Nằm xuống chóng mặt cẩn thận 13 bệnh lý nguy hiểm chớ có coi thường

Ngày đăng: 07/09/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Chóng mặt là cảm giác mà hầu hết mọi người đều đã từng trải qua, nó có thể chỉ đơn thuần là triệu chứng khi ốm sốt, say nắng,…nhưng đây cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng. Vậy tình trạng nằm xuống bị chóng mặt đến từ những nguyên nhân nào và có nguy hiểm hay không? 

Các biểu hiện của triệu chứng nằm xuống bị chóng mặt 

Những trường hợp nằm xuống bị chóng mặt sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Thấy choáng váng khi bắt đầu nằm xuống hoặc thay đổi tư thế đầu
  • Cảm nhận mọi thứ xung quanh di chuyển và xoay tròn
  • Buồn nôn và nôn
  • Suy giảm thị lực, thính lực
  • Tay chân tê bì hoặc yếu
  • Mạch đập nhanh, hạ huyết áp
  • Cơ thể mất thăng bằng, đi lại khó khăn, có thể bị ngã
Nhiều trường hợp chóng mặt đi kèm với triệu chứng buồn nôn và nôn
Nhiều trường hợp chóng mặt đi kèm với triệu chứng buồn nôn và nôn

nam-xuong-bi-chong-mat nam xuong chong mat va buon non

Những biểu hiện của chóng mặt khi nằm sẽ thường kéo dài dưới một phút và có thể tự biến mất. Tuy nhiên sau một thời gian chúng có thể tái phát trở lại và những biểu hiện này ở mỗi người sẽ khác nhau. Có người khi nằm xuống chỉ cảm thấy chóng mặt nhẹ nhưng cũng có người có thêm cảm giác buồn nôn, ù tai, nhìn đôi,… 

Vì sao nằm xuống bị chóng mặt?

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính 

Phần lớn các trường hợp nằm xuống bị chóng mặt là do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). Đây là một dạng rối loạn tiền đình thường xảy ra khi thay đổi vị trí của đầu một cách đột ngột. Những cơn chóng mặt này có thể nhẹ nhàng hoặc dữ dội nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng và thường kéo dài không quá vài phút. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể lặp lại và tự hết trong vài tuần nhưng cũng có trường hợp bị chóng mặt mãn tính. 

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài việc đa số các trường hợp là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thì triệu chứng chóng mặt khi nằm xuống còn có thể đến từ một số nguyên nhân như:

  • Do chấn thương đầu hoặc chấn thương sọ não
  • Do mắc bệnh Meniere 
  • Do đau nửa đầu Migraine
  • Do u não, thiếu máu não
  • Do giảm lưu lượng máu đột ngột
  • Do bị viêm dây thần kinh tiền đình
  • Do viêm mê cung (là bệnh nhiễm trùng tai, do virus cúm gây ra)
  • Do căng thẳng, mất ngủ kéo dài
  • Do lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần,…
  • Do mắc bệnh lý suy tim, xơ vữa động mạch hoặc loãng xương. 
Stress, mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nằm xuống bị chóng mặt
Stress, mất ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nằm xuống bị chóng mặt

Chẩn đoán triệu chứng bị chóng mặt khi nằm xuống

Để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tình trạng nằm xuống bị chóng mặt thì bác sĩ có thể loại trừ các vấn đề gây chóng mặt như: bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh suy nhược thần kinh,…sau đó yêu cầu bệnh nhân di chuyển đầu và mắt để xác định loại chuyển động kích hoạt đến chứng chóng mặt khi nằm. 

Bên cạnh đó, tuỳ thuộc và triệu chứng đi kèm cùng tần suất chóng mặt mà người bệnh có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân như: chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, chụp CT, kỹ thuật ghi điện tử xác định chuyển động bất thường của mắt,…

Cách điều trị tình trạng chóng mặt khi nằm xuống

Phần lớn các trường hợp chóng mặt khi nằm xuống thường khá lành tính và người bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị dựa theo nguyên nhân gây bệnh.

Với những trường hợp chóng mặt do chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thì thường được điều trị bằng phương pháp tái định vị sỏi tai, sử dụng thuốc hoặc dùng thủ thuật phóng thích thạch nhĩ. 

 Một số loại trà thảo mộc có thể cải thiện tình trạng chóng mặt
Một số loại trà thảo mộc có thể cải thiện tình trạng chóng mặt

Với những trường hợp chóng mặt do suy nhược cơ thể, thiếu máu,…thì có thể được bác sĩ kê cho các loại vitamin và khoáng chất, đồng thời tư vấn về chế độ sinh hoạt phù hợp. Người bệnh có thể có những thay đổi về lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống như sau để khắc phục và phòng tránh tình trạng nằm xuống bị chóng mặt: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đặc biệt là cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B6,…đồng thời cần hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ ngọt,…Khi bị chóng mặt có thể bổ sung nước mật ong, nước nha đam, trà gừng, trà thảo mộc,…để cải thiện tình trạng.
  • Nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để có thể ổn định lại hoạt động của hệ thần kinh. Cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và có thể thử massage hoặc ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ để có giấc ngủ sâu và chất lượng hơn. Sau khi thức dậy thì nên từ từ chống tay rồi ngồi dậy, không nên ngồi bật dậy một cách đột ngột. 
  • Cố gắng hạn chế tình trạng stress, lo âu kéo dài. Có thể xem phim, nghe nhạc, đọc sách hoặc chơi các trò giải trí nhẹ nhàng mà bạn thích để giúp tinh thần thư giãn hơn. 
  • Nên dành 30-40 phút mỗi ngày cho việc vận động. Bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ, đạp xe,…
  • Cần chú ý theo dõi các biểu hiện đi kèm khi chóng mặt để có thể thông báo với bác sĩ, nhằm mang lại hiệu quả trong việc xác định nguyên nhân. 

Nhìn chung, đa phần tình trạng nằm xuống bị chóng mặt không quá nguy hiểm nhưng không vì thế mà chủ quan. Với những trường hợp tình trạng chóng mặt dữ dội và kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời. 

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Hoa mắt chóng mặt":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn