Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)

Ngày đăng: 26/07/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, sôi động thì trong nội tại cuộc sống lại có vô vàn những vấn đề xảy ra. Khi sống trong một cuộc sống, mọi thứ đều thay đổi theo từng ngày từng giờ, không chờ đợi bất cứ ai thì có những người vẫn đang cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính những điều thân quen và bình dị nhất.

Sát thủ đồng hành – âm thầm lặng lẽ cướp đi màu hồng của cuộc sống

Có bao giờ trong cuộc sống nhộn nhịp hằng ngày, bạn cảm thấy mình như tách biệt khỏi xã hội. Không còn muốn hay có khả năng giao tiếp với bất cứ ai, mọi hành động như bị người khác soi mói chú ý. Đôi khi bạn mệt mỏi với những ánh mắt của người xung quanh, bạn chỉ muốn nằm trong không gian mà mình tự cho là an toàn. Những nỗi sợ hãi hay cảm giác cô đơn đó chính là những sát thủ âm thầm đang cướp đi sự tươi sáng của cuộc đời bạn.

Cách sát thủ tiếp cận nạn nhân thường đáng sợ hơn khi hắn hiện ra. Những sát thủ tinh thần đến với ta âm thầm, không có dấu hiệu rõ rệt. Ban đầu có thể là các thay đổi trong biểu hiện giao tiếp như khó chịu, cáu gắt, cô lập bản thân. Rồi tình trạng mệt mỏi thể chất, các triệu chứng chán ăn, mất ngủ. Và cuối cùng, ta bỗng thấy mình rơi vào địa ngục cảm xúc không lối thoát.

Thế giới chỉ còn hai màu trắng đen, cô lập bản thân mình trong bóng tối
Thế giới chỉ còn hai màu trắng đen, cô lập bản thân mình trong bóng tối

Nguy hiểm hơn, mọi thứ đều là các thay đổi bên trong tâm trí. Người ngoài rất khó nhận ra. Bản thân chúng ta, khi gặp bất ổn cũng giấu kín, tự tìm cách xoay xở. Cấp độ dần tăng. Từ tâm lý, nỗi đau chuyển dần sang thể xác, chúng ta rời bỏ công việc, tự nhốt mình, đối xử tệ với bản thân. Rất nhiều trường hợp, khi chuyện đã đi đến chỗ bi thảm, xung quanh mới ngỡ ngàng biết được tình trạng thật sự của người ở ngay sát cạnh bên, qua thư từ hay nhật ký để lại.

Biến mình thành Zombie của thời hiện đại – một cuộc sống vô hồn

Khát khao kiến tạo và hoạt động trong một xã hội phát triển, nhưng chúng ta quên rằng, càng phát triển, áp lực từ xã hội ấy đặt lên từng cá nhân càng tăng. Ngày nay, áp lực là thứ mặc nhiên chúng ta phải chung sống, ở mọi lĩnh vực, với đủ cấp độ. Khi còn đi học, ta luôn phải đối diện với ép bài vở, điểm số, thi cử để vào đại học, cạnh tranh giành suất học bổng nhiều kẻ khát khao. Tốt nghiệp, ta mong có công việc tốt, khẳng định vị trí xã hội. Đến công sở, ta lao vào các cuộc đua mang tên deadline, địa vị, lương bổng.

Trong gia đình, nơi lẽ ra bình yên hơn cả, ta cũng chịu tác động bởi các kỳ vọng của người thân. Cả khi không có ai, ta vẫn phải đối diện các hối thúc làm sao đẹp hơn, giỏi hơn, kiếm tiền nhiều hơn… Áp lực không chỉ tạo ra bởi xã hội, chúng nằm ngay trong nội tại chúng ta.Ở mặt tích cực, áp lực khiến cá nhân ta sống có mục đích, nỗ lực không ngừng. Tuy nhiên, cái bẫy của việc đặt ra mục đích sống, đôi khi, chính là mọi thứ còn lại đều như mất sạch sự sống.

Những áp lực cuộc sống khiến bạn không thể nào thoát ra
Những áp lực cuộc sống khiến bạn không thể nào thoát ra

Dù trong thời đại nào đi nữa, áp lực sống luôn tồn tại. Sinh ra trong kỷ nguyên phát triển của toàn cầu, những áp lực này vô hình chung đang tăng dần lên và mạnh mẽ hơn và dễ khiến người ta cảm thấy mất khả năng chịu đựng. Có một sự thật kỳ lạ mà chúng ta phải công nhận rằng, Facebook, Twitter, Instagram không những không khiến con người hạnh phúc hơn, mà có xu hướng khiến họ u buồn, cô độc và lạc lõng hơn.

Nghiên cứu của Đại học Michigan năm 2015 cho kết quả: Sự buồn chán, thất vọng ở người trẻ tỉ lệ thuận với thời gian họ dành lang thang trên các mạng xã hội. Một nghiên cứu khác ở Hàn Quốc, nơi được mệnh danh “thiên đường Internet”, cho thấy hầu hết người nghiện game online tại đây đều chịu tổn thương bởi nhiều loại áp lực, và game như một cách trốn thoát thực tại.

Hàng triệu năm theo dòng lịch sử, giao tiếp con người chủ yếu dựa trên tiếp xúc trực tiếp. Gặp gỡ ai, ta nhìn vào mắt họ, nghe giọng nói họ, chạm vào họ, cảm nhận sự hiện diện của họ… Thế nhưng, Internet đang thay thế sự hiện diện này, nhanh đến mức não bộ con người chưa kịp thích ứng. Chúng ta đều biết, cảm xúc phát xuất từ não, không phải trái tim. Não bộ là nơi sản sinh các hormon quyết định cảm xúc chủ đạo trong ta như yêu thương, vui sống, hay nóng giận, bi quan… Mất kiểm soát trong việc điều tiết lượng hormone dẫn đến các rối loạn tâm thần. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, số lượng bệnh nhân trầm cảm tăng lên thời hiện đại là một hệ quả, cho thấy bộ não đang chống lại thay đổi đột ngột do hình thức giao tiếp mới mang đến.

Mạng xã hội, internet đang vô tình khiến bạn trở nên xa cách với cuộc sống hiện tại
Mạng xã hội, internet đang vô tình khiến bạn trở nên xa cách với cuộc sống hiện tại

Bên cạnh tác động tích cực, mạng xã hội không phải không khuyến khích các cảm giác tiêu cực: Lòng đố kỵ, thói phê phán, các cơn cuồng nộ hay cảm giác tự ti. Chúng ta có xu hướng đăng tải hình ảnh xinh tươi, hoàn hảo lên mạng, và mong chờ điều tương tự từ các thành viên trong mạng lưới. Hạnh phúc, vẻ đẹp, lời ngợi khen, sự tôn vinh được lượng hóa bằng số like và lượt share, dần dần trở thành nỗi ám ảnh. Khi khoảng cách giữa thực tại và thế giới ảo tăng lên, ta có xu hướng vứt bỏ cuộc sống thật để chạy theo ảo giác. Trong mạng lưới của những liên hệ yếu, ta bào mỏng mình, cho đến khi cái “tôi” cá nhân biến dạng. Ta trở thành một zombie của thời đại công nghệ. Từ tình trạng này đến chứng trầm cảm, khoảng cách chưa đầy một bước chân.

Những con số vô tình – cảnh tỉnh thực tại báo động

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số người đã và đang hằng ngày hằng giờ phải chống chọi với các bệnh rối loạn tâm thần hiện vượt quá 300 triệu, khoảng 4,4% dân số thế giới. Trầm cảm là căn bệnh dẫn đầu, nguyên nhân của hơn 800 ngàn vụ tự sát mỗi năm. Năm 2020, đây sẽ là nhóm bệnh nguy hiểm thứ hai, chỉ sau các bệnh tim mạch, ở mức độ ảnh hưởng cuộc sống con người. Việt Nam không ngoại lệ. Cũng theo WHO, hơn 3,5 triệu người Việt phải chống chọi các chứng rối loạn tâm thần. 40 ngàn trong số đó chọn cách chấm dứt cuộc sống mỗi năm.

Những con số ít hay nhiều? Tất cả đều xuất phát từ vấn đề tâm lý, nhưng chẳng có một ai nhận thức đúng về sự hiện diện này!

Hãy nhìn ra xung quanh. Cứ 100 người, sẽ có khoảng 4 người đang mắc các chứng rối loạn tâm thần và trầm cảm. Trong số 100 người không may ấy, 1 người tìm đến đến cái chết để chấm dứt nỗi khổ đau. Con số này cao hơn tỉ lệ người chết vì thuốc lá. Hằng ngày, ta vẫn đọc tin tức các vụ tự tử do áp lực công việc, thất tình, chán nản với cuộc sống… Tất cả đều xuất phát từ các vấn đề tâm lý, nhưng rất ít người nhận thức đúng về nó.

Số lượng người trẻ mắc các vấn đề tâm lý đang tăng theo cấp số nhân
Số lượng người trẻ mắc các vấn đề tâm lý đang tăng theo cấp số nhân

Thực tế, chúng ta đều là nạn nhân tiềm năng của sát nhân giấu mặt. Thống kê cho thấy, cứ 3 người lại có 1 người từng trải qua các bất ổn về tâm thần, tập trung nhiều nhất ở tuổi thiếu niên và tiền trưởng thành. Các nguyên nhân “truyền thống” là mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc, bị ngược đãi, sang chấn sau tai nạn… Tuy nhiên, ở thế kỷ 21, các bác sĩ và nhà tâm lí phải đối mặt với những nguyên nhân mới, phức tạp hơn. Sau cuộc cách mạng công nghệ, số lượng các loại rối loạn tâm thần đã tăng lên đáng kể

Bên dưới bề mặt năng động, người trẻ chịu sự thúc bách và dồn ép khắc nghiệt từ môi trường sống hiện đại. Thế giới “phẳng” khiến chúng ta hoài nghi mọi thứ, từ truyền thông, chính trị cho đến tôn giáo… Lo âu, ngờ vực, không tìm được ý nghĩa cuộc đời, thiếu các thanh vịn dẫn lối, khi gặp vấn đề, chúng ta suy sụp, gãy đổ tâm lý, rơi vào trầm cảm dễ dàng hơn thế hệ trước.

Nguồn tham khảo: Wellcare.vn

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Trầm cảm":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn