Cẩn trọng với những biến chứng tăng huyết áp – nguyên nhân gây tử vong sớm

Ngày đăng: 03/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp bởi bệnh lý này thường không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy nên nhiều người không kiểm soát được tình trạng dẫn đến biến chứng tăng huyết áp lên các cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể gây tử vong. 

Tăng huyết áp gây hậu quả gì?

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực của máu lên thành mạch tăng cao và được xác định khi chỉ số huyết áp đo tại phòng khám cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.Tăng huyết áp là một bệnh lý rất nguy hiểm bởi nó có thể gây ra các biến chứng như: 

Các biến chứng tim mạch

  • Bệnh mạch vành

Lớp nội mạc của mạch vành có thể bị hư hại do tăng huyết áp lâu ngày, khiến cho các phân tử cholesterol tỷ trọng thấp dễ bám vào thành mạch, hình thành mảng xơ vữa và làm hẹp mạch máu. Khi đó, người bệnh sẽ bị đau tức ngực khi gắng sức hoặc vận động. 

  • Nhồi máu cơ tim

Các mảng xơ vữa này có thể đột ngột vỡ ra do tăng huyết áp, các tế bào hồng cầu và tiểu cầu sẽ bám vào vị trí thhàn mạch bị tổn thương, tạo thành huyết khối làm tắc nghẽn toàn mạch vành và dẫn đến nhồi máu cơ tim. Người bệnh sẽ bị đau ngực dữ dội, khó thở và cơn đau có thể lan ra sau lưng, tay trái hoặc lên cổ. 

Nhồi máu cơ tim có thể khiến người bệnh đau dữ dội ở vùng ngực
Nhồi máu cơ tim có thể khiến người bệnh đau dữ dội ở vùng ngực
  • Suy tim

Huyết áp tăng cao làm tim phải co bóp nhiều hơn để bơm máu ra mạch ngoại biên. Điều này làm cơ tim dày, cứng và ít giãn nở hơn, làm giảm chức năng hút máu về tim. Khi đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: khó thở, tức ngực, yếu sức, rối loạn nhịp tim,…

Các biến chứng về não

  • Xuất huyết não

Tăng huyết áp có thể khiến các mạch máu bị vỡ do không chịu được áp lực, khi đó người bệnh bị xuất huyết não dẫn đến liệt nửa người hoặc liệt cả người, nghiêm trọng hơn có thể tử vong. Tuỳ thuộc vào vị trí và vùng xuất huyết lớn hay nhỏ mà bệnh nhân sẽ có triệu chứng khác nhau. 

  • Nhồi máu não

Tăng huyết áp có thể làm hẹp động mạch não, hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến não không được cung cấp đủ máu làm cho một phần não bị suy giảm chức năng và nếu không khắc phục kịp thời có thể hoại tử não. 

  • Thiếu máu não

Tình trạng tăng huyết áp có thể làm cho các mạch máu nhỏ bị vỡ, gây gián đoạn lưu thông máu lên não và dẫn đến thiếu máu não.

  • Sa sút trí tuệ

Theo nhiều nghiên cứu thì tăng huyết áp có thể làm tăng xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu não im lặng – nguyên nhân của sa sút trí tuệ và rối loạn trí nhớ. 

Các biến chứng về mắt

Tăng huyết áp có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ ở đáy mắt. Với tổn thương mức độ nhẹ thì thường người bệnh sẽ không có triệu chứng gì và chỉ phát hiện khi đi khám. Còn những tổn thương nghiêm trọng hơn có thể xuất huyết võng mạc hoặc phù gai thị, làm người bệnh suy giảm thị lực hoặc nặng thì có thể mù loà. 

Xuất huyết võng mạc là một trong các biến chứng tăng huyết áp 
Xuất huyết võng mạc là một trong các biến chứng tăng huyết áp

Biến chứng về mạch ngoại vi

Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thông mạch máu, khiến  động mạch thận, động mạch cột sống, động mạch cảnh,…và động mạch hai chân gặp tình trạng xơ vữa, vôi hoá dẫn đến tắc nghẽn. 

Với những trường hợp tắc nghẽn mạch ở chân thì người bệnh thường có triệu chứng đau đùi và bắp chân khi đi được một đoạn và cơn đau sẽ giảm khi ngồi nghỉ. Những trường hợp nghiêm trọng thì khi nghỉ người bệnh vẫn thấy đau và có thể bị loét chân. 

Biến chứng về thận

Tình trạng huyết áp cao lâu ngày có thể làm tổn thương và suy giảm chức năng của thận. Áp lực lọc nước tiểu trong cầu thận tăng lên khi bị huyết áp cao và nó có thể dẫn đến tiểu đạm. Khi đó, khả năng lọc và đào thải chất độc của thận giảm dần, khiến các chất này bị ứ đọng, gây mệt mỏi, chán ăn, phù nề,…

Đột quỵ

Tăng huyết áp làm cho các động mạch trên cơ thể dễ bị vỡ và tắc nghẽn, từ đó làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Với những trường hợp đột quỵ không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc phải chịu những di chứng nặng nề đến suốt đời như: liệt nửa người, suy giảm trí nhớ, giao tiếp khó khăn,….

Rối loạn cương dương

Lớp nội mạc tiết ra chất NO giúp giãn mạch máu nội sinh và chống lại co thắt mạch. Tăng huyết áp làm tổn thương nội mạc, dẫn đến thiếu chất NO, làm cho cơ trơn mạch máu ở dương vật không giãn được ra và dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương. Ngoài ra, việc rối loạn này cũng có thể đến từ việc sử dụng thuốc huyết áp. 

Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp 

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng nên vì vậy nhiều người chủ quan, không điều trị cho đến khi xảy ra các di chứng nghiêm trọng. Vì vậy, cần lưu ý những vấn đề sau để phát hiện sớm và ngăn ngừa các biến chứng tăng huyết áp:

  • Với người trên 50 tuổi thì cần đo tầm soát huyết áp mỗi năm 1-2 lần. 
  • Với những trường hợp đã được chuẩn đoán tăng huyết áp thì cần theo dõi huyết áp thường xuyên và uống thuốc đều đặn, ngay cả khi không có triệu chứng cũng không được tự ý bỏ thuốc.
  • Kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần cho các kiểm tra cận lâm sàng như: phân tích nước tiểu, đo điện tim, xét nghiệm chức năng thận, chụp võng mạc, siêu âm động mạch cảnh, đo ABI,…
  • Duy trì lối sống khoa học: Xây dựng chế độ ăn cho người tăng huyết áp phù hợp, dùng ít muối, hạn chế đồ ngọt, rượu bia, thuốc lá. Duy trì tập luyện thể dục thường xuyên và đều đặn và kiểm soát cân nặng hợp lý, giảm căng thẳng, áp lực,…để phòng ngừa các biến chứng tăng huyết áp 
Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học là cách ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp hiệu quả
Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học là cách ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp hiệu quả

Nhìn chung, nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm. Do đó, cần chủ động trong việc theo dõi và kiểm soát huyết áp để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn. Khi bị bệnh và điều trị cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị tăng huyết áp của bác sĩ để tránh bệnh biến chứng nặng nề.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn