Suy giảm nhận thức: Điều trị khó nhưng nắm rõ nguyên tắc này có thể phòng tránh tốt

Ngày đăng: 24/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Suy giảm nhận thức là chứng bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và được coi là một phần trong quá trình lão hóa. Tuy nhiên, ngày nay chứng bệnh này ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa dần, gây nhiều quan ngại. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chứng suy giảm nhận thức, và cách khắc phục chứng bệnh này.

Suy giảm nhận thức là gì?

Suy giảm nhận thức là thuật ngữ không quá phổ biến nên không phải ai cũng biết, nhưng thực chất đây là giai đoạn giữa của chứng mất trí nhớ hay còn gọi là đãng trí tuổi già. Chứng bệnh này xuất hiện khi cơ thể bắt đầu lão hóa, não bộ sẽ mất dần đi các noron thần kinh, khiến khả năng nhận thức của người bệnh sẽ dần suy giảm.

hoi-chung-alzheimer-la-gi-1.jpg
Chứng suy giảm nhận thức thường gặp ở người già

Sẽ không có gì đáng bàn cãi khi bước vào tuổi già, chứng bệnh này xuất hiện, nhưng ngày nay chứng suy giảm nhận thức này đang trẻ hóa dần, khi rất nhiều người trước 60 tuổi đã rơi vào trạng thái lú lẫn không làm chủ được hành vi của mình. Hơn nữa, suy giảm nhận thức cũng xảy ra với diễn biến nhanh và dấu hiệu không rõ ràng, khiến người bệnh khó nhận biết và có hướng điều trị cụ thể.

Ngoài ra, suy giảm nhận thức còn có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer – căn bệnh “ám ảnh” hay gặp ở người già.

Dấu hiệu suy giảm nhận thức thường gặp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi sinh ra mỗi chúng ta sẽ có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, và số lượng này sẽ không tăng lên giống như các tế bào khác trong cơ thể khi chúng ta trưởng thành mà chúng sẽ mất đi theo thời gian. Hay nói cách khác nơron thần kinh là tế bào duy nhất trong cơ thể mất đi hằng ngày và không có khả năng tái tạo. Đó chính là lý do, càng lớn tuổi, chúng ta càng hay quên. Đây được xem là hiện tượng bình thường của tạo hóa.

Hay quên những sự kiện hằng ngày

Triệu chứng thường thấy của những người bị suy giảm nhận thức chính là mất đi trí nhớ ngắn hạn của mình. Điều này biểu thị bằng việc người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái lúc nhớ lúc quên. Họ sẽ quên đi những cuộc hẹn, ngày sinh nhật, vị trí của đồ vật, hay thậm chí là cả những việc mà mình chuẩn bị định nói ra.

Khi chuyện “nhớ nhớ quên quên”  diễn ra với tần suất nhiều hơn thì đồng nghĩa với việc tình trạng suy giảm nhận thức của bạn đang ngày càng nặng hơn.

Mất khả năng định hướng trong công việc và cuộc sống

Sau những biểu hiện hay quên, người bệnh sẽ mất dần khả năng sắp xếp kế hoạch công việc hay cuộc sống của mình. Họ thường sẽ mất tập trung công việc, lơ đãng, mơ hồ trong các buổi họp và không thể đưa ra quyết định nhanh chóng. Việc xử lý thông tin với người bệnh trở nên khó khăn, khi não bộ ngày càng trì trệ và lão hóa.

Ngay cả trong cuộc sống hằng ngày, những thao tác chăm sóc bản thân cơ bản cũng dần trở lên nặng nề và khó khăn với người bệnh. Nếu không được luyện tập, người bệnh sẽ mất dần khả năng chăm sóc bản thân, và dần trở thành người lớn với trí óc trẻ con.

Quên dần những điều thân thuộc nhất

Với những người rơi vào tình trạng suy giảm nhận thức, họ sẽ dần mất đi nhận thức cơ bản của một con người, ngay cả những nhận thức cơ bản cũng trở nên khó khăn. Bên cạnh quên đi những điều nhỏ nhặt tưởng như vô hại, người bệnh sẽ quên đi những ký ức của mình, hoặc quên cả những người thân xung quanh mình, thậm chí là chính bản thân mình.

suy giảm nhận thức dẫn đến nhiều vấn đề cuộc sống
Quên dần những thứ xung quanh là biểu hiện của chứng suy giảm nhận thức

Giai đoạn này, người bệnh sẽ thường bị đi lạc, đi trong trạng thái vô hồn không xác định điểm đến và chỉ khi giật mình “tỉnh dậy” mới biết mình đã đi lạc. Người bệnh gặp khó khăn trong việc tìm đường về nhà hay tìm sự giúp đỡ từ người khác. Vì vậy, ở giai đoạn này người thân nên dành thời gian chăm sóc và giám sát tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Tâm lý luôn bất ổn và khó kiểm soát

Phần lớn người bị suy giảm nhận thức sẽ thể hiện cảm xúc của mình như một đứa trẻ, chợt vui, chợt buồn hay tức giận, cau có và không thể kiểm soát được tâm lý hay hành vi của mình. Trạng thái tâm lý xuất hiện và biến mất một cách tự nhiên, khiến người xung quanh cũng như người bệnh cảm thấy khó chịu.

Tình trạng lúc nhớ, lúc quên và hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu như không hiểu tại sao mình lại ở đây?, mình là ai?… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, căng thẳng, đầu óc như muốn vỡ tung, dẫn tới trạng thái tâm lý bất ổn. Chính vì vậy, có rất nhiều bệnh nhân suy giảm nhận thức đã tự hành hạ bản thân hoặc tìm đến cái chết để giải thoát cho chính mình.

Nguyên nhân gây ra chứng suy giảm nhận thức

Nguyên nhân chính gây ra chứng suy giảm nhận thức là do tuổi tác, cơ thể lão hóa gây ra bệnh. Tuy nhiên, các yếu tố về bệnh lý và các tác động từ bên ngoài cũng là các yếu tố phụ trợ đẩy mạnh và nhanh quá trình lão hóa, khiến căn bệnh này xuất hiện sớm và khó điều trị.

Nhóm bệnh lý tác động gây suy giảm nhận thức

Tuy không quá phổ biến, nhưng các bệnh lý về não bộ dẫn tới chứng suy giảm nhận thức. Với nguyên nhân này, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng suy giảm nhận thức, mất trí nhớ rất nhanh và không có khả năng hồi phục.

Một trong những căn bệnh mất trí phổ biến hiện nay với dấu hiệu ban đầu là chứng suy giảm nhận thức và mất hẳn nhận thức, có thể dẫn tới tử vong sau đó. Chứng bệnh này hiện nay y khoa vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả, tất cả phác đồ áp dụng chỉ hạn chế sự phát triển của bệnh và hỗ trợ điều trị về triệu chứng của bệnh.

Khi não bộ xuất hiện các vùng tổn thương và không được có khả năng chữa lành hoàn toàn, sẽ khiến khả năng ghi nhớ và nhận thức bị giảm sút. Hầu hết, những bệnh nhân có tiền sử bị u não, hay đã từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy giảm nhận thức cao hơn người bình thường. Với những người bị bệnh về não, sẽ thúc đẩy bệnh suy giảm trí nhớ từ nhẹ sang nặng nhanh hơn.

Nhóm nguyên nhân chính – sinh lý

  • Tuổi già có nguy cơ mắc bệnh suy giảm nhận thức cao hơn

Tuổi tác là một phần trong các nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý, trong đó có suy giảm nhận thức. Khi bắt đầu bước vào tuổi 30, cơ thể chúng ta đã bắt đầu quá trình lão hóa với những biểu hiện rất rõ ràng. Chúng ta sẽ nhận thấy da trở lên sần sùi, sạm đi, phần tóc cũng rụng nhiều hơn và bên trong cơ thể cũng có những biến chuyển xấu đi hay ốm và các loại bệnh kéo tới.

Bản chất của chứng suy giảm nhận thức là do não bộ bị lão hóa do tuổi tác. Đây cũng được xem là hiện tượng thuận tự nhiên vì khi chúng ta già đi thì các bộ phận trên cơ thể cũng vậy. Các noron thần kinh sẽ tiêu biến từng ngày và không có khả năng hồi phục, khiến não bộ trở lên trì trệ, hoạt động chậm chạp.

  • Lối sống sinh hoạt không lành mạnh

Mặc dù tuổi tác là nguyên nhân chính của chứng suy giảm nhận thức, nhưng hiện nay căn bệnh này đang trẻ hóa dần, khi rất nhiều người trẻ (trước 60 tuổi) có dấu hiệu suy giảm nhận thức nhẹ. Điều này được các chuyên gia lý giải có thể do di truyền hoặc do lối sống sinh hoạt kém lành mạnh của người trẻ hiện nay.

su-dung-ruou-bia.jpg
Sử dụng chất kích thích là nguyên nhân gây ra chứng suy giảm nhận thức

Thường xuyên ngủ muộn, dậy muộn, ngủ không đủ giấc, hay sử dụng quá nhiều chất kích thích, ăn uống không khoa học… cũng là tác nhân khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái “già cỗi”, phát sinh ra rất nhiều loại bệnh tật và đương nhiên não bộ là nơi chịu nhiều tổn thương nhất. Theo như các chuyên gia, nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc, sẽ dẫn tới tình trạng già hóa hay mất trí nhớ khi còn trẻ.

Cách điều trị và phòng ngừa chứng suy giảm nhận thức

Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, ai cũng sẽ phải trải qua thời kỳ suy giảm nhận thức, nhưng biểu hiện bệnh ở mỗi người khác nhau, một phần do cơ địa một phần do cách sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe. Điều này được minh chứng bằng việc rất nhiều người lớn tuổi nhưng đầu óc vẫn rất minh mẫn và khỏe mạnh chẳng khác gì người trẻ.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày

Suy giảm nhận thức mạn tính sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Một trong những yếu tố quyết định tới việc ngăn ngừa tình trạng suy giảm nhận thức. Bạn nên sớm xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt khoa học, đảm bảo sức khỏe.

  • Bạn có thể áp dụng chế độ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, thay vì đi ngủ muộn và sử dụng các thiết bị điện tử liên tục, sẽ làm giấc ngủ gián đoạn, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của não bộ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, thay vào đó là nước ép hoặc nước hoa quả tốt cho quá trình chuyển hóa và tăng cường đề kháng
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc chất bảo quản: Những loại thực phẩm này không tốt cho tim mạch, rất dễ làm chậm quá trình vận chuyển máu lên não (thiếu máu não) gây ra chứng hay quên.
  • Sử dụng các loại thực phẩm nhiều omega 3 như cá ngừ, cá hồi… giúp tăng cường sự truyền tải dopamine – hoạt chất tốt cho trí nhớ, điều hòa giấc ngủ…

Tham gia tập luyện thể dục thể thao

Thay vì ngồi hàng giờ trước máy tính, hay nằm dài nghịch điện thoại, bạn nên chọn cho bản thân một môn thể thao yêu thích vừa giải tỏa căng thẳng vừa nâng cao sức khỏe. Bạn có thể chọn yoga, thiền, hay thái cực quyền là những bộ môn giúp thư giãn não bộ và tốt cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng tới não bộ.

tap-the-duc-tang-cuong-suc-khoe.jpg
Rèn luyện thể thao, nâng cao sức khỏe

Ngoài ra, bạn cũng nên chơi các trò chơi mang tính ghi nhớ như chơi cờ, nhìn vật đoán tên, ghép chữ… cũng thúc đẩy não bộ có thời gian luyện tập, ghi nhớ và ngăn ngừa quá trình lão hóa diễn ra.

Chăm sóc sức khỏe tâm lý

Sức khỏe tâm lý thường bị chúng ta bỏ quên, vì nghĩ nó không quá quan trọng. Tuy nhiên, nếu tâm lý của chúng ta bất ổn, thường xuyên gặp căng thẳng, sẽ khiến não bộ rơi vào tình trạng “căng như dây đàn” thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa diễn ra ở hệ thần kinh.

Vì vậy, sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, bạn nên dành thời gian để thư giãn đầu óc của mình bằng việc nghe một bản nhạc, ngồi thiền hoặc đi bộ, giúp giải tỏa căng thẳng và cân bằng năng lượng.

Bổ sung thuốc bổ não sớm

Não bộ cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, cần được chúng ta quan tâm và chăm sóc, nhất là khi bước vào lứa tuổi lão hóa. Tại thời điểm này, việc bổ sung dinh dưỡng qua các bữa ăn là chưa đủ, người lớn tuổi nên bổ sung các loại thuốc hoạt huyết, bổ huyết giúp não bộ được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết để nuôi các tế bào não.

Các tế bào thần kinh nếu không được nạp đủ oxy và dưỡng chất, sẽ tự động suy yếu, chết đi” và không có khả năng tự tái tạo. Do đó, các sản phẩm hoạt huyết, thông mạch sẽ giúp thúc đẩy quá trình vận chuyển máu tới não để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra. 

Các chuyên gia, bác sĩ đã có lời khuyên rằng, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm đảm bảo đủ ba yếu tố phá máu đông – tái tạo máu mới – hoạt huyết thông mạch, mới có đủ khả năng cải thiện và ngăn ngừa tình trạng suy giảm nhận thức ở người bệnh. 

Điều trị suy giảm nhận thức không hề đơn giản, nhưng nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị thích hợp, người bệnh sẽ làm giảm quá trình phát triển và triệu chứng của bệnh.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn