Phục hồi chức năng sau đột quỵ – Thời điểm vàng cải thiện sức khỏe

Ngày đăng: 04/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Ngày nay đột quỵ đã không còn là bệnh lý hiếm gặp mà ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Vì vậy, phục hồi chức năng sau đột quỵ được rất nhiều người quan tâm bởi nếu được chăm sóc tốt trong thời gian vàng, người bệnh có khả năng phục hồi lên đến 90%.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là như thế nào?

Với nhiều người thuật ngữ phục hồi chức năng sau đột quỵ có lẽ vẫn là một điều gì đó quá xa lạ bởi lẽ phần lớn những ca đột quỵ ở nước ta khi phát hiện đều ở giai đoạn nguy kịch, người bệnh mất dần khả năng sống. Vậy  đột quỵ có chữa được không? với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, đột quỵ đã có thể chữa trị cho những kết quả đáng ghi nhận.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức sống của mình
Phục hồi chức năng sau đột quỵ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức sống của mình

Bản chất của đột quỵ là những tổn thương não bộ nên phục hồi chức năng sau đột quỵ có nghĩa là xử lý những chấn thương mà cơn đột quỵ gây ra bao gồm về mặt cơ thể lẫn các bộ phận trong cơ thể. Tùy thuộc vào mức chấn thương mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho những bệnh nhân khác nhau. Tuy nhiên, đa phần phục hồi chức năng sau đột quỵ sẽ tập trung vào cải thiện các chức năng do não bộ bị tổn thương như khả năng nói, đi lại, cầm nắm…

Cách phục hồi chức năng sau đột quỵ cũng tương tự như việc dạy cho người bệnh một kỹ năng nào đó từ đầu để cải thiện và phục hồi những tổn thương. Ví dụ, người bệnh có thể được hướng dẫn học chơi piano như một cách giúp tập luyện hệ thần kinh ở các đầu ngón tay giúp tăng cường xúc giác, khả năng cầm nắm cũng như sự tập trung cho người bệnh. Với những người kiên trì và ý chí cao, các chức năng bị tổn thương có thể hồi phục tới 100%.

Tầm quan trọng của phục hồi chức năng sau đột quỵ

Đột quỵ hay còn được biết đến với tên gọi tai biến mạch máu não. Đây là bệnh lý xảy ra khi quá trình vận chuyển máu, oxy lên não bị dừng đột ngột. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm khi phần lớn bệnh nhân khi gặp các cơn đột quỵ đều có khả năng tử vong cao, hoặc sẽ bị chịu những biến chứng suốt đời của căn bệnh này như người thực vật, chết não, liệt người… hoặc nhẹ hơn có thể là méo miệng, chân tay run…

Điều trị phục hồi càng sớm người bệnh càng tăng cơ hội hồi phục
Điều trị phục hồi càng sớm người bệnh càng tăng cơ hội hồi phục

Với bệnh lý này, thời gian chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Người bệnh càng sớm được tiếp nhận chăm sóc y tế thì khả năng sống sót và gặp những tổn thương càng giảm. Tương tự như vậy, việc phục hồi chức năng sau đột quỵ cũng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Theo các thống kê, những bệnh nhân tiếp nhận phục hồi chức năng sau đột quỵ có khả năng khôi phục được hoàn toàn khả năng vận động và ngôn ngữ.

Ngoài ra, việc phục hồi chức năng sau đột quỵ còn giúp người bệnh ngăn ngừa được những lần tái phát đột quỵ sau. Bạn cũng biết rằng tỷ lệ người đột quỵ bị đột quỵ lại thường cao hơn so với người thường. Hơn nữa, những lần đột quỵ sau sẽ thường nặng và khó xử lý hơn rất nhiều so với lần trước đó. Chính vì vậy phục hồi chức năng là một trong những bước giúp khôi phục và bảo vệ sức khỏe tránh những cơn đột quỵ.

Thời gian vàng giúp phục hồi chức năng sau đột quỵ

Như đã trình bày ở trên, khả năng phục hồi chức năng của người bệnh sau đột quỵ tiến triển như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào thời điểm vàng của bệnh. Càng được chữa trị sớm, khả năng hồi phục càng cao và ngược lại. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế đã đưa ra các giai đoạn phục hồi sau đột quỵ dành cho các bệnh nhân:

Giai đoạn cấp (0-24 giờ): Đây là thời điểm vàng kim giúp khôi phục các chức năng bị tổn thương do cơn đột quỵ qua đi. Sau khi người bệnh đã ổn định về sức khỏe, quá trình phục hồi cần diễn ra ngay.

Thời gian vàng - chìa khóa trong phục hồi chức năng sau đột quỵ
Thời gian vàng – chìa khóa trong phục hồi chức năng sau đột quỵ

Giai đoạn phục hồi sớm (24 giờ-3 tháng)

Giai đoạn phục hồi muộn (3-6 tháng)

Giai đoạn mãn tính (>6 tháng)

Thông thường sau 6 tháng, người bệnh sẽ cảm nhận hoàn toàn sự thay đổi của cơ thể sau quá trình tập luyện và phục hồi điều trị. Mặc dù mỗi người một cơ địa khác nhau nhưng khả năng phục hồi nhanh hay chậm của người bệnh phụ thuộc vào hai yếu tố chính là ý chí của người bệnh và thời điểm người bệnh tiếp nhận điều trị.

Phương pháp phục hồi sau đột quỵ phổ biến

Điều trị phục hồi cho các bệnh nhân sau đột quỵ chưa bao giờ dễ dàng và yêu cầu bác sĩ cần xác định rõ những vùng tổn thương mà cơn đột quỵ gây ra cho bệnh nhân. Thông thường sẽ có hai loại tổn thương chính sẽ được đưa vào hai phương pháp điều trị chính bao gồm phương pháp phục hồi chức năng thể chất và phục hồi chức năng nhận thức

Phục hồi chức năng thể chất

Với những tổn thương não bộ phần điều chỉnh về hành vi và vận động, những bài tập tập trung vào phục hồi chức năng về thể chất sẽ được các bác sĩ đưa vào liệu trình phù hợp. Những bài tập từ đơn giản đến phức tạp với các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng sẽ giúp cho người bệnh cải thiện chức năng của các nhóm cơ trên cơ thể, từ đó giúp bạn nhanh chóng lấy lại được sức mạnh ở các chi.

Các bài tập thể chất với dụng cụ hỗ trợ sẽ nhanh chóng cải thiện chức năng
Các bài tập thể chất với dụng cụ hỗ trợ sẽ nhanh chóng cải thiện chức năng

Bên cạnh việc luyện tập căng cơ bằng các dụng cụ, người bệnh cũng có thể phục hồi đồng thời thông qua các thiết bị xung điện, nhằm kích thích thần kinh vận động tại một khu vực nào đó. Với phương pháp này, người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong cảm nhận vận động của mình. Thông thường hai phương pháp này đang được kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị.

Phục hồi chức năng nhận thức

Với những nhóm bệnh nhân đang mất dần hay tổn thương trung khu nhận thức như mất khả năng nghe, nói, đọc, nhìn hay biểu thị cảm xúc. Những trường hợp như vậy thường sẽ mất nhiều thời gian để điều trị và hồi phục hơn so với những tổn thương về di chuyển.

Tương tự như với phương pháp phục hồi chấn thương, bác sĩ cũng sẽ sử dụng những biện pháp kích thích não bộ không xâm lấn, giúp cho người bệnh nhanh chóng tìm lại được những ký ức hay khả năng của mình. Người bệnh cũng có thể cần sự can thiệp của bác sĩ tâm lý để cải thiện khả năng ghi nhận. Các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, massage cũng được áp dụng khá bài bản trong phương pháp phục hồi này.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ chưa bao giờ là điều dễ dàng nhưng nếu phát hiện và can thiệp sớm, người bệnh sẽ có cơ hội cao lấy lại được những gì mình đã đánh mất. Phục hồi chức năng cũng là một trong những cách giúp ngăn ngừa hiện tượng đột quỵ tái diễn.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn