Đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm và đang là căn bệnh ngày càng trẻ hóa. Chính vì vậy việc nhận biết căn bệnh này để kịp thời chữa trị sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ phải đối mặt với những hậu quả không mong muốn.
Đột quỵ não có thể xảy ra bất ngờ mà không hề có bất cứ dấu hiệu báo trước nào. Khi não của bạn không được cung cấp đủ oxy, các tế bào não bị đình trì trệ nên dẫn đến hiện tượng não bộ đột ngột ngừng hoạt động khiến các cơ quan trong cơ thể cũng dừng làm việc theo.
Để giúp bạn phòng ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng này, chuyên gia Trịnh Thuần Dư (bác sĩ Khoa Thần kinh ở Đài Loan) sẽ hướng dẫn cho bạn 3 phương pháp để tự kiểm tra dấu hiệu đột quỵ não ngay tại nhà.
Phương pháp 1: Kiểm tra sức mạnh cơ bắp ở 2 bàn tay
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đột quỵ não chính là yếu cơ. Do đó nếu một trong 2 bàn tay của bạn không có đủ lực thì sẽ khiến bàn tay của bạn bị lệch sang 1 phía thậm chí không thể tự xoay lại được.
- Cách kiểm tra:
- Đưa 2 tay thẳng về phía trước, giơ cao lên bằng vai và hướng mặt lòng bàn tay lên trên.
- Nhắm 2 mắt lại và đợi khoảng từ 1 – 3 phút.
- Sau đó mở mắt ra xem có bàn tay nào của bạn bị xoay lệch vào phía bên trong hay không.
- Kết quả: Nếu sau 3 phút không có bàn tay nào của bạn bị xoay lệch vào phía bên trong thì chứng tỏ là bạn chưa có dấu hiệu của bệnh đột quỵ não.
Phương pháp 2: Kiểm tra thông qua việc chạm vào mũi
Khi tay và mắt không thể phối hợp nhịp nhàng chính là dấu hiệu cảnh báo chứng đột quỵ hoặc bị khuyết tật ở tiểu não. Thông qua bài kiểm tra sau bạn sẽ nhận biết được xem mình có các dấu hiệu đột quỵ hay không thông qua việc các đầu ngón tay chạm vào không đúng đích.
- Cách kiểm tra:
- Hai người ngồi đối diện nhau, một người là chủ thể, còn người kia sẽ là người kiểm tra.
- Chủ thể sẽ sử dụng ngón tay trỏ của mình chạm vào đầu ngón tay trỏ của đối phương, và sau đó lại tự chạm vào mũi của mình.
- Người kiểm tra sẽ di chuyển vị trí của các ngón tay, chủ thể lại thực hiện chạm lần nữa vào đầu ngón trỏ của đối phương. Thực hiện hành động này nhiều lần để kiểm tra xem mức độ nhận diện của bạn như thế nào.
- Kết quả: Nếu đầu ngón tay trỏ của chủ thể nhiều lần chạm đích không chính xác thì có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ.
Phương pháp 3: Kiểm tra qua việc đi thăng bằng
Nhiều người khi gặp phải triệu chứng đau đầu chóng mặt thì thường nghĩ rằng do bị cảm hoặc nhiễm lạnh. Tuy nhiên triệu chứng này đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ não sắp diễn ra. Nếu tiểu não có vấn đề bạn sẽ không thể nào đi thăng bằng trên một đường thẳng được.
- Cách kiểm tra:
- Bạn tự tao ra một đường thẳng trên mặt đất hoặc sàn nhà
- Sau đó hãy thử bước đi chậm rãi sao cho gót chân trước chạm vào đầu ngon chân sau và tiến về phía trước
- Kết quả: Nếu sau khi kiểm tra bạn thấy mình không thể đi qua hết một đường thẳng, kèm theo chóng mặt, đau nhức đầu thì bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện khám ngay.
Phải làm sao để kích thích hoạt động của não bộ?
Bệnh cạnh việc cần chú ý đến các dấu hiệu các cơn đột quỵ não sắp diễn ra bạn cũng cần phải chú trọng chủ động rèn luyện sức khỏe để giúp não bộ luôn tỉnh táo và minh mẫn. Chuyên gia Trịnh Thuần Dư đã hướng dẫn 2 cách sau để giúp não bộ hoạt động tốt hơn:
- Cách 1: Mở 2 lòng bàn tay, sử dụng đầu ngón cái chạm lần lượt vào các đầu ngón tay còn lại, thực hiện từ ngón út đến ngón trỏ. Lúc đầu, bạn có thể làm từ từ sau đó cần tăng dần tốc độ lên. Việc thường xuyên thực hiện phương pháp này sẽ thúc đẩy sự phối hợp của não trái và não phải.
- Cách 2: Bạn mở một lòng bàn tay ra, tay còn lại lần lượt làm các động tác như: nắm đấm, 2 lòng bàn tay chạm vào nhau. Thực hiện tuần tự động tác này với bàn tay còn lại, thực hiện với tốc độ tăng dần và làm đúng tuần tự từng động tác.Cách làm này cũng giúp tăng cường sự phối hợp của não thông qua những động tay tay quen thuộc.
Giờ thì hãy thử thực hiện ngay cách tự kiểm tra dấu hiệu đột quỵ não ngay tại nhà để kiểm tra xem não bộ của mình đang ở tình trạng nào bạn nhé!
Nguồn: Người lao động
Đáng suy ngẫm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh