Tại sao thiếu ngủ lại đau đầu? Đừng chủ quan vì rất có thể bạn đang bị hội chứng này

Ngày đăng: 04/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Một giấc ngủ chất lượng sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong thời gian bạn ngủ, cơ thể sẽ có thời gian để tự phục hồi và cân bằng lại năng lượng. Vì vậy, khi thiếu ngủ, bạn thường cảm thấy đầu óc căng thẳng, đau đầu, mệt mỏi. Vậy thiếu ngủ đau đầu phải làm sao?

Mối quan hệ tương hỗ giữa thiếu ngủ và đau đầu

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa chứng mất ngủ và thiếu ngủ. Thiếu ngủ là ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không ngon, hay ngủ gà ngủ gật. Tình trạng thiếu ngủ thường do các yếu tố bên ngoài như không gian ngủ không thoải mái, nhiều tiếng ồn, ánh sáng, không đủ thời gian ngủ do công việc, căng thẳng, lạm dụng chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc…

dau-dau-vi-thieu-ngu-ngu-khong-du-giac-2.jpg
Thiếu ngủ gây đau đầu, người mệt mỏi

Tình trạng thiếu ngủ nếu kéo dài sẽ khiến hiệu quả công việc giảm sút, khó tập trung, lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ, tâm lý cáu gắt, mệt mỏi. Vì vậy khi bạn thiếu ngủ sẽ cảm thấy đau đầu, cơn đau nặng nhẹ tùy thuộc vào thể trạng hay thời gian thiếu ngủ của bạn.

Thiểu ngủ và đau đầu có quan hệ mật thiết với nhau vừa là nguyên nhân cũng là kết quả. 

Đau đầu do thiếu ngủ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cải thiện sức khỏe của con người (đã được đề cập trong bài không ngủ trưa bị đau đầu). Vì vậy khi cơ thể không được ngủ đủ sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng và dẫn tới tình trạng đau đầu. Những cơn đau đầu âm ỉ có thể lan từ một bên sang cả vùng đầu và thái dương, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và trì trệ.

Ngoài ra, một vài nhà khoa học đã xác định mối quan hệ giữa đau đầu và thiếu ngủ có nguồn gốc từ chính não bộ của bạn. Vùng dưới đồi là bộ phận chịu trách nhiệm điều chỉnh giấc ngủ, giúp nhận biết được thời gian nào nên đi ngủ và thức dậy. Đây cũng là bộ phận chứa nhiều tế bào thân kinh điều chỉnh cơn đau. Do đó, nếu như bộ phận này bị tổn thương, cơ thể của bạn sẽ bị rối loạn hoặc bất thường trong chu kỳ ngủ và thức, từ đó những cơn đau đầu cũng theo đó mà sinh ra.

Đau đầu gây ra thiếu ngủ

Tương tự như việc thiếu ngủ sinh ra đau đầu, thì việc bạn bị đau đầu cũng khiến giấc ngủ bị đảo lộn. Đau đầu kéo dài, khiến cho người bệnh không thể nào đi nào vào giấc ngủ một cách nhanh chóng, và dễ bị “gọi dậy” bởi những cơn đau nhói giật thần dây thần kinh. Chính vì vậy, với những người gặp chứng đau đầu thường sẽ không có những giấc ngủ ngon và như một vòng tròn điều này lại khiến cho những cơn đau đầu thêm phần trầm trọng.

Tác hại “khôn lường” của thiếu ngủ bị đau đầu

Khi bạn thiếu ngủ trong thời gian dài và không có biện pháp khắc phục triệt để tình trạng này sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe, không chỉ đơn thuần là những cơn đau đầu:

dau-dau-vi-thieu-ngu-ngu-khong-du-giac-1.jpg
Thiếu ngủ đau đầu gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe
  • Hình thành chứng mất ngủ mãn tính: Khi bạn thiếu ngủ lâu, cơ thể sẽ nhận biết và xác định lại thời gian thức ngủ của bạn, từ đó sẽ sinh ra chứng mất ngủ khiến bạn buồn ngủ nhưng không thể vào giấc.
  • Suy nhược thần kinh: giấc ngủ giúp cơ thể tái tạo và phục hồi nhất là bộ phận thần kinh trung ương. Khi giấc ngủ bị giới hạn, não bộ sẽ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi dẫn tới tình trạng suy nhược thần kinh.
  • Suy nhược cơ thể: việc thiếu ngủ kèm với những cơn đau đầu sẽ khiến cơ thể bạn lúc nào cũng trong trạng thái lơ mơ, mệt mỏi. Từ đó các bộ phận khác như hệ tiêu hóa, bài tiết cũng bị ảnh hưởng và không còn hoạt động hiệu quả như trước và gây ra suy nhược cơ thể.
  • Chứng trầm cảm: trầm cảm vừa là nguyên nhân và kết quả của tình trạng này. Khi bạn rơi vào thiếu ngủ kèm đau đầu lâu dài sẽ khiến thần kinh căng thẳng thúc đẩy chứng trầm cảm hình thành. Đối với người bị trầm cảm, cũng khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy thiếu ngủ và đau đầu dữ dội.
  • Thiểu năng tuần hoàn não: nghe có vẻ không liên quan, nhưng thực chất chứng bệnh này lại liên quan mật thiết tới giấc ngủ của bạn. Khi cơ thể không được vận hành trơn tru và nghỉ ngơi đúng cách, thì chắc chắn sẽ khiến quá trình vận chuyển máu lên não bộ bị ảnh hưởng và gây ra thiếu máu não.

Bên cạnh những tác động về bệnh lý, khi bạn bị thiếu ngủ gây đau đầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và cuộc sống của bạn. Bạn sẽ không thể nào tập trung vào công việc mà thay vào đó là cảm giác buồn ngủ đeo bám cả ngày lẫn đêm.

Thời gian ngủ bao lâu là đủ?

Thời gian ngủ của con người sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Càng lớn tuổi, chúng ta sẽ càng ngủ ít đi nhưng vẫn cảm thấy ổn. Các nhà khoa học đã đưa ra thời gian ngủ trung bình theo từng giai đoạn như sau:

  • Trẻ sơ sinh và dưới 3 tháng tuổi sẽ ngủ từ 14-17 tiếng/ngày
  • Độ tuổi từ 1-2: ngủ từ 11-14 tiếng/ngày
  • Độ tuổi 3-5: ngủ từ 10-13 tiếng/ngày
  • Độ tuổi từ 6-13: ngủ từ 9-11 tiếng/ngày
  • Độ tuổi 14-17: ngủ từ 8-10 tiếng/ngày
  • Độ tuổi 18-64: ngủ 7-9 tiếng/ngày
  • Độ tuổi 65 trở lên: ngủ từ 7-8 tiếng/ngày

Nếu như bạn đang ngủ ít hơn số tiếng tiêu chuẩn ở trên, tức là bạn đang bị thiếu ngủ và sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm mà dấu hiệu ban đầu là những cơn đau đầu âm ỉ.

Cách điều trị hiệu quả chứng thiếu ngủ gây đau đầu

Khi bạn xử lý hết tình trạng thiếu ngủ, cơn đau đầu sẽ tự động thoái lui. Thông thường, nếu cơn đau dữ dội khiến bạn không chịu nổi, thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thành phần gây buồn ngủ. Thuốc sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ, và thức dậy cơn đau đầu của bạn sẽ qua đi. Tuy nhiên, đây là phương pháp không ưu tiên vì việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau sẽ gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày…  Hơn nữa, sử dụng trong thời gian dài cũng dễ gây ra nhờn thuốc, mất tác dụng điều trị.

dau-dau-vi-thieu-ngu-ngu-khong-du-giac-1.png
Sử dụng thuốc giảm đau giúp giảm đau nhưng nhiều tác dụng phụ

Đó là lý do nhiều người tìm đến phương pháp đông y với thành phần là các loại thảo dược quý giúp cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả và không gây tác dụng phụ. Một số thảo dược giúp bạn ngủ ngon giấc như hoa lạc tiên, hoa cúc, tâm sen hay đinh lăng với khả năng an thần tốt, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc. Hiện nay, các loại thảo dược này đều được bào chế vào các viên nang nhỏ, dễ uống và hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số phương cách xử lý chứng thiếu ngủ bị đau đầu của mình tại nhà:

  • Chườm trán bằng nhiệt nóng hoặc lạnh trong 5-10 phút để giảm cơn đau đầu
  • Uống nhiều nước bao gồm cả nước hoa quả
  • Nằm nghỉ ngơi thư giãn trong phòng tối
  • Châm cứu hoặc bấm huyệt giúp giảm cơn đau nhanh chóng

Phòng ngừa thiếu ngủ gây đau đầu

Đa số những người bị thiếu ngủ đều do các yếu tố bên ngoài nhiều hơn là bệnh lý, Vì vậy hầu như không cần can thiệp bằng thuốc mà chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt là cải thiện được tình trạng.

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Việc sử dụng chất kích thích sẽ làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ mà không ngon giấc, ngủ gà ngủ gật.
  • Luyện tập yoga và thiền: Những bài tập yoga nhẹ nhàng, sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt từ đó sẽ mang đến những giấc ngủ chất lượng, cải thiện tình trạng thiếu ngủ gây đau đầu.
  • Thay đổi không gian ngủ: Không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng đãng cũng là yếu tố then chốt quyết định chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Đi ngủ và thức giấc đùng giờ: một điều quan trọng giúp bạn không bị rơi vào tình trạng thiếu ngủ chính là việc bạn nên tuân thủ theo giờ sinh hoạt mà mình đã đặt ra trước đó. Khi cơ thể được hoạt động theo đúng trình tự, giấc ngủ sẽ đến dễ dàng và khi thức giấc bạn sẽ cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.

Giấc ngủ là phương pháp chữa lành hiệu quả cho những bộ phận đang tổn thương trong cơ thể. Do đó, khi bạn bị thiếu ngủ gây đau đầu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Hy vọng, bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn