Tăng xông máu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi bị tăng xông máu

Ngày đăng: 18/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Bệnh tăng xông luôn tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm cho sức khỏe với những biến chứng khôn lường. Chính vì vậy khi người bệnh có dấu hiệu tăng xông tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe của mình. 

Tăng xông là bệnh gì?

Ảnh: Tăng xông là bệnh gì?
Ảnh: Tăng xông là bệnh gì?

Tăng xông (tăng xông máu) là một cách gọi khác của bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) là một bệnh phổ biến nhất ở người trung và cao tuổi. Bệnh xuất phát từ áp lực máu đối với thành mạch vượt quá mức bình thường, dẫn đến những vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe. 

Tăng xông máu tiến triển lặng lẽ và gây ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận quan trọng trong cơ thể như não, tim, mắt và thận. Khi kéo dài, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng tăng huyết áp đột ngột gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Các nguyên nhân gây tăng xông

Nguyên nhân của căn bệnh tăng xông máu được phân loại thành 2 nhóm:

Tăng xông nguyên phát

Bệnh tăng xông tiến triển mà nguyên nhân không rõ ràng, được cho là do di truyền hoặc rối loạn chức năng của một số cơ quan, đặc biệt là sự suy giảm chức năng của thận. Căn bệnh này cũng có thể xuất phát từ môi trường không lành mạnh, chế độ ăn uống không khoa học, thừa cân, béo phì,…

Tăng xông thứ phát

Tăng xông thứ phát thường do suy thận, các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, tuyến thượng thận, dị tật tim, hoặc do tác dụng phụ của thuốc và các chất kích thích như ma túy, thuốc lá, bia rượu,…

béo phì nguyên nhân gây tăng xông
Béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị tăng xông

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tăng xông?

  • Tuổi, giới tính: Tăng xông phổ biến ở tuổi 65 trở lên, nam giới có nguy cơ cao hơn phụ nữ
  • Tiền sử gia đình
  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc lá, lạm dụng rượu
  • Nhiều muối, thiếu kali ăn
  • Căng thẳng, căng thẳng
  • Bệnh mãn tính
  • Mang thai (tăng xông trong thai kỳ)

Dấu hiệu tăng xông máu thường gặp

Tăng xông máu thường diễn biến âm thầm nên rất khó phát hiện bệnh. Thông thường người bệnh sẽ không gặp phải bất cứ triệu chứng nào cho đến khi bệnh tăng xông trở nên nghiêm trọng hơn. Một số dấu hiệu tăng xông máu thường gặp có thể kể đến như:

Đau đầu dữ dội

Khi áp lực máu tăng gia tăng sẽ gây đau đầu dữ dội. Đau đầu do tăng xông máu sẽ khác với những cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu khác trước đó. Đặc biệt cơn đau này không giảm khi dùng thuốc giảm đau.  

Đau ngực

Người mắc bệnh tăng xông có thể xuất hiện các cơn đau ngực. Lúc này, tim phải hoạt động nhiều hơn và nhanh hơn để đẩy máu vào mạch máu và đảm bảo sự cung cấp máu đủ cho toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đau ngực, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở và buồn nôn.

Tổn thương mắt

Tăng xông có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ trong các bộ phận khác nhau của mắt, gây tổn thương võng mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý võng mạc có thể rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng nặng nề đến mắt thậm chí mù lòa.

Chóng mặt

Chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng xông, đặc biệt khi nó xảy ra đột ngột. Khi bị chóng mặt đột ngột, cảm giác mất cân bằng hoặc khó di chuyển thì khả năng cao đó là một trong các dấu hiệu đột quỵ bạn nên để ý. Trong đó, tăng xông chính là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

Đỏ mặt

Đỏ mặt có thể là biểu hiện của tăng xông máu. Khi các mạch máu trên mặt giãn ra, hoặc một số tác nhân như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thời tiết lạnh, thức ăn cay, gió, đồ uống nóng,… có thể làm tăng áp lực máu tạm thời khiến huyết áp của bạn tăng cao và dẫn đến đỏ mặt. 

Khi bị tăng xông máu nên làm gì?

khi bị tăng xông nên làm gì
Xử lý tăng xông đúng cách phòng tránh nguy hiểm và hệ lụy khôn lường cho sức khỏe

Khi bị tăng xông máu điều đầu tiên là bạn cần tìm chỗ thoáng mát, yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh và tiếng ồn để ngồi hoặc nằm nghỉ. Có thể cởi bớt nón mũ, quần áo để cảm thấy thoải mái hơn và tiến hành đo lặp lại huyết áp.

Nếu huyết áp tâm thu vẫn cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg, bạn có thể tiếp tục tự theo dõi tại nhà, hạn chế đi lại và chủ yếu nghỉ ngơi. Người bệnh cần tiếp tục dùng thuốc huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần hạn chế ăn mặn, không hút thuốc lá, tránh lo âu… để duy trì huyết áp ổn định.  

Nếu huyết áp tâm thu cao hơn 160 mmHg, người bệnh cần sử dụng thuốc hạ áp đã được tư vấn bởi bác sĩ từ trước. Đây là loại thuốc khống chế huyết áp có tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và thường có dạng viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và đo lại huyết áp thường xuyên. Trong trường hợp huyết áp vẫn cao hoặc không có thuốc kiểm soát huyết áp ngay tức thì, người nhà nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm.

Trong bất kỳ tình huống nào, nếu bệnh nhân gặp tăng huyết áp đột ngột và xuất hiện các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mờ mắt, chảy máu, lú lẫn, mê man, thì cần đưa đến khoa cấp cứu của các bệnh viện gần nhất để được can thiệp kịp thời.

Đọc thêm: Nghi ngại 3 tác dụng phụ của thuốc huyết áp khiến nhiều người đắn đo khi sử dụng

Bị tăng xông nên ăn uống gì?

Dưới đây là 7 loại thực phẩm cần có trong chế độ ăn của người bị cao huyết áp

Rau lá màu xanh

tăng xông nên ăn nhiều rau củ
Người bị tăng xông cần phòng tránh bằng cách ăn các loại rau củ quả

Các loại rau lá màu xanh là thực phẩm giàu kali giúp cơ thể cân bằng kali và natri, hỗ trợ giảm natri trong cơ thể và hạ huyết áp. Một số loại rau tốt cho người bị tăng xông như: rau diếp, xà lách, cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là các loại rau giàu kali,…Nên chọn rau tươi xanh để tránh natri thêm trong loại rau quả đóng hộp. Cũng có thể sử dụng rau quả đông lạnh, bảo quản dễ dàng và giữ nguyên dinh dưỡng.

Quả mọng

Các quả mọng, đặc biệt việt quất, mâm xôi và dâu tây có chứa flavonoids giúp ngăn ngừa và hạ huyết áp. Do vậy bạn nên dùng làm món tráng miệng giàu dinh dưỡng cho gia đình vừa thơm ngon lại giúp phòng ngừa bệnh tăng xông hiệu quả.

Củ cải đường (củ dền)

Nước ép từ củ cải đường cải thiện sức khỏe người cao huyết áp. Nitrat trong nước ép giúp hạ huyết áp trong 24h. Bạn có thể dùng nước ép hoặc chế biến các món ăn từ củ cải đường để giúp điều hòa và ổn định huyết áp.

Sữa không đường

Sữa không đường cung cấp canxi và ít chất béo cần thiết, hỗ trợ hạ huyết áp. Người bị cao huyết áp nên dùng sữa chua ít chất béo thay vì sữa chua có hàm lượng chất béo cao.

Trên đây là những chia sẻ của AZtrinao.com về bệnh tăng xông. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn