Tai biến ở người trẻ 6 dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ cao bị tai biến

Ngày đăng: 28/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Tai biến mạch máu não không chỉ là bệnh của người già mà còn có thể xảy ra ở người trẻ? Theo thống kê, khoảng 10% số ca tai biến mạch máu não là ở độ tuổi dưới 45 tuổi. Vậy nguyên nhân nào khiến người trẻ bị tai biến và làm thế nào để phát hiện và xử trí kịp thời tai biến ở người trẻ? Hãy cùng AZtrinao tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Vì sao ngày càng nhiều người trẻ bị tai biến?

Tai biến mạch máu não (đột quỵ)  là tình trạng một phần của não bị thiếu máu do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu, dẫn đến chết tế bào não. Có nhiều nguyên nhân gây tai biến khác nhau và nguyên nhân phổ biến gây tai biến ở người trẻ là do các yếu tố nguy cơ tim mạch, như:

Cô gái trẻ đang tập thể dục thì bị đột quỵ
Có nhiều nguyên nhân gây tai biến ở người trẻ thường bị bỏ qua
  • Cao huyết áp: là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tai biến mạch máu não, gây ra khoảng 60% số ca tai biến. Cao huyết áp ở người trẻ làm tăng áp lực trong các mạch máu, dễ gây vỡ hoặc hẹp các động mạch não.
  • Tiểu đường: làm tăng nồng độ đường trong máu, gây tổn thương các mạch máu nhỏ, khiến mạch máu kém linh hoạt và dễ bị tắc nghẽn.
  • Béo phì: người trẻ bị béo phì, thừa cân, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu và các rối loạn tim mạch khác.
  • Hút thuốc lá: làm hại các thành mạch, gây co thắt và tăng áp lực trong các động mạch, dễ gây vỡ hoặc tắc nghẽn.
  • Rượu bia: người trẻ không tránh khỏi những lúc phải giao lưu, rượu bia tiếp khách, nhưng uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng huyết áp, gây loạn nhịp tim và giảm khả năng đông máu.
  • Stress: dễ làm tăng huyết áp, gây co thắt các động mạch và giảm khả năng miễn dịch.

Những yếu tố nguy cơ trên có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng ngày càng phổ biến ở người trẻ do lối sống hiện đại, căng thẳng và ít vận động. 

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây tai biến ở người trẻ bao gồm: 

  • Gia đình, người thân có tiền sử về tai biến hoặc các bệnh tim mạch, huyết áp. 
  • Người trẻ các bệnh lý về máu, như thiếu máu tan huyết, bệnh máu nhiễm mỡ hoặc bệnh máu đông quá mức.
  • Người trẻ bị các bệnh lý về tim, như bệnh tim bẩm sinh, viêm nhiễm tim hoặc loạn nhịp tim.
  • Người trẻ mắc các bệnh lý về não, như u não, viêm não hoặc xơ cứng đa dạng.
  • Dùng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến đông máu, như thuốc tránh thai, thuốc chống đông hoặc thuốc chống đột quỵ.
  • Bị chấn thương đầu, gây tổn thương các mạch máu não.

Dấu hiệu tai biến ở người trẻ

Tai biến mạch máu não có thể xảy ra bất ngờ và nhanh chóng, nên quan trọng là phải nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo để có thể cấp cứu kịp thời. 

triệu chứng đột quỵ ở người trẻ cảnh báo trước
Đau đầu, khó thở, khó nói… là những dấu hiệu điển hình cả tai biến mạch máu não

Một số dấu hiệu phổ biến của tai biến mạch máu não ở người trẻ cần hết sức chú ý gồm:

  • Đột ngột bị mất cảm giác, liệt tạm thời hoặc yếu một bên cơ thể, đặc biệt là ở mặt, tay hoặc chân. Mặt có thể bị méo sang một bên, chân tay tê cứng không cứ động được. 
  • Đột nhiên bị khó nói hoặc hiểu lời nói của người khác, có thể kèm theo nói lắp hoặc nói không rõ ràng, không nói được, khả năng viết, đọc, tính toán cũng suy giảm. 
  • Bị mất thăng bằng hoặc chóng mặt, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cảm giác đau đầu rất dữ dội, không rõ nguyên nhân, có thể kèm theo nhức mắt hoặc chói sáng.
  • Dường như bị mất thị lực hoặc nhìn mờ một hoặc hai mắt, có thể kèm theo nhìn kép hoặc nhìn méo mó.
  • Rối loạn ý thức, nói năng liên thiên, lú lẫn, ngủ li bì, ngủ gật, tiểu tiện không kiểm soát hoặc co giật. 

Nếu bạn hay người thân của bạn có 2-3 dấu hiệu tai biến kể trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và đưa đến bệnh viện gần nhất. Không nên tự ý uống thuốc hay chờ xem tình hình có cải thiện hay không. Càng chậm trễ trong việc cấp cứu, càng tăng nguy cơ tử vong hoặc di chứng nặng nề.

Hướng dẫn cách xử trí khi gặp trường hợp người trẻ bị tai biến 

Trong trường hợp cấp cứu chưa đến kịp và người bị tai biến vẫn tiếp tục chuyển biến xấu hãy thực hiện sơ cứu khẩn cấp theo hướng dẫn dưới đây. 

Sơ cứu khi gặp người trẻ bị đột quỵ
Sơ cứu người bị tai biến nhanh chóng, kịp thời là điều vô cùng quan trọng
  • Quan sát kỹ các biểu hiện của người bị tai biến để cung cấp cho nhân viên ý tế khi họ đến nơi. 
  • Di chuyển người bị tai biến đến nơi bằng phẳng, thoáng mát, để bệnh nhân nằm trong tư thế thoải mái, duối thẳng chân, kê đầu cao khoảng 30 độ. Nới lỏng quần áo và phụ kiện trên người họ. 
  • Nếu nạn nhân bị liệt hoặc yếu một bên cơ thể, hãy giúp họ nằm xuống và nâng cao phần cơ thể bị liệt lên cao hơn tim. 
  • Nếu nạn nhân bị khó thở, hãy giúp họ ngồi dậy và gỡ bỏ các vật cản ở cổ và miệng. Trấn an người bị tai biến và cổ vũ họ hít thở sâu, đều đặn. 
  • Nếu nạn nhân bị nôn mửa, hãy giúp họ nằm nghiêng sang một bên để tránh hít phải nôn.
  • Nếu nạn nhân bị đau đầu dữ dội, hãy giúp họ uống một liều thuốc giảm đau thông thường, như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuyện đối, không nên cho họ uống thuốc chống đông máu.

Làm sao để ngăn ngừa tai biến ở người trẻ?

Các biện pháp phòng ngừa tai biến sớm là cách cần thiết để ngăn chặn cơn tai biến ở người trẻ xảy ra cũng như giảm thiểu hậu quả, di chứng do tai biến để lại. 

Để phòng ngừa tai biến, người trẻ cần lưu ý một số điều sau: 

  • Kiểm soát và duy trì huyết áp ổn định 
  • Điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ mãu,…
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, giảm cân nếu đang bị thừa cân béo phì. 
  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc và đảm bảo giấc ngủ chất lượng 
  • Tránh căng thẳng, stress quá độ. Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ. 
  • Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ có hại cho sức khỏe tim mạch, gây tăng cân
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước tăng lực có gas,… 

Tai biến ở người trẻ gây di chứng gì? 

Tai biến mạch máu não có chữa được không và di chứng để lại như thế nào là vấn đề được nhiều người đặt câu hỏi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, việc xử lý tai biến có kịp thời hay không và khả năng tự phục hồi của người bệnh mà hiệu quả điều trị và di chứng để lại sẽ khác nhau. 

Nhưng dù nặng hay nhẹ, tai biến cũng làm tổn thương một phần não bộ, làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy, nhận thức, ngôn ngữ và cảm xúc của người bệnh. Dó đó, người trẻ bị tai biến có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới, hoàn thành công việc được giao, hay giao tiếp với người khác. Điều này có thể làm giảm hiệu quả làm việc, cũng như cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp của họ.

Tai biến ở người trẻ có thể để lại di chứng nặng nề
Tai biến ở người trẻ có thể để lại di chứng nặng nề

Nếu các di chứng để lại nặng nền hơn như bị liệt, người bệnh có thể khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân và sinh hoạt hàng ngày từ việc tự di chuyển, ăn uống, đến vệ sinh cá nhân và phải phụ thuộc vào người khác. 

Sau cơn tai biến tính cách, cảm xúc và tâm lý của người bệnh có thể bị thay đổi. Người trẻ bị tai biến có thể trở nên buồn rầu, trầm cảm, hay cáu kỉnh, cảm thấy cô đơn, xa lánh và thiếu sự quan tâm, mất tự tin trước bạn bè và người thân. 

Vì vậy, quá trình chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não người nhà bệnh nhân cần kiên nhẫn, hỗ trở cả về mặt tinh thần để giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hạn chế di chứng nặng. 

Hi vọng với những thông tin trên đây có thể giúp các bạn trẻ hiểu hơn về căn bệnh tai biến cực kỳ nguy hiểm và tránh chủ quan trước những biểu hiện tai biến đã được cảnh báo cũng như biết cách phòng, xử lý khi gặp tình trạng này. Bạn cũng có thể kiểm tra tai biến tại nhà bằng những bài kiểm tra đơn giản tại đây

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn