Có nên uống thuốc chống đột quỵ để phòng ngừa?

Ngày đăng: 24/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời và bệnh này cũng rất dễ tái phát. Do đó, cần có biện pháp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Khi tìm hiểu các biện pháp hạn chế nguy cơ đột quỵ thì một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn đó là ‘‘Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không?’’

Có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không?

Các bệnh nhân sau đột quỵ thường dùng một số loại thuốc như: thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu, thuốc hạ cholesterol,…để hạn chế tái phát. Ngoài ra, trên thị trường cũng giới thiệu nhiều loại thuốc chống đột quỵ của Hàn hay thuốc chống đột quỵ của Nhật

Nhìn chung, công dụng của các loại thuốc trên góp phần phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp,…từ đó hạn chế được nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên trên thực tế thì chưa có thuốc nào giúp chống đột quỵ não mà chỉ có thể phòng ngừa bệnh hoặc giúp phòng chống tái phát ở những người đã từng bị đột quỵ. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc chống đột quỵ khi đã có tiền sử mắc bệnh và được sự chỉ định của bác sĩ. 

Hiện tại chưa có thuốc chống đột quỵ mà chỉ có thuốc giúp phòng chống tái phát
Hiện tại chưa có thuốc chống đột quỵ mà chỉ có thuốc giúp phòng chống tái phát

Với những trường hợp chưa từng bị đột quỵ và muốn phòng tránh thì cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, béo phì, ít vận động, lạm dụng chất kích thích,…Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học và đi khám sức khoẻ thường xuyên chính là cách tốt nhất để phòng tránh đột quỵ thay vì phải phân vân xem có nên uống thuốc chống đột quỵ hay không.

Các loại thuốc chống tái phát đột quỵ được sử dụng phổ biến

  • Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu thường được dùng để điều trị các bệnh lý do đông máu hay thiếu máu cục bộ, giúp ngăn cản hình thành các cục máu đông, từ đó chống được đột quỵ. Thuốc thường được chỉ định với những người bệnh từng bị tai biến, rối loạn nhịp tim,…

  • Thuốc giảm cholesterol

Thuốc giảm cholesterol được chia làm 3 loại chính là: Fibrates, Resins và Statins – nhóm cho hiệu quả điều trị tối ưu nhất, giúp những người bệnh có nồng độ mỡ máu cao hạn chế nguy cơ tái phát đột quỵ

  • Thuốc kháng tiểu cầu

Giúp phân tách và ngăn không cho tiểu cầu dính với nhau, tạo thành huyết khối gây đột quỵ. Các thuốc kháng tiểu cầu được sử dụng phổ biến là receptor P2Y12 và Aspirin. 

Aspirin là thuốc kháng tiểu cầu được sử dụng phổ biến
Aspirin là thuốc kháng tiểu cầu được sử dụng phổ biến
  • Thuốc làm tan máu đông

Các loại thuốc làm tan cục máu đông phổ biến hiện nay là Alteplase, Streptokinase, Tenecteplase,…đều có chung cơ chế là hoạt hoá plasminogen thành plasmin, giúp làm tiêu fibrin, tiêu cục máu đông, từ đó hạn chế được nguy cơ đột quỵ. 

  • Thuốc hạ huyết áp 

Khi huyết áp tăng cao có nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ và tái đột quỵ. Do đó người bệnh huyết áo cao thường phải dự phòng thuốc hạ huyết áp, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều loại với nhau. Một số loại thuốc chống tăng huyết áp được sử dụng phổ biến bao gồm: Nhóm thuốc felodipine, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế trực tiếp thụ thể angiotensin,…

  • Thuốc dự phòng đột quỵ 

Thuốc dự phòng đột quỵ sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có người thân trong gia đình đã từng mắc phải bệnh lý mạch máu và có tiền sử bị thiếu máu não thoáng qua. Một số nhóm thuốc như Clopidogrel, Aggrenox, Dipyridamole,…được sử dụng để phòng tai biến

Nguyên tắc khi uống thuốc chống đột quỵ

Khi sử dụng thuốc chống đột quỵ thì cần lưu ý tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Uống thuốc đúng – đủ – đều, không tự ý thay đổi liều lượng, đổi thuốc hay ngừng sử dụng nếu chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ. 
  • Khi thấy có những biểu hiện bất thường sau khi sử dụng thuốc như: đau bụng, chóng mặt, nôn ra máu, phân đen,….thì nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.
  • Thuốc tan cục máu đông và thuốc chống đông máu có tác dụng phụ đó là tăng nguy cơ xuất huyết. Vì vậy, với những trường hợp có các vấn đề về răng miệng hoặc cơ thể có vết thương hở thì không nên sử dụng các loại thuốc này. 
  • Khi sử dụng thuốc chống đông máu thì nên hạn chế vận động mạnh hoặc tập các môn thể thao nhiều nguy cơ chấn thương, chảy máu. 
Cần hạn chế vận động mạnh sau khi sử dụng thuốc chống đông máu 
Cần hạn chế vận động mạnh sau khi sử dụng thuốc chống đông máu

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề ‘‘Có nên uống thuốc chống đột quỵ?’’. Như vậy, tuỳ thuộc vào tình trạng mỗi người mà sẽ có cách phòng chống đột quỵ phù hợp. Với những trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc thì cần tuân thủ đúng các nguyên tắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn