Có hơn 150 dạng đau đầu khác nhau trên thế giới, nhưng đau đầu chóng mặt thường là dấu hiệu các vấn đề sức khỏe liên quan đến não bộ. Có những bệnh lý khá lành tính và có thể chữa trị tại nhà, nhưng cũng có những bệnh nguy hiểm nếu để lâu sẽ đe dọa nghiêm trọng đến đến tính mạng. Vậy khi nào thì đau đầu và chóng mặt là bình thường, khi nào đáng lo ngại?
Mô tả triệu chứng đau đầu chóng mặt thường gặp?
Đau đầu là trạng thái cơn đau diễn ra tại một khu vực hoặc toàn bộ đầu. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, đau giật giật theo mạch đập, đau nhói hay rát bỏng. Cường độ đau cũng có nhiều mức độ từ nhẹ đến vừa đến nặng, đau theo từng cơn hoặc dồn dập dữ dội.
Chóng mặt được chia thành các cấp độ: Nhẹ là trạng thái người bệnh bị mất thăng bằng, đi không vững còn nặng là khi người bệnh cảm thấy trời đất quay cuồng, nhà cửa chao đảo, mọi vật xung quanh đều xoay tròn hoặc người bệnh thấy mình xoay tròn xung quanh mọi vật. Hiện tượng chóng mặt có xu hướng tăng nặng khi thay đổi tư thế hoặc di chuyển, không thuyên giảm kể cả khi nhắm mắt.
Nguyên nhân đau đầu chóng mặt là do bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến triệu chứng đau đầu và chóng mặt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất, được phân thành 2 nhóm: Nhóm bệnh không đe dọa tính mạng tức thì và có thể điều trị tại nhà, nhóm bệnh nguy hiểm cần đi khám và điều trị ngay lập tức
Các bệnh có thể điều trị tại nhà
Đau đầu và chóng mặt do bệnh đau nửa đầu Migraine: Cơn đau đầu được mô tả là đau nhói hoặc đau dữ dội, người bệnh có cảm giác như đau giật giật theo từng nhịp đập của mạch máu. Ngoài đau đầu chóng mặt, Migraine còn đi kèm với các triệu chứng như sợ ánh sáng và âm thanh, buồn nôn hoặc nôn, mất ngủ, dễ cáu gắt.
Đau đầu và chóng mặt do đường huyết thấp: Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới ngưỡng cho phép, não bộ và mọi cơ quan trong cơ thể bạn sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động bình thường. Khi ấy, bạn sẽ bị đau đầu chóng mặt kèm theo các hiện tượng như chân tay run rẩy, vã mồ hôi, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường, người giảm cân nhịn ăn quá mức, người làm việc quá sức mà không ăn uống đầy đủ, người sử dụng một số loại thuốc điều trị gây hạ đường huyết.
Có thể điều trị đau đầu chóng mặt tại nhà ở cả các trường hợp gây ra do nguyên nhân sau: nhịn ăn quá lâu, lo âu căng thẳng, làm việc quá sức, tiền mãn kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ…
Các bệnh cần khám chữa ngay lập tức
Đau đầu và chóng mặt do chấn thương sọ não, chấn thương vùng đầu: Thường kèm theo các triệu chứng nặng nề khác như ù tai, buồn nôn hoặc nôn, co giật, lú lẫn, mất ý thức tạm thời, ù tai,… Khi bị ngã hoặc va đập vùng đầu, nếu bị đau đầu chóng mặt kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện kịp thời vì chấn thương sọ não vô cùng nguy hiểm.
Đau đầu và chóng mặt do hội chứng hậu chấn động não: có khoảng 80% người từng bị chấn động não do tác động vật lý trải qua tình trạng này trong vòng khoảng 1 tháng sau chấn động. Đó là cơn đau căng tức ở đầu kèm theo chóng mặt và một số triệu chứng khác như mất ngủ, giảm tập trung, quên quên nhớ nhớ, sợ âm thanh và ánh sáng giống với đau.
Đau đầu chóng mặt do đột quỵ: Thường đi kèm với các triệu chứng giảm thị lực, giảm khả năng biểu đạt ngôn ngữ, đột ngột mất thính giác, tê yếu hoặc liệt nửa người, méo miệng, ngủ gà ngủ gật, li bì, nôn mửa.
Một số vấn đề sức khỏe khác cũng gây ra đau đầu và chóng mặt, nên đi khám để điều trị kịp thời:
- Nhiễm khuẩn do virus hoặc vi khuẩn gây ra (thường kèm sốt cao)
- Mất nước (do nắng nóng, tiêu chảy dài ngày, sốt cao)
- Rối loạn tiền đình (thường kèm ù tai, hoa mắt, nhãn cầu rung giật, hạ huyết áp, buồn nôn hoặc nôn)
- Cao huyết áp…
Lưu ý: chứng đau đầu chóng mặt ở một số đối tượng đặc biệt không được chủ quan, nên theo dõi và thăm khám kịp thời:
- Thường xuyên nhức đầu chóng mặt ở người già (trên 60 tuổi) cần hết sức lưu ý, vì nó có thể là dấu hiệu của đột quỵ, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch rất nguy hiểm.
- Phụ nữ có thai bị nhức đầu chóng mặt thường xuyên thì nên đi kiểm tra xem liệu có phải thiếu máu do thiếu sắt không.
- Trẻ em bị đau đầu chóng mặt thường xuyên cũng cần lưu ý vì đó có thể là tín hiệu của một số bệnh nguy hiểm: viêm màng não, chấn thương vùng đầu, u não, xuất huyết não, rối loạn co giật…
Các cách tự điều trị đau đầu chóng mặt hiệu quả
Với các trường hợp đau đầu và chóng mặt nhẹ, do các vấn đề sức khỏe lành tính gây ra, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà thông qua bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng một số loại thuốc không kê đơn. Xin mời tham khảo các cách dưới đây:
Hưỡng dẫn bấm huyệt chữa đau đầu chóng mặt
Day bấm các huyệt đạo 1 – 2 lần/ngày với thời lượng khoảng 3 phút/huyệt là cách hay để giúp thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Bạn nên hoặc cách bấm qua sách hoặc nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền để thực hiện các động tác chính xác, đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn đang khổ sở không biết bị đau đầu chóng mặt nên làm gì thì hãy tham khảo danh sách các huyệt đạo dưới đây. Chúng được cho là có hiệu quả đối với chứng đau đầu và chóng mặt.
Các huyệt đạo giảm đau đầu gồm có:
- Huyệt hợp cốc, tác dụng làm giảm căng thẳng ở vùng đầu và vùng cổ.
- Huyệt toàn trúc, tác dụng giảm chứng đau đầu do mỏi mắt và đau xoang vùng mặt.
- Huyệt thiên trụ, tác dụng giảm chứng đau đầu do căng cơ cổ.
- Huyệt ấn đường, tác dụng giảm đau đầu chóng mặt, mỏi mắt và giảm đau các xoang.
- Huyệt kiên tỉnh, tác dụng giảm đau đầu do căng cứng cổ và vai.
- Huyệt an miên, tác dụng an thần, thư giãn, ngủ ngon giảm chóng mặt.
- Huyệt thái khê, tác dụng giảm rõ rệt chứng hoa mắt chóng mặt, ù tai.
- Huyệt thái xung, tác dụng điều hòa khí huyết, lưu thông khí huyết trong cơ thể, rất tốt cho người bị chóng mặt đau đầu do thiếu máu não, căng thẳng.
- Huyệt thính cung, tác dụng giảm chóng mặt, đặc biệt tốt cho người bị chóng mặt khởi phát từ các nguyên nhân liên quan đến tai.
Tuy cần có thời gian nghiên cứu học hỏi và thực hành đúng thì mới đem lại hiệu quả (xem hướng dẫn video bởi chuyên gia tại: Tự xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu mất ngủ).
Chế độ ăn uống trị chóng mặt đau đầu hiệu quả
Dinh dưỡng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Thực ra mỗi một nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt đau đầu thì cần tuân theo một chế độ ăn uống hoặc kiêng khem nhất định. Trong bài viết này chúng tôi chỉ xin giải đáp một số thắc mắc thường gặp của người bệnh về chứng chóng mặt, đau đầu.
Hỏi: Đau đầu chóng mặt là thiếu chất gì?
Trả lời: Nếu xuất phát từ nguyên nhân thiếu chất mà không phải do bệnh lý nào khác thì chứng chóng mặt, đau đầu thường là do thiếu một số vitamin như vitamin C, vitamin D, vitamin nhóm B (B1, B6, B9) và một số vi chất như magie, canxi, sắt và axit folic… Đối với các trường hợp bị chóng mặt và đau đầu do nguyên nhân bệnh lý, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cần bổ sung thêm chất gì.
Hỏi: Người bệnh đau đầu chóng mặt nên ăn gì?
Trả lời: Nhóm thực phẩm giàu vitamin C (ổi, trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây…); nhóm thực phẩm giàu sắt, axit folic và magie (các loại thịt đỏ, hải sản, các loại hạt, các loại rau quả có màu đỏ); nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B (các loại cá béo, bơ, lạc, cải bó xôi…); nhóm thực phẩm giàu canxi (sữa và các món từ sữa, vừng đen, các loại đậu…), uống bổ sung thêm vitamin D dưới dạng thực phẩm chức năng.
Hỏi: Đau đầu chóng mặt nên uống nước gì?
Trả lời: Nước gừng hoặc trà gừng, nước chanh, nước pha mật ong, nước đường là top những loại nước uống giúp cải thiện cơn chóng mặt, đau đầu cực kỳ hiệu quả. Khi bệnh tái phát, bạn có thể sử dụng những đồ uống này để xoa dịu sự khó chịu. Còn ngày bình thường, nước lọc là thứ bạn không thể quên, uống đủ 2 lít nước ấm mỗi ngày để giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Người hay đau đầu chóng mặt uống thuốc gì?
Đây là một câu hỏi nhạy cảm, bởi lẽ triệu chứng đau đầu và chóng mặt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên có sự tư vấn của bác sĩ cũng như làm các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh, tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc đau đầu chóng mặt, cũng như liều lượng và liệu trình phù hợp với bạn.
Cũng có một số loại thuốc không kê đơn, bạn có thể tự mua và sử dụng ở nhà đó là:
- Nhóm thuốc giảm đau, thường là chứa paracetamol, giúp giảm cơn đau đầu. Tuy nhiên, đối với nhóm này chúng tôi khuyên bạn không nên lạm dụng uống quá nhiều.
- Nhóm thực phẩm chức năng giúp bổ huyết và hoạt huyết, từ đó tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ cho quá trình chữa trị bệnh chóng mặt đau đầu được tốt hơn. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm này không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Một số mẹo đơn giản giảm đau đầu chóng mặt
Một số mẹo dưới đây được người bệnh truyền tai nhau là giúp giảm triệu chứng rất hiệu quả, bạn có thể thử khi cơn chóng mặt, đau đầu ập đến:
- Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng đầu bị đau
- Xoa bóp đầu và cổ vai gáy
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn
- Ngâm chân với một số thảo dược như gừng, tinh dầu hoa anh thảo, muối, quế… vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi thật điều độ, tránh để bản thân căng thẳng hay làm việc quá sức.
Một mình cơn đau đầu thôi đã khiến cho người bệnh mất hết mọi sức sống, thêm triệu chứng chóng mặt nữa, quả là chẳng còn thiết bất cứ thứ gì trên đời phải không quý bạn đọc? Nếu bạn thường xuyên đau đầu chóng mặt mà không có nguyên nhân, lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi dành cho bạn chính là tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chữa trị càng sớm càng tốt. Còn nếu triệu chứng chỉ xuất hiện một đôi lần mỗi năm, khi bạn quá căng thẳng hay làm việc gắng sức, hoặc khi trái gió trở trời… hãy chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt để đảm bảo triệu chứng không tái phát lần nữa nhé!
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
Trần Hoài Thu, đã cải thiện chứng đau đầu kéo dài sau khi sử dụng AZBrain.
[Dược sỹ] Người trẻ đau nửa đầu, đau đỉnh đầu dùng AZBrain có cải thiện?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh