Hội chứng đau nửa đầu Migraine: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Ngày đăng: 19/04/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Đau đầu Migraine xuất hiện khá phổ biến và gây ra những cơn đau nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Hội chứng đau nửa đầu migraine nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ và đau tim vô cùng nguy hiểm.

Bệnh đau nửa đầu migraine

Đau đầu migraine hay còn gọi là đau nửa đầu với những cơn đau dữ dội, nhói theo từng đợt, xuất hiện ở một bên đầu và đi kèm với cảm giác buồn nôn, rối loạn thị lực cũng như cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Cơn đau đầu migraine thường xuất hiện trong 2-3 giờ hoặc kéo dài đến 3-4 ngày.

dau-dau-migraine (1)
Đau đầu Migraine dễ gặp dễ tái phát và nguy hiểm nếu không được điều trị

Phân loại đau đầu migraine

Bệnh đau nửa đầu migraine có hai dạng chính migraine tiền triệu và migraine không tiền triệu.

  • Migraine tiền triệu: xuất hiện một vài triệu chứng báo trước như hoa mắt chóng mặt, mất ngôn ngữ, nói khó, tê buốt da đầu, tê bì một bên, hay hai bên tay. Khi những tiền triệu chứng này giảm dần, những cơn đau đầu một bên sẽ xuất hiện, rồi lan dần sang hai bên đầu kéo dài từ vài phút tới 30 phút. Cơn đau sẽ diễn biến từ nhẹ đến rất đau, khiến người bệnh không thể di chuyển hay làm gì được.
  • Migraine không có tiền triệu: đây là tình trạng cơn đau đến đột ngột không có triệu chứng báo trước. Cường độ đau và thời gian đau cũng nhẹ hơn so với dạng migraine tiền triệu.

Triệu chứng của đau nửa đầu migraine

Triệu chứng cơ bản của chứng đau nửa đầu này là những cơn đau đầu theo từng cơn, lan dần từ một bên đầu sang cả hai bên đầu, sau đó dịu cơn đau. Tuy nhiên, có thể chia triệu chứng của bệnh này thành 4 giai đoạn tiến triển bao gồm:

Giai đoạn tiền triệu (Prodrome)

Giai đoạn tiền triệu chứng là giai đoạn kéo dài nhất trong thời gian diễn biến của bệnh. Thông thường giai đoạn này kéo dài từ vài giờ đến vài ngày trước khi cơn đau đầu migraine thực sự xuất hiện. Theo như thống kê, có khoảng 77% người bệnh phải trải qua giai đoạn tiền triệu chứng này với một số dấu hiệu như sau:

  • Thèm ăn hoặc chán ăn một số món nhất định
  • Tâm trạng dễ nổi nóng, tức giận, khó chịu
  • Người mệt mỏi, hay ngáp vặt
  • Cảm thấy các cơ căng cứng, nhất là cơ cổ vai gáy
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, hay tiêu chảy
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và mùi vị

Giai đoạn Aura

Ở giai đoạn Aura, các triệu chứng thể hiện rất đặc trưng do ảnh hưởng tới thần kinh khu trú và thường kéo dài từ 5-60 phút, nhưng chỉ khoảng 10-20% bệnh nhân phải trải qua giai đoạn này.

dau-dau-migraine-2.jpg
Cơn đau đầu Migraine khiến bạn mệt mỏi, khó chịu

Triệu chứng trong giai đoạn này thường chia làm 3 loại như sau:

Triệu chứng Aura thị giác: đây là những triệu chứng gây rối loạn trong tầm nhìn và đây cũng là triệu chứng phổ biến của giai đoạn Aura này. Người bệnh sẽ gặp các tình trạng liên quan đến thị giác:

  • Xuất hiện điểm mù
  • Mất thị lực tạm thời một hoặc cả hai mắt
  • Hình ảnh bị méo mó, không rõ ràng
  • Xuất hiện những đốm sáng nhấp nháy

Triệu chứng Aura giác quan- vận động: một số ít bệnh nhân (30-36%)sẽ gặp tình trạng xáo trộn bất thường trong mọi nhận thức giác quan và khả năng vận động của bạn.

  • Ảo giác: Nghe, nhìn hoặc ngửi thấy những thứ không thực sự tồn tại
  • Dị cảm: tê bì tay chân, cảm giác như có kim châm vào tay chân
  • Rối loạn vận động: một phần cơ thể, tay hoặc chân cảm giác mất sức
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, nôn mửa

Triệu chứng Aura ngôn ngữ: bệnh nhân gặp các chứng rối loạn ngôn ngữ như nói lẩm bẩm, nói lắp, nói khó nghe.

Giai đoạn tấn công (Attack)

Đây là giai đoạn mà bất cứ ai bị đau nửa đầu migraine đều phải trải qua và thời gian kéo dài từ 4-72 giờ với các triệu chứng phổ biến như:

  • Đau nhói ở một nửa đầu và nặng hơn khi bạn di chuyển
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, chuyển động
  • Thị lực sa sút, xuất hiện ảo giác, hoa mắt, chóng mắt
  • Đau bụng, buồn nôn
  • Căng cứng cơ phần vai cổ gáy
  • Tâm lý thay đổi dễ nổi nóng, hay ngáp vặt

Giai đoạn sau cơn đau (postdrome)

Đây là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi đau đầu migraine mà hầu như bệnh nhân nào cũng phải trải qua. Triệu chứng trong giai đoạn này thường kéo dài từ 24-48 tiếng trước khi cơn đau đầu chấm dứt:

  • Cơ thể đau nhức, cảm thấy kiệt sức
  • Khó tập trung
  • Chóng mặt, tinh thần suy sụp

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu migraine

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đau nửa đầu migraine. Trong đó, có một số yếu tố được xem là tác nhân chính gây ra tình trạng này:

dau-dau-migraine-3.jpg
Phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu hơn người bình thường
  • Giới tính: 75% bệnh nhân mắc chứng đau đầu migraine là nữ giới. Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hormone estrogen suy giảm ảnh hướng tới sức khỏe toàn diện và là nguyên nhân chính gây lên tình trạng đau đầu ở nữ giới.
  • Độ tuổi: bất cứ người trưởng thành nào cũng có thể gặp tình trạng đau nửa đầu này, nhưng bệnh sẽ nặng và diễn ra thường xuyên hơn ở độ tuổi 40 và giảm dần khi người bệnh bước vào tuổi 50.
  • Di truyền: theo như trang thông tin Sức Khỏe Y Tế của trường Y Học Harvard, 70% người bệnh đều có họ hàng cận huyết mắc các chứng đau đầu hành hạ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: việc sử dụng quá nhiều loại thuốc điều trị trong thời gian dài, cũng khiến các cơ quan bài tiết và chuyển hóa trong cơ thể suy kiệt góp phần gây ra triệu chứng đau đầu migraine.

Bên cạnh những nguyên nhân chính và phổ biến, thì những yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu migraine:

  • Sử dụng rượu bia và các chất kích thích: theo khuyến cáo của tổ chức FDA và WHO, một người trưởng thành, khỏe mạnh không được dung nạp quá 400mg caffeine và 10 gram alcohol mỗi ngày. Nếu uống quá liều trên sẽ gây tác dụng phụ và có thể dẫn tới chứng đau nửa đầu.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên thức đêm, ăn uống không đủ chất hay ăn quá nhiều loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản… sẽ làm tăng nguy cơ đau đầu.
  • Môi trường xung quanh: tiếp xúc liên tục trong môi trường nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh, nhấp nháy cũng khiến thần kinh căng thẳng và sinh ra tình trạng đau nửa đầu.
  • Thời tiết thay đổi: thời tiết thay đột đột ngột cũng ảnh hưởng đến áp suất và lưu lượng máu lên não từ đó gây ra hội chứng migraine.
  • Thay đổi nội tiết tố: nồng độ estrogen thay đổi bất thường trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, dậy thì ở nữ giới cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu.

Biến chứng nguy hiểm của đau đầu migraine

Bệnh đau nửa đầu migraine không những ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nếu như bạn không có hướng điều trị sớm và đúng cách

  • Động kinh: đây là biến chứng cực kỳ hiếm gặp ở những người bị bệnh đau nửa đầu. Người bệnh sẽ lên cơn co giật không kiểm soát và thường đến này trong hay sau một cơn đau đầu tiền triệu chứng.
  • Đột quỵ (do nhồi máu tĩnh mạch): Tương tự như động kinh, đột quỵ là biến chứng nguy hiểm hiếm gặp của căn bệnh này. Thường xảy ra ở phụ nữ trẻ khi các mạch máu não bị thu hẹp khiến não bộ bị thiếu oxy. Trước khi cơn đột quỵ đến, bạn có thể thấy những điểm chợp sáng, điểm mù và ngứa ran ở tay hoặc mặt.
dau-dau-migraine-4.jpg
Nhồi máu cơ tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đau đầu Migraine
  • Đau đầu migraine trạng thái: bất cứ cơn đau đầu migraine kéo dài hơn 72 giờ đều được gọi là chứng đau nửa đầu trạng thái. Cơn nôn và đau của bệnh này có thể dữ dội đến mức bạn phải cần sự can thiệp của bác sĩ.
  • Hội chứng Serotonin: thuốc giảm đau Triptan thường được dùng để dịu cơn đau đầu migraine nhưng nó có thể tương tác với thuốc chống trầm cảm làm tăng mức serotonin. Từ đó, gây ra các biến chứng như kích động, lú lẫn, tiêu chảy, cơ co giật và tim đập mạnh.
  • Đau dạ dày: việc sử dụng các loại thuốc giảm đau quá nhiều như aspirin, ibuprofen và các loại thuốc chống viêm khác có thể gây loét, xuất huyết và đau dạ dày.

Cách điều trị đau đầu Migraine

Với những cơn đau đầu migraine ở mức độ vừa phải, bạn có thể tự điều trị ở nhà làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của chúng:

  • Nghỉ ngơi trong căn phòng tối và yên tĩnh
  • Sử dụng khăn lạnh chườm lên vùng đầu bị đau
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Một số loại giảm đau không cần kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen sẽ hữu ích cho bạn, nhưng đó chỉ là tính tạm thời không thể thay thế thuốc điều trị đau nửa đầu migraine.

Trong trường hợp áp dụng các phương trên tại nhà mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm hoặc cơn đau dữ dội hơn kèm theo các triệu chứng ho, sốt, khó thở, buồn nôn hoặc nôn.. thì bạn nên gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị đau đầu Migraine tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa bệnh đau nửa đầu migraine

Đừng để cơ thể bạn phải vật lộn với những cơn đau mới đi tìm phương pháp chữa trị. Phòng ngừa bệnh đau nửa đầu migraine sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ bệnh tái phát:

  • Tránh xa các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài: tránh tiếp xúc trực tiếp với những điều có thể kích hoạt cơn đau đầu của bạn như ánh sáng nhấp nháy, tiếng ồn lớn, hay những mùi hương khó chịu.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Trong một số trường hợp, nếu bạn không thể việc ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, đồ ăn nhanh… thì chúng ta nên hạn chế dung nạp chúng.
  • Học cách thư giãn: thư giãn cơ thể và tâm trí sau những giờ làm việc căng thẳng như tập thiền, yoga hay những bài thở nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể được thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh: ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, và hạn chế ngủ muộn sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi hạn chế những cơn đau đầu.
  • Tập luyện thể dục thể thao: tùy thuộc vào lứa tuổi, việc tập luyện thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng sẽ làm tăng lượng oxy lên não bộ, từ đó não được nuôi dưỡng đầy đủ, khỏe mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc gây đau đầu: các loại thuốc trầm cảm, tránh thai là những loại thuốc bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, vì chúng thường có tác dụng phụ gây đau đầu.

Trong bài viết là những thông tin cơ bản quan trọng của bệnh đau nửa đầu migraine. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau nửa đầu":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn