Đau đầu chóng mặt là triệu chứng của rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Dù xuất phát từ nguyên nhân gì thì 4 cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà dưới đây vẫn rất hữu ích trong việc giúp bạn giảm tức thì triệu chứng khó chịu này.
Cơn đau đầu và chóng mặt lành tính là bộ đôi triệu chứng thường đi cùng nhau, xuất phát từ nhiều bệnh khác nhau, có thể phân nhóm như sau:
- Đau đầu chóng mặt do chứng đau nửa đầu Migraine;
- Đau đầu chóng mặt do stress (đau đầu type căng thẳng);
- Đau đầu chóng mặt do cơn đau đầu chuỗi và các cơn đau đầu mãn tính;
- Đau đầu do nhiễm khuẩn;
- Đau đầu chóng mặt do hóa chất;
- Đau đầu chóng mặt do các bệnh lý về răng, miệng, tai, mũi, họng, cổ, gáy, xoang;
- Đau đầu chóng mặt do các bệnh về tâm thần
- Đau đầu chóng mặt do các vấn đề tại dây thần kinh sọ não…
Để chấm dứt hoàn toàn cơn đau đầu kèm chóng mặt, bạn cần điều trị từ tận gốc từ nguyên nhân bệnh lý. Các cách điều trị tại nhà dưới đây chỉ có tác dụng giúp làm thuyên giảm cơn đau đầu chóng mặt để bạn bớt khổ sở và khó chịu, chứ không điều trị tận gốc vấn đề.
Cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà thông qua bấm huyệt
Bấm huyệt chính là cái tên đứng top đầu trong danh sách các phương pháp chữa chứng đau đầu chóng mặt hiệu quả mà bạn có thể thử ngay tại nhà. Dưới đây là danh sách các huyệt đạo có liên quan nhiều tới thần kinh và não bộ, khi day bấm có thể giúp giảm cơn đau đầu và chóng mặt:
- Huyệt hợp cốc (hay còn gọi là huyệt L 14)
- Huyệt ấn đường (hay còn gọi là huyệt GV 24.5)
- Huyệt tán trúc (hay còn gọi là huyệt B 2)
- Huyệt quyền liêu (hay còn gọi là huyệt ST 3)
- Huyệt phong trì (hay còn gọi là huyệt GB 20)
- Huyệt thái xung (hay còn gọi là huyệt LV 3)
- Huyệt phong phủ (hay còn gọi là huyệt GV 16)
- Huyệt đại trữ (hay còn gọi là huyệt B 10)
Có rất nhiều sách về châm cứu, xoa bóp bấm huyệt trị đau đầu hay bán trên thị trường, bạn có thể cùng người thân mua về đọc và tự học không chỉ là cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà mà còn có cách chữa trị rất nhiều bệnh khác vô cùng hữu ích.
Cách ngâm chân, massage chân giảm đau đầu chóng mặt tại nhà
Rất nhiều huyệt đạo liên quan đến não bộ nằm ở lòng bàn chân. Việc massage chân và ngâm chân với nước ấm, kết hợp chút dược liệu có lợi như gừng tươi, ngải cứu, cây trinh nữ, lá lốt… làm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp cho não bộ của bạn được thư giãn sâu, đẩy lùi cơn thiếu máu não thoáng qua, bài trừ mọi căng thẳng, nhờ vậy mà giúp thuyên giảm chứng đau đầu chóng mặt rất hiệu quả.
Cách ngâm chân và massage chân như sau:
- Đun sôi các dược liệu trong khoảng 5 – 7 phút để các tinh chất hòa tan vào trong nước
- Chờ nguội hoặc pha thêm nước sao cho nước ngâm chân giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 35 – 40 độ C.
- Ngâm ngập mắt cá chân trong nước ấm khoảng 15 – 20 phút, để đầu óc thật sự thư giãn trong quá trình ngâm. Thỉnh thoảng bạn xoa 2 lòng bàn chân vào nhau để kích thích các dây thần kinh.
- Thực hiện động tác massage chân (xem ảnh minh họa) trong khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch.
Thực hiện ngâm chân và massage chân đều đặn mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà vô cùng hiệu quả.
Giảm đau đầu chóng mặt tại nhà bằng cách xông tinh dầu thiên nhiên
Tinh dầu bưởi, tinh dầu sả java, tinh dầu oải hương… là những ứng cử viên sáng giá trong việc làm dịu cơn đau đầu và chóng mặt. Đây đều là các loại tinh dầu thiên nhiên giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Mùi thơm của tinh dầu cũng giúp khoan khoái tinh thần, khiến bạn dễ chịu hơn. Bạn có thể kết hợp 3 cách sử dụng tinh dầu thiên nhiên để trị đau đầu chóng mặt như sau:
- Xông mặt bằng hơi nước chứa tinh dầu
- Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu để xông phòng.
- Lấy một lượng vừa đủ tinh dầu thoa lên khu vực trán, thái dương rồi massage nhẹ nhàng.
Cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà bằng trà gừng
Huyết áp thấp uống trà gừng, gừng nổi tiếng là dược liệu có tính chất kháng viêm, giúp thư giãn các mạch máu, kích thích não bộ hoạt động khỏe mạnh. Khi cơn đau đầu chóng mặt ập đến, uống một ly trà gừng nóng và thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn một cách nhanh chóng.
Cách pha trà gừng dễ uống và giảm đau đầu chóng mặt hiệu quả:
- Chuẩn bị 2-3 lát gừng tươi, 1 muỗng canh đường, 1 nửa trái chanh, một chút trà mạn và nước sôi.
- Đun sôi nhỏ lửa nước và các lát gừng trong khoảng 5 – 10 phút. Bỏ trà mạn vào và để thêm khoảng vài phút rồi tắt bếp.
- Lọc bỏ bã, lấy nước cốt, pha thêm chanh và đường (có thể gia giảm tùy thích, bỏ thêm 1 chút lá hương thảo cho thơm) và thưởng thức.
Trên đây là 4 cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà rất đơn giản mà đem lại hiệu quả thuyên giảm triệu chứng rất tốt. Nó phù hợp để chữa trị những cơn đau đầu chóng mặt lành tính, xảy đến bất chợt với tần suất không thường xuyên. Còn với các cơn đau đầu chóng mặt thường xuyên, mãn tính hay do bệnh lý thì đây không phải là cách chữa trị dứt điểm. Bạn cần đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng, và điều trị tận gốc vấn đề.
Đáng suy ngẫm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
[Dược sỹ] Người trẻ đau nửa đầu, đau đỉnh đầu dùng AZBrain có cải thiện?
Trần Hoài Thu, đã cải thiện chứng đau đầu kéo dài sau khi sử dụng AZBrain.
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh