Hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột trình tự xử lý trước khi gọi cấp cứu

Ngày đăng: 22/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Đột quỵ là một trong những bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng, khi cứ mỗi phút qua đi lại có ít nhất 3 người thiệt mạng vì tình trạng này trên thế giới. Với đột quỵ, thời gian chính là chìa khóa giúp người bệnh thoát khỏi cánh cửa tử thần. Chính vì vậy, việc xử lý người đột quỵ hay cách sơ cứu người đột quỵ như thế nào là điều mà bất cứ ai cũng cần phải nằm lòng để giúp người bệnh an toàn từng giây phút trước khi được các bác sĩ cứu chữa.

Đột quỵ – bệnh lý vô cùng nguy hiểm thường gặp

Nếu như trước đây đột quỵ chỉ gặp ở người lớn tuổi hay những người có thể trạng kém, thì thời gian gần đây, bệnh đột quỵ trở thành “mối nguy hiểm” với mọi nhà. Khi bất cứ ai cũng có thể rơi vào đột quỵ với những biến chứng nặng nề. Theo thống kê của WHO, cứ mỗi phút trên thế giới lại có 3 người “ra đi” vì đột quỵ ở các thể khác nhau, và hàng người phải sống cuộc đời thực vật hoặc liệt chi theo các cấp độ.

Bệnh lý này được xác định do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phần lớn đều do não hoặc tim không được cung cấp máu trong một khoảng thời gian, khiến các tế bào thần kinh bị chết đi và không có cách nào khôi phục được. Chính vì vậy, các biến chứng của bệnh đột quỵ thường rất nghiêm trọng. Do vậy, bất cứ ai khi nghe đến đột quỵ đều cảm thấy run sợ và lo lắng, không biết bao giờ bệnh sẽ tìm đến mình.

Thời gian là chìa khóa vàng trong việc sơ cứu đột quỵ
Thời gian là chìa khóa vàng trong việc sơ cứu đột quỵ

Tuy là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm những dấu hiệu đột quỵ – cơn đột quỵ thoáng qua, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ của những cơn đột quỵ sau đó cũng như những biến chứng của nó. Theo thống kê, những bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm sẽ có khả năng phục hồi lên đến 90% so với những bệnh nhân khác, và thời gian phục hồi cũng nhanh chóng.

Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ cần sơ cứu

Yếu tố thời gian là yếu tố tiên quyết với những người đột quỵ. Chỉ cần nhanh hơn được một vài phút thôi, bạn cũng đã cứu thành công hàng nghìn tế bào thần kinh đang có nguy cơ chế đi và không thể phục hồi. Do đó, việc xác định và nhận biết sớm những dấu hiệu của người sắp đột quỵ, sẽ giúp rút ngắn thời gian chữa trị cho bệnh nhân:

Đau đầu liên tục hoặc đau nhói từng cơn

Một trong những dấu hiệu thường gặp của những người sắp bị đột quỵ chính là những cơn đau đầu. Cơn đau có thể rất dữ dội nhưng cũng có thể chỉ là những cơn đau nhói. Biểu hiện này thường không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, theo các bác sĩ đây là triệu chứng phổ biến nhất của những cơn đột quỵ sớm bởi nó biểu thị trạng thái thiếu oxy lên não.

Những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng đột quỵ
Những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng đột quỵ

Liệt chi hoặc một vài bộ phận trên mặt

Ngoài đau đầu, liệt chi hoặc bộ phận trên mặt như mắt, mũi, miệng cũng là một triệu chứng phổ biến thường gặp. Người bệnh sẽ bỗng nhiên bị liệt không rõ nguyên nhân. Với tình trạng này người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay thay vì tự chữa trị tại nhà.

Hoa mắt chóng mặt, mất ý thức

Với những người sắp đột quỵ, phần lớn họ đều trải qua cảm giác mất ý thức, hoặc những cơn chóng mặt, hoa mắt liên tục trong nhiều giờ liền sau đó có thể thuyên giảm với những cơn đột quỵ nhẹ, hoặc mất dần ý thức với những cơn đột quỵ thực sự. Đây được xem là biểu hiện cực kỳ nguy hiểm cần được can thiệp y tế.

Với mỗi trường hợp sắp đột quỵ, hoặc đột quỵ cần phải sơ cứu tùy theo mỗi cơ địa sẽ có các biểu hiện cách nhau, nhưng khi thấy người bệnh có những biểu hiện lạ, bạn có thể quan sát và tự đặt ra một vài câu hỏi theo đúng phác đồ được WHO đưa ra như sau:

F (Khuôn mặt): Có bị sụp mí ở một bên mặt không, miệng hay mắt có bị méo hay không?

A (Tay): Người bệnh có thể giơ tay lên không, tay có bị run không?

S (Nói chuyện): giọng nói có bị biến đổi, không nói thoát ý, hoặc khó phát âm hay không?

T (thời gian): Trong trường hợp, người bệnh có đầy đủ cả ba yếu tố trên, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để người bệnh được chữa trị sớm nhất.

Hướng dẫn sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

Như đã trình bày ở trên, với bệnh nhân đột quỵ thời gian chính là phương thuốc hữu hiệu nhất cứu người bệnh qua những biến chứng nguy hiểm, vì vậy việc xử lý đột quỵ rất quan trọng. Đây sẽ là những bước đầu tiên hỗ trợ người bệnh sau này.

Tuân thủ các bước hướng dẫn sơ cứu đột quỵ 
Tuân thủ các bước hướng dẫn sơ cứu đột quỵ

Bước 1: Gọi ngay xe cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất

Một trong những điều quan trọng trong việc xử lý người đột quỵ chính là bình tĩnh. Bạn phải thật bình tĩnh để xử lý theo đúng trình tự giúp rút ngắn thời gian cũng như hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Do đó, đầu tiên hãy gọi ngay cho cấp cứu và nói qua tình trạng của bệnh nhân, để bác sĩ nắm được tình hình và có thể sơ cứu ngay khi có mặt, cũng như chuẩn bị thiết bị sơ cứu tại bệnh viện.

Nếu người bệnh vẫn còn ý thức, hoặc chỉ mới có một vài dấu hiệu ban đầu, hãy cho người bệnh nằm nghỉ ở vị trí an toàn, tránh va đập, và mặc quần áo thoáng mát, dễ thở.

Bước 2: Sơ cứu người đột quỵ trong quá trình chờ xe cấp cứu

Sau khi đã gọi cấp cứu, việc bạn cần làm tiếp theo chính là sơ cứu người đột quỵ bằng một vài bước đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả lớn trong việc điều trị cũng như hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Liên tục kiểm tra tình trạng của bệnh nhân, nếu bệnh nhân cảm thấy khó thở hoặc ngừng thở hãy lập tực hô hấp nhân tạo, cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát để đảm bảo có thể hít thở dễ dàng.

Nếu bệnh nhân cảm thấy đau thắt vùng ngực, bạn có thể thực hiện xoa bóp hồi phục tim

Nếu bệnh nhân nôn trớ hãy đẩy nhẹ người bệnh nằm nghiêng trái, để đờm rãi có thể chảy ra ngoài không rơi vào đường thở gây tắc thở. Bạn cũng có thể sử dụng khăn sạch để lau sạch miệng giúp đường thở được thông thoáng.

Đắp chăn để giữ ấm cho người bệnh, nói chuyện động viên để tránh trình trạng người bệnh rơi vào hôn mê sâu.

Theo dõi chính xác tình trạng bệnh của người bệnh bao gồm thời gian người bệnh xuất hiện các biểu hiện để nói lại với bác sĩ cấp cứu.

Bước 3: Cung cấp đầy đủ thông tin, bệnh lý, tiền sử… của bệnh nhân cho bác sĩ

Việc bạn cung cấp càng đầy đủ thông tin bác sĩ càng dễ dàng trong quá trình điều trị và rút ngắn được thời gian làm các xét nghiệm. Điều này đồng nghĩa với cơ hội sống sót của người bệnh cao hơn.

Những lưu ý khi xử lý người thân bị đột quỵ

Sơ cứu đột quỵ không phải điều quá khó khăn, nhưng trong lúc mất bình tĩnh chúng ta có thể không làm đúng theo những gì được học trước đó. Điều này vô hình chung có thể làm hại tới người bệnh, vì vậy bạn nên lưu ý một vài điều cơ bản sau đây:

  • Đảm bảo mình luôn bình tĩnh trong việc xử lý tình huống, nếu bạn không thể bình tĩnh hãy nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, thay vì cố gắng tự giải quyết một mình.
  • Đảm bảo rằng người thân của bạn luôn được nằm nghiêng thay vì nằm ngửa. Nếu người bệnh yếu không có sức để nằm nghiêng, bạn có thể để một chiếc gối hoặc chăn ở phía sau lưng để người bệnh có thể tựa vào.
  • Đảm bảo người bệnh luôn được thông thoáng đường thở, và không gặp khó khăn trong quá trình hít thở
  • Tuyệt đối không bắt người bệnh đột quỵ ăn, uống hay sử dụng bất cứ cái này, hãy đảm bảo người bệnh được nằm yên và chờ bác sĩ tới cấp cứu.

Trên đây là một vài hướng dẫn và lưu ý sơ cứu đột quỵ mà bạn nên tìm hiểu và nằm lòng để xử lý khi có người thân hoặc người xung quanh rơi vào trạng thái đột quỵ. Bên cạnh đó, hãy luôn tự kiểm tra đột quỵ tại nhà để được thăm khám và chữa trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn