • Nói ngọng, giao tiếp khó khăn hoặc không thể giao tiếp
  • Gặp các vấn đề liên quan đến thị giác
  • Gặp các vấn đề về tâm lý như rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm
  • Tử vong
Đột quỵ có thể khiến người bệnh gặp nhiều di chứng nặng nề 
Đột quỵ có thể khiến người bệnh gặp nhiều di chứng nặng nề

Nhìn chung, những di chứng do đột quỵ để lại không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn cả về tinh thần và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, cần trang bị đầy đủ kiến thức về cách phòng chống đột quỵ để bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh. 

7 Cách phòng chống đột quỵ hiệu quả tại nhà

Việc phòng chống đột quỵ không quá khó khăn, chỉ bắt đầu từ việc thay đổi một số thói quen trong ăn uống và sinh hoạt.

Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh có thể giảm thiểu được các tác nhân gây ra đột quỵ. Bạn cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều 1 nhóm chất và kiểm soát lượng calo nhằm hạn chế thừa cân, béo phì. Ngoài ra, cần chú ý không bỏ bữa, không ăn quá mặn và tránh lạm dụng chất kích thích. 

Để phòng chống đột quỵ hiệu quả hơn, cần tăng cường một số loại thực phẩm như: 

  • Rau xanh, trái cây: chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, giúp giãn mạch máu và hạn chế được nguy cơ xơ vữa động mạch. Nên tăng cường các loại rau và trái cây như: rau muống, cải xoăn, táo, lê, bưởi, chuối,…
  • Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi,…chứa nhiều chất béo omega-3, giúp giảm viêm động mạch, lưu thông máu tốt hơn và khắc phục được các mảng xơ vữa trong thành mạch – nguyên nhân gây đột quỵ. 
  • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt bí ngô, ngũ cốc,…chứa nhiều chất xơ, omega-3 và vitamin,…nên rất tốt cho tim mạch và phòng chống đột quỵ hiệu quả. 
Các loại hạt giúp phòng chống đột quỵ rất hiệu quả
Bổ sung các loại hạt là cách tốt nhất giúp phòng chống đột quỵ

Vận động thường xuyên cách phòng chống đột quỵ hàng đầu

Việc vận động không chỉ giúp giải toả căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn giảm cholesterol xấu và tăng cường lưu thông tuần máu, từ đó giúp giảm nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch,…mang đến cơ thể khoẻ đẹp hơn và phòng chống đột quỵ não.

Nên tập thể dục thường xuyên và đều đặn 30-40 phút mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối. Người cao tuổi sẽ phù hợp với các bài tập nhẹ nhàng như: thiền, đi bộ, dưỡng sinh, yoga,…còn với người trẻ có thể lựa chọn các bài tập cường độ cao hơn như: cử tạ, bơi lội, erobic, gym, chạy bộ,…

Từ bỏ rượu bia, thuốc lá

Lạm dụng rượu bia và thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong do đột quỵ. Việc hút thuốc có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và uống rượu làm tăng nguy cơ huyết áp cao – những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Kiểm soát các bệnh liên quan

Các bệnh như: huyết áp, mỡ máu, tiểu đường,…làm tác nhân dẫn đến đột quỵ. Hiện tại, tỷ lệ mắc các bệnh trên tương đối cao nhưng do các dấu hiệu đột quỵ không quá rõ ràng và người bệnh thường khá chủ quan, khi bệnh tiến triển nặng mới xử lý và dẫn đến gặp nhiều biến chứng do đột quỵ. Do đó, cần thường xuyên theo dõi và kiểm soát các chỉ số huyết áp, đường huyết,…để phòng chống và kiểm soát bệnh. 

Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan

Việc căng thẳng, lo âu kéo dài cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đồng thời nó làm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như: béo phì, tiểu đường, cholesterol cao,… trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, duy trì tinh thần vui vẻ lạc quan là cách phòng chống đột quỵ hiệu quả.

Các động tác giúp phòng chống đột quỵ

Nắm tay: có thể giúp phòng tràn máu não bởi thiếu vận động thì thành mách máu não phải sẽ rất dễ vỡ nứt. Vì vậy, bạn cần vận động tay trái nhiều bằng cách nắm tay không khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần 400-800 lượt. 

Nhún vai: có thể giúp thư giãn thần kinh, hoạt huyết thông mạch, từ đó phòng chống tắc nghẽn mạch máu não. Mối sáng bạn nên nhún vai lên xuống trong vòng 4-8 phút. 

Lắc đầu: giúp gia tăng sức bền của mạch máu, từ đó có thể phòng chống được đột quỵ. Bạn chỉ cần ngồi thẳng, chuyển động đầu trước – sau – trái – phải từ 30-50 lần và thực hiện 3 lần mỗi ngày.  

Ngoài ra đột quỵ có thể xảy ra trong khi đang ngủ, bạn có thể xem thêm: 5 dấu hiệu và cách chống đột quỵ khi ngủ để phòng tránh và xử lý kịp thời. 

Cách phòng chống đột quỵ với khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khoẻ định kỳ sẽ giúp tầm soát được các bệnh lý trong cơ thể, đặc biệt là với những trường hợp mắc các bệnh lý như huyết áp, tiểu đường,…Việc đi khám thường xuyên sẽ giúp bạn có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa diễn biến của bệnh, từ đó có thể phòng ngừa được đột quỵ. 

Nên đi khám sức khoẻ định kỳ 3-6 tháng/lần để tầm soát bệnh tật
Nên đi khám sức khoẻ định kỳ 3-6 tháng/lần để tầm soát bệnh tật

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể xây dựng cho mình biện pháp phòng chống đột quỵ phù hợp để có thể hạn chế một cách tối đa các tác động tiêu cực, giúp bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn