Đau đầu giật giật từng cơn 90% không thăm khám để vậy thật nguy hiểm

Ngày đăng: 19/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Trong số các dạng biểu hiện của triệu chứng đau đầu, đau đầu giật giật từng cơn có lẽ là kiểu gây khó chịu nhất. Không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, đau đầu giật từng cơn rất có thể còn là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh đang diễn ra trong cơ thể. Mời bạn đọc tham khảo các thông tin dưới đây để dự đoán tình trạng bệnh của mình cũng như giải pháp cải thiện.

Triệu chứng đau đầu giật từng cơn là như thế nào?

Qua kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa cũng như mô tả từ phía người bệnh, chứng đau đầu giật giật xảy ra theo một chu kỳ nhất định, thường nặng nhất vào lúc giữa đêm. Cơn đau có cường độ dữ dội ở một bên đầu, hoặc đau một bên mắt lan ra quanh mắt, có khi lan xuống cả cổ và sau gáy. Hiện tượng này thường đi kèm với một số triệu chứng khác như:

  • Đau nhức một nửa cơ thể
  • Bồn chồn, lo lắng, dễ nổi nóng
  • Mắt đỏ ở bên đau
  • Sưng quanh mắt ở bên bị đau
  • Sụp mí mắt ở bên bị đau
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi
  • Toát mồ hôi, da tái nhợt nhạt hoặc đỏ ửng lên
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.

Thường xuyên bị đau đầu giật giật là bệnh gì?

Nhức đầu giật giật có thể là triệu chứng của một số loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất, điển hình nhất của triệu chứng này chính là đau nửa đầu Migraine (hay đau đầu vận mạch). Căn bệnh này khá phổ biến với triệu chứng điển hình là đau giật giật một bên đầu một cách đột ngột, dữ dội, đi kèm cảm giác nôn hoặc buồn nôn, sợ ồn ào và ánh sáng mạnh. Cơn đau đầu giật giật do bệnh này thường kéo dài vài giờ – vài ngày tùy từng người bệnh.

Dau-dau-giat-giat-1.jpg
Đau đầu vận mạch là chứng bệnh phổ biến nhất với triệu chứng đau đầu giật từng cơn

Chứng đau đầu vận mạch có thể chia thành 2 dạng chính là: đau nửa đầu có tiền triệu và đau nửa đầu không có tiền triệu.

Đau nửa đầu có tiền triệu chứng (khoảng 10% các trường hợp)

Đặc điểm nhận biết phổ biến của nhóm đau đầu tiền triệu đó là trong vòng khoảng 30 phút trước khi cơn đau đầu ập đến, người bệnh thường xuất hiện một số “tín hiệu” báo trước như: chói sáng giống như nhìn thấy hào quang ngay trước mắt; góc nhìn bị xiên xẹo; tê một bên mặt hoặc một bên tay; mất khả năng nói trong thoáng chốc… khi cơn đau đầu xuất hiện thì các “tín hiệu” này sẽ biến mất.

Cơn đau nửa đầu tiền triệu thường chỉ bắt đầu ở một bên đầu, nhưng sau đó có thể lại lan sang bên còn lại, thậm chí toàn bộ đầu. Ban đầu thường là đau đầu giật giật từng cơn, sau đó cường độ đau tăng dần lên cho đến mức dữ dội, thường diễn ra trong khoảng từ 4 – 72 giờ đồng hồ. Một số triệu chứng sau đây thường xuất hiện kèm theo chứng đau đầu:

  • Nhạy cảm thị giác, thính giác, khứu giác (sợ sáng chói, sợ ồn ào, sợ mùi hương)
  • Chóng mặt, nôn ói hoặc buồn nôn

Đau nửa đầu không có tiền triệu chứng (khoảng 90% các trường hợp)

Nhóm đau đầu không tiền triệu chỉ khác nhóm tiền triệu ở chỗ, cơn đau có thể ập đến bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước. Biểu hiện của cơn đau nhóm này cũng gần giống với nhóm có tiền triệu chứng, tuy nhiên cường độ đau nhẹ nhàng hơn một chút. Bên cạnh hiện tượng đau đầu giật giật từng cơn, chứng đau nửa đầu không tiền triệu thường có thêm hiện tượng căng ở vùng da đầu. 

Cùng một người bệnh có thể bị cả 2 loại đau nửa đầu tiền triệu và đau nửa đầu không tiền triệu cùng một lúc. Một số yếu tố nguy cơ gây ra chứng bệnh đau nửa đầu vận mạch ở người trưởng thành đó là:

  • Yếu tố giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đau nửa đầu vận mạch cao hơn phụ nữ.
  • Yếu tố di truyền: Người có bố mẹ, anh chị em bị đau đầu vận mạch thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người có gia đình không mắc bệnh.
  • Yếu tố tuổi tác: Bệnh nhân bị đau nửa đầu vận mạch với triệu chứng đau đầu giật giật từng cơn chủ yếu thuộc độ tuổi 20 – 50.
  • Yếu tố sinh hoạt: Người có thói quen hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích thường xuyên thì có nguy cơ bị đau đầu vận mạch cao hơn những người có lối sống lành mạnh.
Dau-dau-giat-giat-2.jpg
Đau đầu giật từng cơn cũng có thể là dấu hiệu của u não và một vài bệnh lý nguy hiểm khác.

Bên cạnh bệnh đau đầu vận mạch, triệu chứng nhức đầu giật giật có thể xảy ra do một số bệnh lý nguy hiểm như u não, vỡ mạch máu não, viêm màng não, tai biến, tăng huyết áp, chấn thương sọ não… Đôi khi, một số tác động thông thường như: căng thẳng dài ngày, làm việc quá sức, mất nước… cũng gây ra hiện tượng đau đầu giật từng cơn. Tuy nhiên, như đã khẳng định ở trên, đau đầu vận mạch là bệnh lý phổ biến nhất gây ra hiện tượng này.

Đau đầu giật giật từng cơn khi nào cần nhập viện khám và điều trị?

Chứng đau vận mạch không gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nếu đây chỉ là bệnh đau nửa đầu lành tính thông thường. Tuy nhiên, không điều gì có thể đảm bảo rằng nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị nhức đầu giật giật không liên quan gì tới các bệnh lý nguy hiểm nếu không có sự kiểm tra của bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên nhập viện thăm khám ngay nếu có các biểu hiện dưới đây:

  • Hiện tượng đau đầu giật giật từng cơn tái đi tái lại hàng ngày, trong thời gian quá 2 tuần trở lên.
  • Cơn đau đầu tăng nặng dữ dội, đau đến mức bạn không thể làm gì được, chỉ có thể ngồi hoặc nằm một chỗ.
  • Đau đầu kèm theo các bất thường như nôn mửa, buồn nôn, sốt cao, co giật hoặc động kinh, tê liệt nửa mặt, khó nói chuyện… cần nhập viện ngay vì đây chính là dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não, u não, viêm màng não, viêm não.
  • Cơn đau đầu càng ngày càng tệ hơn dù bạn đã dùng thuốc giảm đau. Chu kỳ và tính chất của cơn đau bị thay đổi so với trước đây.
  • Nếu sau khi bị va đập, chấn thương vùng đầu mà bạn bị đau đầu giật giật từng  cơn thì cũng cần đi chụp chiếu kiểm tra (kể cả chỉ là ngã hay va đập nhẹ). Vì đây có thể là dấu hiệu chấn thương sọ não, hoặc đau đầu hậu chấn động não. Đặc biệt lưu ý nếu cơn đau ngày một dữ dội hơn theo mức độ tăng dần.
Dau-dau-giat-giat-3.jpg
Khi có các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám và làm các xét nghiệm hình ảnh lđể xác định chính xác nguyên nhân đau đầu

Nếu không thuộc trường hợp nào trong số các trường hợp trên, bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh đau đầu vận mạch với biểu hiện nhức đầu giật giật tại nhà. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị tại nhà chỉ dừng lại ở việc làm giảm triệu chứng mà thôi.

Cách chữa đau đầu giật giật từng cơn tại nhà

Bệnh đau nửa đầu vận mạch đến nay vẫn là một chứng bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Mục tiêu của các phương pháp điều trị tại nhà (và kể cả tại bệnh viện) cũng dừng lại ở chỗ làm giảm cường độ của cơn đau; rút ngắn thời gian kéo dài cơn đau và làm giãn cách khoảng thời gian lặp lại các cơn đau đầu tiếp theo. Nghĩa là cơn đau đầu có thể sẽ tái phát bất cứ lúc nào, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc bệnh nhân căng thẳng nhiều ngày.

Cách chữa đau đầu giật giật từng cơn tại nhà bằng thuốc giảm đau

Panadol, Eferalgan, Hapacol… thuộc nhóm thuốc trị đau đầu phổ biến dùng để giảm cơn nhanh, tạm thời khi cần thiết. Đây là các loại thuốc giảm đau chứa Paracetamol có thể dễ dàng mua tại hiệu thuốc mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. Paracetamol là hoạt chất giúp giảm khá hiệu quả các cơn đau mức độ từ nhẹ đến trung bình, được đánh giá là an toàn, ít tác dụng phụ nếu như bạn sử dụng đúng cách, tuân theo một số lưu ý dưới đây:

  • Liều dùng paracetamol cho phép ở một người trưởng thành là: 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên Panadol 500mg) cho một lần uống. Khoảng cách giữa 2 lần uống là trong vòng 4 – 6 giờ. 
  • Không được sử dụng quá 4mg (tức không quá 8 viên panadol 500mg) cho 1 người trưởng thành, trong một ngày.
  • Với trẻ em, liều dùng cần dựa theo độ tuổi và cân nặng phù hợp.

Chứng đau đầu giật giật có thể được chữa khỏi hoàn toàn (ít nhất là cho tới lần đau tiếp theo) nếu như dùng thuốc giảm đau chứa Paracetamol đúng cách, kết hợp với nghỉ ngơi thư giãn và bồi dưỡng đầy đủ.

Chữa nhức đầu bằng cách massage, bấm huyệt, xông hơi, chườm nóng.

Huyệt Ấn Đường, huyệt Thái Dương, huyệt Thiên Trụ, huyệt Kiên Tỉnh, huyệt Hợp Cốc, huyệt Nghinh Hương, huyệt Phong Trì… có rất nhiều huyệt đạo trên cơ thể có liên quan tới chứng đau nhức đầu. Y học cổ truyền đã để lại cho nhân loại một kỹ thuật y khoa vô cùng tuyệt vời đó là bấm huyệt chữa đau đầu. Các động tác massage bấm huyệt khi được thực hiện đúng cách, chọn đúng huyệt đạo đã được chứng minh là vô cùng hữu hiệu trong việc giảm các triệu chứng đau đầu, bao gồm cả đau đầu giật giật do vận mạch co thắt.

Bạn có thể đầu tư thời gian nghiên cứu, học tập và thực hành phương pháp này để chữa trị cho mình và người thân. Tuy nhiên, để nhanh chóng hơn, bạn cũng có thể chọn đến một số cơ sở y học cổ truyền chuyên massage bấm huyệt chính thống để được các thầy thuốc điều trị. Ngoài ra, châm cứu cũng là một phương cách chữa bệnh đau đầu rất hiệu quả, dành cho những người bị đau đầu mãn tính, bạn có thể tham khảo nếu như bản thân không sợ kim châm nhé.

Dau-dau-giat-giat-4.jpg
Massage bấm huyệt kết hợp xông hơi thư giãn giúp giảm đáng kể các triệu chứng đau đầu mức độ nhẹ đến vừa

Việc massage, bấm huyệt kết hợp thêm với một số phương pháp khác như xông hơi tinh dầu, ngâm chân với dược liệu… sẽ làm tăng thêm tính hiệu quả. Ngoài ra, đôi khi cơn đau ập đến bất ngờ và bạn không tiện để thực hiện các phương cách trên, bạn có thể áp dụng một cách chữa đau đầu giật giật đơn giản hơn đó là chườm vùng đau bằng một chiếc khăn ấm nóng. Cơn đau đầu vận mạch xảy ra là do các mạch máu bị co thắt. Việc chườm ấm giúp các mạch máu được giãn ra, giúp máu lưu thông tốt hơn, nhờ vậy mà cơn đau cũng thuyên giảm.

Điều chỉnh lối sống để ngăn ngừa cơn đau đầu tái phát

Bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện, thói quen sống… Bạn có thể ngăn ngừa chứng đau đầu tái phát. Hoặc chí ít, điều này giúp cho khoảng cách giữa 2 lần xuất hiện cơn đau được kéo dài ra, đồng thời mức độ đau cũng giảm xuống trong lần đau đầu tiếp theo:

  • Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tạo môi trường ngủ thoáng đãng và yên tĩnh, chăn chiếu sạch sẽ thoải mái để đảm bảo ngủ ngon. Chất lượng giấc ngủ là yếu tố rất quan trọng trong cách chữa đau đầu giật giật từng cơn do vận mạch co thắt.
  • Ăn uống đủ chất (đặt biệt các thực phẩm giàu magie, vitamin B12, sắt…). Tránh ăn các món ăn kém lành mạnh như đồ ăn nhiều muối, đồ nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào. Ăn thật nhiều rau xanh và trái cây.
  • Tăng cường sử dụng các thảo dược tự nhiên hữu ích trong việc chữa đau đầu như: Rau ngải cứu, rau cúc tần, đinh lăng, nghệ vàng… có thể chế biến thành món ăn, hoặc sắc thuốc theo các bài thuốc nam có trong sách và sử dụng.
  • Tập thể dục đều đặn và vừa sức, ít nhất 30 phút/ngày. Đặc biệt các bộ môn như Yoga Thiền, thể dục dưỡng sinh rất phù hợp với người bệnh đau đầu.
  • Luôn giành thời gian thư giãn, hạn chế việc sử dụng tivi, điện thoại, thiết bị điện tử trong nhiều giờ liên tục.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng cũng như cách chữa đau đầu giật giật tại nhà. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn trong việc trang bị thêm kiến thức về chứng nhức đầu giật giật nói chung và nhức đầu giật từng con do vận mạch co thắt nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bản thân, bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lý nguy hiểm và có hướng điều trị kịp thời.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn