Bạn có nguy cơ mắc đột quỵ hay không cùng tự kiểm tra đột quỵ đơn giản nhanh chóng với một số phương pháp sau đây để đánh giá xem nhé. Hãy thử nhiều phương pháp thay vì một và nếu có trên 2 hãy đi khám ngay.
Vai trò của nhận diện dầu hiệu sớm của đột quỵ
Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm mà bất cứ ai khi nghe đến đều cảm thấy rùng mình vì những biến chứng mà nó mang lại. Bệnh lý này rất khó điều trị nhưng nếu bạn phát hiện ra những biểu hiện sớm của bệnh, sẽ phần nào ngăn ngừa được việc tái phát một cơn đột quỵ thực sự. Chính vì vậy, việc nhận diện dấu hiệu sớm của đột quỵ là điều vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, việc phát hiện sớm không phải điều đơn giản và dễ dàng, bởi hầu hết những dấu hiệu này đều thoáng qua không để lại di chứng quá nhiều nên người bệnh không nhận ra. Hơn nữa, những triệu chứng đó còn dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Theo các chuyên gia y tế, việc xác định được những dấu hiệu của bệnh đột quỵ trước 1 tuần có thể giúp hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Chúng ta cũng biết rằng với bệnh lý đột quỵ, thời gian chính là chìa khóa giúp chữa bệnh này. Nếu người bệnh được can thiệp y tế trong vòng 2-4 giờ sau đột quỵ, có thể giải quyết dứt điểm tình trạng đột quỵ và phục hồi sức khỏe sau đột quỵ hoàn toàn. Thời gian chữa trị càng kéo dài, thì các biến chứng càng nguy hiểm và khó hồi phục.
Hướng dẫn kiểm tra đột quỵ tại nhà
Cũng bởi tầm quan trọng của thời gian, nên người bệnh nên chú ý quan tâm tới sức khỏe cũng như kiểm tra đột quỵ tại nhà để đảm bảo luôn được đưa đến cơ sở y tế nhanh và chữa sớm nhất có thể.
Đứng một chân kiểm tra đột quỵ
Một trong những bài test đột quỵ đơn giản và phổ biến nhất hiện nay chính là đứng một chân giữ thăng bằng để kiểm tra trạng thái đột quỵ. Theo các thống kê đã chỉ ra rằng nếu như bạn cảm thấy chóng mặt, tay chân yếu, tê bì hay không thể đứng vững và giữ thế quá 20s thì rất có thể bạn đang có dấu hiệu sớm của đột quỵ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây không phải là một động tác khó với người bình thường nhưng lại là trở ngại với người có các dấu hiệu đột quỵ. Điều này được lý giải là do khi bạn đứng bằng một chân và giữ thăng bằng không được thì rất có thể các mạch máu của bạn đang có những cục máu đông xâm chiếm, và điều này chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đột quỵ sau đó.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng trên mặt phẳng
- Từ từ đưa hai tay dang ngang, rộng bằng vai
- Đưa một chân co lên cao, sao cho vuông góc với mặt thảm
- Hít thở bình thường và giữ thế trong vòng 1 phút
Nếu bạn chỉ giữ được 20s, hoặc gặp các trạng thái như kể trên, bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám và chiếu chụp tìm ra các mạch máu đang bị tổn thương và chữa trị sớm, tránh những cơn đột quỵ không mong muốn.
Kiểm tra sức mạnh cơ tay
Một trong những biểu hiện thường gặp của những người đột quỵ là sức mạnh của tay chân sẽ bị yếu dần đi hoặc sẽ rơi vào trạng thái tê bì. Chính vì vậy, bài tập kiểm tra sức mạnh của cơ tay sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm tra được tình hình sức khỏe của mình, từ đó sẽ có hướng điều trị sớm.
Cách thực hiện:
- Hai chân đứng thoải mái
- Đưa hai tay ngang vai, lòng bàn tay hướng lên trên
- Giữ thế thoải mái, không gồng cơ
Kiểm tra tư thế của tay sau 1 phút giữ thế. Nếu bạn thấy tay của mình vẫn đang ở vị trí bình thường như mới ban đầu thì có nghĩa hiện tại sức khỏe của bạn vẫn đang khá tốt, và chưa có dấu hiệu sớm của đột quỵ. Ngược lại nếu bạn thấy tay mình vẹo sang một bên thì bạn cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, và chữa trị sớm.
Phương pháp đi trên một đường thẳng
Một vấn đề quan trọng với những người có những dấu hiệu bệnh lý liên quan đến đột quỵ là khả năng giữ thăng bằng kém. Họ không thể giữ thăng bằng trong thời gian lâu hoặc cảm thấy chóng mặt khi cố làm những điều ấy. Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các phương pháp khác nhau để hình thành các bài kiểm tra đột quỵ tại nhà đơn giản và dễ dàng, trong đó có phương pháp đi trên một đường thẳng.
Tương tự như những bài kiểm tra trên, cách thực hiện của phương pháp này cũng khá đơn giản và không có gì phức tạp với người bình thường. Tuy nhiên, đây lại là bước quan trọng giúp xác định được mức độ nguy hiểm của bạn như thế nào trước bệnh lý đột quỵ.
Cách thực hiện
- Vạch một đường thẳng dài khoảng hai mét trên nền nhà, hoặc đi theo chỉ lát nền
- Bạn bước đi làm sao cho phần mũi chân sau chạm gót chân trước và đi liên tục không dừng lại
Nếu trong quá trình thực hiện bạn gặp các triệu chứng đau đầu chóng mặt, người mệt mỏi khó chịu, thì điều này có nghĩa bạn đang có nguy cơ mắc đột quỵ cao và bạn cần kiểm tra y tế ngay khi có thể.
Thực hiện chạm tay
Với những người có nguy cơ cao tiềm ẩn đột quỵ bất cứ lúc nào, sẽ có những biểu hiện sớm liên quan đến mối liên quan giữa tay và mắt. Họ sẽ phản ứng chậm hoặc phản ứng sai giữa hai bộ phận này, do vậy bài tập thực hiện chạm tay, sẽ phát hiện ra ai là người đang có dấu hiệu của đột quỵ. Với bài test đột quỵ này bạn sẽ cần một người giúp đỡ, thay vì thực hiện một mình như các bài tập trước
Cách thực hiện:
- Bạn và người hỗ trợ ngồi đối diện nhau trong một khoảng cách nhất định
- Bạn đưa ngón tay trỏ chạm vào đầu ngón tay của người hỗ trợ, sau đó chạm vào mũi mình. Thực hiện động tác liên tục nhiều lần, và tay của người hỗ trợ có thể di chuyển.
Nếu bạn gặp khó khăn trong thực hiện thao tác, hoặc chạm sai vào tay hoặc mũi đối phương thì rất có thể hệ thần kinh của bạn đang hoạt động không tốt, dẫn đến đưa ra các phản xạ không chính xác. Với tình huống này, bạn cũng nên đi kiểm tra để xác định bệnh lý sớm.
Đột quỵ là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và thường gặp, việc kiểm tra đột quỵ thường xuyên là cách phòng chống đột quỵ tốt nhất giúp bạn mau chóng và kịp thời xử lý. Bên cạnh đó, hãy giữ cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo có một sức khỏe tốt.
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh