Trầm cảm là một bệnh lý nghiêm trọng, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cách chữa trị hay tiên lượng của bệnh chưa bao giờ đơn giản. Đây là bệnh đến từ tâm, tâm khổ đau, chắp vá sẽ khiến người bệnh như chết dần chết mòn trong chính tâm của mình. Vì vậy, âm nhạc được xem như liệu pháp hoàn hảo giúp chữa lành những vết thương mà không loại thuốc nào có thể hàn gắn.
Âm nhạc trị liệu – phương pháp chữa lành tâm hồn
Ngay từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại, âm nhạc đã được công nhận là có khả năng chữa lành tổn thương về thể xác và tâm hồn. Âm nhạc không chỉ đơn thuần là những giai điệu cảm xúc chân thành, sâu lắng từ tận đáy lòng của người nghệ sĩ. Nhiều triết gia Hy Lạp cổ đại đã thấu hiểu điều này và sử dụng âm nhạc trong quá trình trị liệu.
Những người bị hưng cảm được yêu cầu lắng nghe tiếng sáo ngân nga, trầm bổng. Trong khi đó, các bệnh nhân trầm cảm được hướng dẫn lắng nghe một số khúc thánh ca. Ngôi đền chữa bệnh thời xưa đầy bác sĩ và nhạc sĩ. Nhiều người cho rằng, âm nhạc của Thales đã chữa lành cho những nạn nhân của trận dịch hạch ở Sparta (diễn ra vào khoảng năm 600 TCN).
Âm nhạc trị liệu có khả năng phục hồi chức năng cơ thể và cải thiện sức khỏe tinh thần. Với liệu pháp sáng tạo nghệ thuật đặc biệt này, nhà trị liệu sẽ tận dụng âm nhạc (cùng tất cả khía cạnh của nó về mặt cảm xúc, vật lí, xã hội, tinh thần, tâm hồn, thẩm mỹ) để hỗ trợ bệnh nhân nuôi dưỡng, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
Thông qua nhiều trải nghiệm âm nhạc tích cực mang tính lặp lại, ngẫu hứng và dễ dàng tiếp thu, người bệnh có thể phát triển khả năng cảm nhận, nhận thức, vận động, tri giác và giao tiếp xã hội. Bằng cách tiến hành dựa trên cơ sở khoa học định lượng và định tính sâu rộng, phương pháp trị liệu này được ứng dụng rộng rãi ở trường học, bệnh viện tâm thần, trung tâm ung thư, cơ sở cải huấn hoặc các chương trình cai nghiện ma túy, rượu bia.
Âm nhạc – liều thuốc cho tinh thần
Thông thường, nghe nhạc chỉ mang tính chất giải trí tuy nhiên trong thực tế chúng lại mang đến nhiều lợi ích vô cùng quý giá cho sức khỏe. Âm nhạc có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mỗi người. Do đó, ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Pháp đều đã ứng dụng liệu pháp âm nhạc trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh tại các viện dưỡng lão, bệnh viện, trung tâm chăm sóc trẻ em.
Khi áp dụng liệu pháp âm nhạc, các nhà trị liệu sẽ sử dụng âm nhạc nhằm giải quyết các nhu cầu về tình cảm, thể chất và xã hội của từng cá nhân. Việc lắng nghe và sáng tạo ra giai điệu, ngôn ngữ của âm nhạc trong lúc trị liệu cho phép bệnh nhân thể hiện bản thân một cách thoải mái theo những cách phi ngôn ngữ của mình.
AMTA đã liệt kê hàng tá nghiên cứu trên Music and Mental Health để nói về lợi ích của liệu pháp âm nhạc trong việc cải thiện chứng bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu. Một số kết quả được ghi nhận lại trong khi áp dụng liệu pháp âm nhạc như:
- Giúp giảm bớt lo lắng, bồn chồn
- Giảm tình trạng căng cơ
- Gia tăng lòng tự trọng
- Cải thiện và tăng cường các mối quan hệ giữa những cá nhân.
- Tăng cường động lực
- Cải thiện khả năng bộc lộ cảm xúc.
Rất nhiều các nghiên cứu khoa học được thực hiện trên quy mô lớn, các nhà khoa học đã khẳng định được vai trò của âm nhạc trong việc tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Tuy nhiên để quá trình trị liệu âm nhạc đạt được thành công, tại Mỹ các y bác sĩ bắt buộc phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Các nhà trị liệu này sẽ được Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc AMTA bảo trợ. Để được phép điều trị bằng phương pháp này, các nhà trị liệu phải có bằng cử nhân trong lĩnh vực này và chứng minh được rằng mình đã được đào tạo chuyên môn về âm nhạc, sư phạm, nghiên cứu xã hội, tâm lý học.
Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà các nhà trị liệu sẽ sử dụng loại nhạc phù hợp nhất. Trong đó sẽ có một số kiểu kết hợp, sáng tạo âm nhạc được sử dụng thường xuyên.
Ứng dụng âm nhạc trong chữa trị trầm cảm
Trong âm nhạc trị liệu, nhà trị liệu sẽ ứng dụng âm nhạc để giải quyết những nhu cầu về mặt tình cảm, thể chất và xã hội của bệnh nhân. Việc sáng tạo và lắng nghe tạo nên một bối cảnh trị liệu cho phép mọi cá nhân được thể hiện bản thân theo hình thức phi ngôn ngữ.Trong âm nhạc trị liệu, nhà trị liệu sẽ ứng dụng âm nhạc để giải quyết những nhu cầu về mặt tình cảm, thể chất và xã hội của bệnh nhân. Việc sáng tạo và lắng nghe tạo nên một bối cảnh trị liệu cho phép mọi cá nhân được thể hiện bản thân theo hình thức phi ngôn ngữ.
Sự tương tác hài hòa qua lại của nhịp điệu và giai điệu kích thích mọi giác quan của người bệnh, giúp họ cảm thấy thư thái, bĩnh tĩnh, đồng thời ổn định hơi thở, nhịp tim cùng các chức năng của cơ thể. Sự tham gia của loại âm nhạc phù hợp, nhất là khi kết hợp với liệu pháp trò chuyện, đã góp phần tăng cường nồng độ dopamine (loại hormon đóng vai trò quan trọng trong những dạng hành vi tưởng thưởng và động lực).
Hiện nay, có hai kiểu trị liệu âm nhạc chữa bệnh trầm cảm, bao gồm:
Liệu pháp chủ động: Nhà trị liệu và bệnh nhân cùng nhau soạn nhạc bằng giọng nói hoặc nhạc cụ. Người bệnh được khuyến khích chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ trong sáng tác của mình. Ở điều kiện lý tưởng, họ có thể phát triển góc nhìn khách quan, sâu sắc về các vấn đề của bản thân trong suốt quá trình điều trị.
Liệu pháp thụ động: Các bệnh nhân thiền định, vẽ tranh hoặc thực hiện một hoạt động phản chiếu nào đó trong khi đang nghe nhạc. Sau đó, nhà trị liệu và người bệnh sẽ trò chuyện với nhau về những kỷ niệm, ký ức hoặc cảm xúc được âm nhạc gợi lên.
Theo các nhà khoa học Anh Quốc, dưới đây là danh sách 10 ca khúc/bản nhạc có tác dụng thư giãn tinh thần và xoa dịu căng thẳng tốt nhất thế giới. Những tiết tấu, giai điệu tuyệt vời này giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp và hạn chế giải phóng hormone căng thẳng cortisol. Tuy nhiên, bạn tránh nghe nhạc khi đang lái xe bởi chúng có thể gây buồn ngủ.
Tóm lại, tuy không trực tiếp chữa khỏi bệnh trầm cảm nhưng liệu pháp âm nhạc có thể hỗ trợ điều trị một cách an toàn, hiệu quả và lâu dài. Để đảm bảo quá trình trị liệu diễn ra an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ chủ trị của mình.
Nguồn tham khảo: tapchitamlyhoc
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Trầm cảm":
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh