Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2022, cao huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm 10,4% tổng số ca tử vong vào năm 2020. Vậy, bệnh cao huyết áp sống được bao lâu?. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Thực trạng bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là tình trạng tăng huyết áp động mạch, với chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
Cao huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành từ 30-79 tuổi trên toàn thế giới bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới và thường gặp hơn ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tăng huyết áp đang có dấu hiệu trẻ hóa nhanh, nhiều người trẻ trong độ tuổi 20-30 cũng mắc căn bệnh này. Điều đáng nói. có khoảng 46% những người mắc bệnh cao huyết áp không biết rằng họ đang mắc bệnh, dẫn đến nguy cơ biến chứng cao, điều trị khó khăn.
Triệu chứng nhận biết cao huyết áp
Ở giai đoạn đầu, hầu hết những người bị tăng huyết áp không có triệu chứng nào hoặc nếu có cũng rất mơ hồ, như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt thoáng qua.
Cho đến khi huyết áp đã tăng cao đến mức gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Đau đầu
- Chóng mặt, hoa mắt
- Ù tai, mất thăng bằng
- Hụt hơi, khó thở, tim đập nhanh
- Nhìn mờ, thị lực giảm
- Tê hoặc ngứa ran ở tay hoặc chân
- Mệt mỏi, mặt đỏ, buồn nôn
Ngoài ra, bệnh cao huyết áp có thể gây ra các biến chứng tim mạch, thận, não,… nếu không được kiểm soát tốt. Các biến chứng tăng huyết áp này có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
Bệnh cao huyết áp sống được bao lâu?
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người bệnh cao huyết áp kiểm soát huyết áp tốt có tuổi thọ tương đương với người không mắc bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, người bệnh cao huyết áp không kiểm soát huyết áp có nguy cơ tử vong sớm hơn khoảng 10 năm.
Thời gian sống của bệnh nhân cao huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mức độ kiểm soát huyết áp: Người bệnh kiểm soát huyết áp tốt sẽ có tuổi thọ cao hơn người bệnh không kiểm soát huyết áp.
- Tuổi tác: Người bệnh cao huyết áp trẻ tuổi thường có tuổi thọ cao hơn người bệnh cao huyết áp lớn tuổi.
- Các yếu tố nguy cơ tim mạch khác: Người bệnh cao huyết áp có thêm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như hút thuốc lá, thừa cân béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu,… sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn.
Các biến chứng như suy tim, đột quỵ tim, bệnh mạch vành, suy thận hay đột quỵ não,… là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh.
Cách tăng tuổi thọ cho người bệnh cao huyết áp
Để giảm thiểu rủi ro và tăng tuổi thọ khi mắc bệnh cao huyết áp, điều quan trọng là phải kiểm soát huyết áp tốt và tuân thủ điều trị.
Dưới đây là một số cách giúp người bệnh cao huyết áp sống lâu hơn:
- Kiểm soát huyết áp tốt: Huyết áp mục tiêu của người bệnh cao huyết áp là dưới 140/90 mmHg. Người bệnh nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để đảm bảo huyết áp luôn ở mức an toàn.
- Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, người bệnh cao huyết áp cần tuân thủ kế hoạch điều trị một cách cẩn thận. Uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ.
- Điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch khác: Nếu người bệnh cao huyết áp có thêm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, cần điều trị các yếu tố này để giảm nguy cơ tử vong.
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Người bệnh cao huyết áp nên ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá, giảm rượu bia,…
- Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì: Thừa cân hoặc béo phì là một yếu tố nguy cơ chính gây cao huyết áp. Giảm cân có thể giúp giảm huyết áp đáng kể.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
- Theo dõi chế độ ăn uống: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm huyết áp. Người bị cao huyết áp nên hạn chế natri và tăng lượng kali. Bạn có thể tham khảo thêm thực đơn cho người huyết áp cao, huyết áp cao nên uống gì để bổ sung vào thực đơn hằng ngày và cải thiện huyết áp.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tim đập nhanh, hồi hộp và làm tăng huyết áp. Để giảm căng thẳng, người bệnh có thể nghe nhạc, đọc sách, tập thiền, thử 5 bài tập yoga đơn giản cho người huyết áp cao yoga hay học cách thay đổi suy nghĩ để tích cực hơn,…
Có thể thấy, bệnh cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuổi thọ người bệnh. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên, định kỳ để phát hiện và điều trị sớm. Nếu đang bị cao huyết áp, cũng không nên quá lo lắng, “người bệnh cao huyết áp sống lâu được bao lâu” còn phụ thuộc vào việc kiểm soát huyết áp thế nào. Và huyết áp cao hoàn toàn có thể điều trị và kiểm soát được nếu người bệnh kiên trì thực hiện phác đồ điều trị và lối sống lành mạnh.
Đáng suy ngẫm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh