Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?

Ngày đăng: 26/07/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Trầm cảm đang trở thành một thuật ngữ quen thuộc với chúng ta, khi ngày càng nhiều người xung quanh ta đang vật lộn với cơn trầm cảm. Thậm chí, đôi khi chính ta cũng đang nằm trong mớ hỗn độn đó mà không ngờ. Trầm cảm là tâm bệnh nên cách chữa trị chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng. Nếu như các bệnh khác luôn khiến các bệnh nhân khao khát được sống, thì với bệnh nhân trầm cảm họ lại luôn tìm đến giải pháp tiêu cực nhất – tự sát – tại sao vậy?

Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, cứ 40 giây lại có một người chết vì tự tử trên thế giới. Năm 2011, WHO dự đoán đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên toàn cầu. Ước tính mỗi năm có gần 40.000 ca tự tử vì trầm cảm tại Việt Nam.

Trầm cảm là bệnh lý có diễn biến phức tạp. Ban đầu người bệnh có thể chỉ có cảm xúc buồn bã, mệt mỏi, mất hứng thú, cảm thấy tự ti… Nhưng sau một thời gian, người bệnh dần rơi vào trạng thái chán nản, tuyệt vọng, thấy bản thân kém cỏi, có lỗi với gia đình. Người bệnh sẽ cảm thấy cuộc đời mình không đáng sống và nghĩ đến cái chết, cho rằng chỉ có chết đi mới thoát khỏi những khổ đau ở hiện tại.

Cảm xúc hỗn loạn, suy nghĩ bế tắc khiến người trầm cảm luôn cảm thấy mệt mỏi
Cảm xúc hỗn loạn, suy nghĩ bế tắc khiến người trầm cảm luôn cảm thấy mệt mỏi

Đôi khi, nhiều người còn cảm nhận như có một sự vẫy gọi vô hình nào đó đang đốc thúc họ nhảy xuống từ tầng cao, hay làm tổn thương mình. Chỉ khi thực hiện những điều đó họ mới thực sự cảm thấy thoải mái và được sống thực. Nhưng thực chất đó chỉ là suy nghĩ lệch lạc của một tâm hồn bị tổn thương, một lý trí bị đánh bại mà thôi.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức – Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, trầm cảm là rối loạn khá nguy hiểm, tác động đến nhiều mặt như tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống. Tuy vậy, rất ít người có cái nhìn đúng về trầm cảm, thậm chí không coi trầm cảm là bệnh lý. Nhiều người trầm cảm không biết bản thân mắc bệnh, tự thu mình lại, suy nghĩ lệch lạc và cuối cùng là tìm đến cái chết.

Cái chết như cách giải quyết đơn giản, dễ dàng với người trầm cảm
Cái chết như cách giải quyết đơn giản, dễ dàng với người trầm cảm

Theo bác sĩ Minh Đức, rối loạn trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở nhóm người 18-45 tuổi hay những giai đoạn chuyển tiếp trong cuộc đời (mới lập gia đình, mới nghỉ hưu…) và phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm có thể là do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ (như noradrenaline, serotonin…), sang chấn tâm lý (như phá sản, mất người thân, hôn nhân đổ vỡ, thay đổi chỗ ở, thay đổi việc làm…), căng thẳng kéo dài (phụ nữ sau sinh, áp lực học tập, áp lực công việc…) làm sản sinh nhiều gốc tự do tấn công gây tổn thương tế bào thần kinh, suy giảm chức năng não bộ.

Bệnh tật cũng có thể dẫn đến trầm cảm. Nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet cho thấy, tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm tăng 27,6% trên thế giới vào năm 2020 do Covid-19.

Cách giải trừ “lời nguyền” trầm cảm

Theo bác sĩ Minh Đức, trầm cảm không phải là một nỗi buồn vu vơ mà là một bệnh lý. Bệnh nhân trầm cảm cần được quan tâm và điều trị như những bệnh lý khác. Để vượt qua trầm cảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm – thần kinh để được tư vấn và điều trị sớm.

Người bệnh cần tìm cách tự bước qua những nỗi lo sợ đang hiện hữu trong tâm trí, có lối sống tích cực như ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng mỗi ngày; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ngoài trời (chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) 30 phút đến một tiếng mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất và kích thích não thoát khỏi cảm xúc u buồn. Trò chuyện với bạn bè, người thân, đi du lịch hoặc tham gia các hoạt động xã hội giúp giảm bớt cảm xúc tiêu cực, nâng cao sức khỏe tinh thần. Người bệnh cũng nên tránh xa các bản nhạc buồn, các bộ phim tâm lý, tình cảm ủy mị…

Sự sẻ chia, quan tâm của người thân sẽ giúp người trầm cảm bớt cô đơn và suy nghĩ tích cực
Sự sẻ chia, quan tâm của người thân sẽ giúp người trầm cảm bớt cô đơn và suy nghĩ tích cực

Ăn uống đủ bữa, đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu omega-3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa cũng có ích cho người bị trầm cảm. Người bệnh có thể bổ sung thêm các hoạt chất thiên nhiên có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể như anthocyanin, pterostilbene trong quả blueberry hay các hoạt chất từ ginkgo biloba. Các dưỡng chất này hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, góp phần phục hồi chức năng thần kinh, giảm thiểu căng thẳng, lo âu.

Tác động từ gia đình và người thân có ý nghĩa quan trọng với bệnh nhân trầm cảm. Nếu phát hiện người nhà có các dấu hiệu như chỉ muốn ở một mình, vui buồn bất chợt, hay nói đến cái chết, từ chối điều trị, bỏ thuốc… thì cần đưa tới bệnh viện có chuyên khoa tâm thần kinh để điều trị tích cực sớm. Người thân nên thường xuyên trò chuyện, lắng nghe và động viên, tránh đề cập đến chuyện không vui, không để người bệnh nghĩ mình là gánh nặng của gia đình.

Với bệnh nhân trầm cảm, sự đồng hành đóng vai trò rất quan trọng, người thân hãy dành thời gian quan sát, chăm sóc và luôn ở bên cạnh sẻ chia sẽ giúp người trầm cảm được an ủi và tránh những hành động đáng tiếc. Hãy dành cho họ một không gian riêng tư khi cần thiết, nhưng đừng vì vậy mà rời mắt khỏi họ, một phút lơ là mất cảnh giác cũng có thể khiến bạn hối hận cả đời.

Nguồn tham khảo: vnexpress

2/5 - (1 lượt bầu chọn)

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Tin hot":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn