Các loại thuốc trị đau đầu: Nên uống thuốc nào và uống như nào?

Ngày đăng: 15/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Đối phó với những cơn đau đầu khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sống, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc đau đầu khác nhau. Vậy đau đầu uống thuốc gì để cải thiện? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại thuốc đau đầu, giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc này. 

Đau đầu là triệu chứng phổ biến mà hầu hết mọi người đều đã từng trải qua. Cơn đau đầu có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, và có thể chỉ đau ở một bên đầu (Đau nửa đầu) hoặc lan rộng khắp cả đầu. Khi gặp phải cơn đau đầu, nhiều người bệnh thắc mắc “đau đầu uống thuốc gì để cải thiện?” và tìm kiếm thuốc điều trị tại nhà. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và sử dụng đúng các các loại thuốc này! 

Thuốc đau đầu là gì?

Thuốc đau đầu là thuốc giảm đau được sử dụng để giảm hoặc ngăn chặn cơn đau đầu. Loại thuốc này thường được sử dụng cho những người bị đau đầu ở các mức độ khác nhau.

đau đầu nên uống thuốc gì .jpg

Các loại thuốc đau đầu này được chia thành hai nhóm: thuốc đau đầu có kê đơn và thuốc đau đầu không cần kê đơn. Thông thường, người bệnh có thể mua các loại thuốc giảm đau đầu không kê đơn tại các nhà thuốc trên thị trường. Tuy nhiên, với một số loại thuốc đau đầu có kê đơn, cần có chỉ định từ bác sĩ khi mua và sử dụng thuốc.

4 nhóm thuốc giảm đau đầu không kê đơn phổ biến

Uống thuốc gì để giảm đau đầu? Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu không kê đơn. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho những cơn đau đầu ở mức độ nhẹ đến vừa. Thuốc giảm đau đầu không kê đơn ít gây tác dụng phụ và có thể mua tại các hiệu thuốc mà không cần chỉ định từ bác sĩ.

Nhóm 1: Acetaminophen (Paracetamol, Panadol)

Acetaminophen là một hoạt chất thường được sử dụng trong các loại thuốc giảm đau đầu để làm giảm cơn đau đầu từ nhẹ đến trung bình. 

đau đầu có nên uống thuốc paracetamol

  • Acetaminophen có trong các thuốc giảm đau phổ biến như: Paracetamol, Panadol… 
  • Sử dụng liều lượng 1.000mg có thể giúp giảm cơn đau đầu nặng trong vòng 2 giờ.
  • Liều khuyến cáo cho người lớn là từ một đến hai viên Acetaminophen 500 mg mỗi lần và không uống quá bốn lần trong 24 giờ. Cách nhau ít nhất 4 tiếng giữa mỗi lần uống.

Các loại thuốc Acetaminophen ít gây tác dụng phụ, được xem là loại giảm đau an toàn và nên là lựa chọn ưu tiên khi điều trị giảm đau nói chung, theo Tổ chức Y tế Thế giới.  Acetaminophen có thể được bào chế dạng viên con nhộng, viên nén hoặc viên sủi. 

Nhóm 2: Aspirin

Aspirin có thể giúp giảm đau, giảm viêm và hạ sốt. Aspirin thường được bào chế ở dạng viên nén và gói bột hòa tan uống.

Liều dùng Aspirin để trị đau đầu: 

  • Dành cho người trưởng thành là một hoặc hai viên 300 mg mỗi 4-6 giờ. 
  • Trẻ em dưới 16 tuổi nên dùng Aspirin kèm chỉ định của bác sĩ, để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng Aspirin để giảm đau đầu bao gồm Hội chứng Reye (ở trẻ em) là một biểu hiện nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời, chảy máu đường tiêu hóa (tiêu phân màu đen như hắc ín, ói máu hoặc chất nôn giống bã cà phê), buồn nôn, đau dạ dày từ nhẹ đến nặng, ù tai, giảm thính lực là những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Aspirin.

Nhóm 3: Ibuprofen (nhóm NSAID)

Ibuprofen thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và có dạng viên nén, viên con nhộng, viên sủi và cả dạng gel bôi ngoài da. 

Ibuprofen có thể giảm cơn đau đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu thường xuyên do căng thẳng. Ngoài ra, Ibuprofen còn giúp giảm các triệu chứng viêm, chẳng hạn như viêm khớp. 

  • Hiệu quả của thuốc Ibuprofen: giúp cải thiện cơn đau ở mức độ trung bình và nặng trong vòng 2 giờ hoặc hơn.
  • Liều khuyến cáo của Ibuprofen cho người lớn là một hoặc hai viên 200 mg mỗi lần uống và uống cách nhau 6 giờ.
  • Đối với các trường hợp đau đầu dữ dội, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Ibuprofen 800 mg. Chỉ nên sử dụng liều lượng này khi có chỉ định từ bác sĩ. 
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tháng tuổi không nên sử dụng Ibuprofen để giảm đau đầu. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng thuốc chữa đau đầu Ibuprofen để giảm cơn đau vùng đầu gây khó chịu.

Nhóm 4: Naproxen (nhóm NSAID)

Loại thuốc này được biết đến với công dụng giúp giảm nhanh các cơn đau đầu và điều trị tình trạng đau đầu kéo dài. Naproxen thường có dạng gel, viên con nhộng, viên cứng hoặc viên sủi.

thuốc chữa đau đầu naprroxen

Thông thường, khi sử dụng thuốc giảm đau đầu không kê đơn Naproxen, nên uống khi cơn đau xuất hiện và uống cách nhau 8-12 giờ. Nếu dùng thuốc để điều trị đau đầu lâu dài, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp theo đơn thuốc tùy vào từng người bệnh.

Đặc biệt, ngoài những tác dụng phụ chung của nhóm thuốc NSAID, cần lưu ý không sử dụng Naproxen cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang cố gắng thụ tinh.

Nhìn chung, các nhóm thuốc đau đầu không kê đơn như Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen và Naproxen có thể là lựa chọn để giảm cơn đau đầu tại nhà. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ liều lượng khuyến cáo. Nếu triệu chứng không giảm hoặc tái phát, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Ngoài việc sử dụng thuốc, còn có một số biện pháp tự nhiên có thể giúp giảm cơn đau đầu như nghỉ ngơi, tạo môi trường yên tĩnh và thoáng mát, massage nhẹ vùng đầu, thực hiện các bài tập thư giãn và hạn chế tiếng ồn và ánh sáng chói. Nếu triệu chứng đau đầu kéo dài, nặng hoặc xuất hiện thường xuyên, nên tham khảo bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.

Thuốc đau đầu kê đơn theo chỉ định của bác sĩ 

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau đầu cần điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ,  các thuốc trị đau đầu kê đơn thường được sử dụng bao gồm:

  • Triptans (sumatriptan)
  • Etodolac (Lodine)
  • Oxaprozin (Daypro)
  • Indomethacin (Indocin)
  • Nabumetone (Relafen)
  • Diclofenac (Cataflam)
  • Nhóm thuốc giảm đau chứa Opioids: oxycodone, codeine, tramadol,… được sử dụng khi các loại thuốc trị đau đầu khác không hiệu quả, như bệnh đau nửa đầu Migraine. 

Phòng ngừa và giảm đau đầu từ TPCN, TPBVSK 

Ngoài các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm trị đau đầu kể trên thì người dùng có thể cải thiện chứng đau đầu với các sản phẩm Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

Những sản phẩm này thường gọi là sản phẩm bổ huyết, hoạt huyết, được bào chế từ các bài thuốc Đông Y cổ truyền, với các thành phần từ dược liệu tự nhiên nên khá an toàn và lành tính, có thể thể sử dụng lâu dài, hầu như không gây tác dụng phụ. 

Trên thị trường hiện có AZbrain là một trong những viên uống bổ huyết hoạt huyết cải thiện chứng đau đầu hiệu quả, được người dùng ưa chuộng và phản hồi tốt

hoạt huyết đau đầu azbrain

Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như bưởi bung, đinh lăng chuẩn hóa, đương quy, kê huyết đằng, nghệ vàng,… có tác dụng tái tạo và sản sinh máu huyết, làm sạch máu đông và giảm huyết khối, thông mạch và dưỡng não.  

Viên uống AZBrain phù hợp cho người hay thường xuyên bị đau đầu do thiếu máu não, lao động trí óc căng thẳng, huyết áp thấp hay cao cần ổn định. Cách sử dụng viên uống AZBrain hiệu quả là bạn nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng, người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4 viên; trẻ em trên 12 tuổi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1-2 viên. 

Để biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc cách mua hàng, bạn có thể truy cập website https://aztrinao.com/ hoặc gọi số điện thoại 096.116.9583 để được tư vấn.

Đau đầu có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, hi vọng với bài viết đau đầu nên uống thuốc gì trên đây có thể giúp bạn hiểu và sử dụng đúng cách các loại thuốc đau đầu để cải thiện hiệu quả, đảm bảo sức khỏe, tránh tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn