Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể chịu nhiều di chứng khiến một vài chức năng cơ thể không hoạt động bình thường và người bệnh cần phải có sự hỗ trợ của người khác để thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Việc chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi. Vậy chăm sóc như thế nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả?
Tai biến mạch máu não để lại những di chứng gì?
Tai biến mạch máu não là mối đe doạ nguy hiểm với tính mạng con người, là yếu tố có nguy cơ gây tử vong thuộc top 10 thế giới. Ngoài ra, với những trường hợp may mắn sống sót thì cũng có thể chịu nhiều biến chứng như: phù não, động kinh, liệt một phần cơ thể hoặc cả người, mất khả năng vận động, rối loạn nuốt, rối loạn giấc ngủ, co cứng cơ, trầm cảm,…

Các biến chứng tai biến có thể khác nhau và nó phụ thuộc vào một số yếu tố như: nguyên nhân dẫn đến tai biến, phương pháp điều trị, thời điểm cấp cứu, quá trình chăm sóc phục hồi,…
Chính vì vậy, cần chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não đúng cách để có thể làm thuyên giảm các biến chứng, giúp người bệnh sớm hồi phục.
Cách chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não
Xây dựng chế độ ăn uống
Khi chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não thì không thể bỏ qua việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh nhanh phục hồi và phòng ngừa tái phát bệnh. Với những thực phẩm có hàm lượng đường, muối, cholesterol cao,… có thể ảnh hưởng đến người bệnh. Do đó, khi chăm sóc cần nắm bắt được người bị tai biến nên kiêng ăn gì để xây dựng thực đơn phù hợp.
Ngoài ra, về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày dành cho người bệnh, cần cân bằng giữa chất bột đường, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường một số loại thực phẩm có lợi như: cá, rau xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa chua,…
Bên cạnh đó, cần chú ý các món ăn nên được chế biến ở dạng lỏng như súp, cháo,…hoặc nấu chín kĩ, cắt nhỏ, làm mềm để người bệnh dễ hấp thu và tiêu hoá. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và không nên để người bệnh ăn quá no.

Trong trường hợp người bệnh tai biến bị hôn mê hay rối loạn nuốt thì người bệnh cần ăn uống qua sonde. Người nhà cần lưu ý thức ăn phải đủ lỏng, đủ ấm, đủ dinh dưỡng và nên kiểm tra trước khi cho ăn. Sau lần bơm thức ăn cuối cùng qua sonde thì cần bơm thêm 20ml nước lọc để tránh thức ăn bị lên men ở trong sonde.
Xây dựng chế độ tập luyện
Việc tập luyện đúng cách có thể giúp người bệnh sau tai biến có thể phục hồi nhanh chóng hơn. Nếu đủ sức khoẻ, người bệnh có thể tập luyện tại bệnh viện từ những ngày đầu sau khi điều trị tai biến.
Mức độ luyện tập đơn giản hay phức tạp sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh và thường thì các vận động này sẽ cần sự hỗ trợ của người thân, bao gồm thay đổi tư thế nằm để tránh lở loét, vệ sinh răng miệng, xoa bóp các khớp để máu lưu thông, tránh teo cơ, cứng khớp.
Sau khi xuất viện thì người bệnh có thể thực hiện một số bài tập tại nhà hoặc đến phòng tập vật lý trị liệu cho người tai biến để phục hồi chức năng. Một số bài tập có thể áp dụng cho người bệnh bao gồm:
- Bài tập phục hồi chức năng vận động: người bệnh có thể tập các bài tập đơn giản như cầm nắm đồ dùng, duỗi tay chân,….đến các bài tập phức tạp hơn như tập chuyển trọng lượng giữa hai chân, tập giữ thăng bằng, tập đi bộm,…
- Bài tập phục hồi khả năng ngôn ngữ: với những trường hợp người bệnh tai biến bị mất khả năng ngôn ngữ thì người bệnh có thể tập nói những câu đơn giản như đếm số, chữ cái,…rồi đến mô tả đồ vật hoặc đọc một đoạn văn. Trong khoảng 3 tháng đầu, người bệnh nên dành 40-100 tiếng để luyện nói để sớm khôi phục khả năng ngôn ngữ của mình.
Chăm sóc tâm lý cho người bệnh
Ngoài những di chứng nặng nề về mặt thể chất thì tâm lý của người bệnh tai biến cũng bị ảnh hưởng. Có đến 30-50% người bệnh sau tai biến bị mắc trầm cảm do áp lực khi đối diện với tình trạng thể chất đi xuống. Bên cạnh đó, việc quan tâm chăm sóc của người nhà cũng có thể khiến người bệnh bất lực, cảm thấy bị phụ thuộc, do đó trở nên buồn bã và khép mình hơn.
Chính vì vậy, để người bệnh tự chủ trong một số hoạt động đơn giản có thể giúp họ giải toả tiêu cực. Gia đình có thể hỗ trợ để người bệnh tự ăn uống, rửa mặt, thay quần áo,…trong khả năng của họ. Điều này cũng có thể khiến họ trở nên vui vẻ, lạc quan hơn.

Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não trong sinh hoạt
Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não trong sinh hoạt thì cần chú ý một số vấn đề như:
- Vấn đề vệ sinh
Khi chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não thì cần giữ cho da của người bệnh khô thoáng và sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng. Có thể xoa bóp và hỗ trợ người bệnh di chuyển để giúp máu lưu thông, hạn chế được tình trạng lở loét do tì đè.
Với những trường hợp người bệnh sử dụng sonde tiểu, dẫn lưu,…thì cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
Khi tắm rửa cho người bệnh thì nên chọn nơi kín gió, có nhiệt độ phòng và nhiệt độ nước tắm đủ ẩm. Không nên tắm buổi tối và tắm quá lâu, chỉ nên tắm 5-7 phút rồi lau khô người.
Người bệnh sau tai biến thường gặp khó khăn trong việc tại điện hay tiểu tiện. Vì vậy có thể cho người bệnh dùng bỉm hoặc bô và vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh sau mỗi lần đại – tiểu tiện để phòng viêm nhiễm.
- Về giường nằm của người bệnh
Người bệnh tai biến nên nằm nghỉ ở những nơi thông thoáng, đủ ánh sáng, không có gió lùa, ẩm mốc. Với những trường hợp người bệnh bị liệt chi thì nên lựa chọn đệm hơi hoặc đệm nước, giường có thanh chắn và đầu giường có thể nâng cao được. Khi người bệnh nằm nghiêng thì có thể sử dụng thêm gối để chống đỡ lưng, đầu.
- Về chế độ sinh hoạt của người bệnh
Để hồi phục sức khoẻ tốt hơn và tránh tái phát tai biến thì người bệnh cần từ bỏ thuốc lá và rượu bia, chất kích thích,…đồng thời uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần thư giãn đầu óc, nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc quá sức. Với người cao tuổi thì nên đặc biệt chú ý giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm được các lưu ý khi chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não. Đây là một quá trình kéo dài, đòi hỏi cần phải có sự kiên nhẫn và cẩn trọng. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp người bệnh sớm hồi phục mà còn giúp kéo dài tuổi thọ và tránh được tái phát.
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Chị Uyên 48 tuổi - Tạm biệt hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não nhờ AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh