Sa sút trí tuệ ở người trẻ ngày càng gia tăng và trẻ hóa, vì sao vậy?

Ngày đăng: 24/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Ai cũng nghĩ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là dĩ nhiên và ít xuất hiện ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người trẻ đang gặp vấn đề liên quan tới “bộ nhớ” của mình –  chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và công việc hằng ngày. Chính vì vậy, người trẻ thường thờ ơ và không có cái nhìn đúng về bệnh lý này.

Bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ là như thế nào?

Chứng sa sút trí tuệ là bệnh mãn tính thường gặp ở người lớn tuổi từ 65 tuổi. Tuy nhiên, chứng bệnh này ngày càng trẻ hóa khi gặp nhiều ở tuổi 30-45 tuổi và được gọi là sa sút trí tuệ người trẻ hay sa sút trí tuệ ở tuổi lao động.

Tương tự như sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi, người bệnh trẻ tuổi cũng phải trải qua các giai đoạn của bệnh mà bắt đầu có thể chỉ là hay quên sự vật, hiện tượng mà giới trẻ thường gọi là “não cá vàng”. Khi không được chữa trị đúng cách, tình trạng bệnh sẽ dần xấu hơn, người bệnh sẽ trở thành người lớn mang trí óc của một đứa trẻ, cần người chăm sóc và không thể lao động cũng như làm việc.

chan-doan-va-dieu-tri-sa-sut-tri-tue-o-nguoi-tre.jpg
Sa sút trí tuệ ở người trẻ ngày càng phổ biến và gia tăng

Bên cạnh các yếu tố tác nhân bên ngoài, thì yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Theo thống kê, khoảng 10% bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ ở lứa tuổi trẻ do cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về trí nhớ như Alzheimer, bệnh Parkinson, hay bệnh Huntington.

Triệu chứng của sa sút trí tuệ ở người trẻ ra sao?

Bộ nhớ của chúng ta được chia ra làm hai phần là trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Với người trẻ khi mắc chứng sa sút trí tuệ, họ sẽ mất dần đi trí nhớ ngắn hạn và sau đó là dài hạn. Chứng bệnh này tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ làm giảm tuổi thọ của người bệnh.

Suy giảm trí nhớ ngắn hạn ở người bệnh

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện hay quên như nói trước quên sau, quên đồ vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Những dấu hiệu này thường bị người trẻ bỏ qua, vì cho rằng đây không phải vấn đề quá quan trọng, nhưng thực tế đây chính là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh suy giảm trí nhớ ngắn hạn của người bệnh.

Tình trạng “mất trí nhớ” tạm thời này có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn khi bệnh bắt đầu diễn biến nặng hơn.

Tâm lý thay đổi thất thường, khó kiểm soát

Khi tình trạng lúc nhớ lúc quên xảy ra quá thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc của người bệnh. Điều này khiến người bệnh, rơi vào tình trạng khó chịu, mệt mỏi thậm chí là cáu giận khi không thể nào nhớ ra được một sự việc nào đó. Đôi khi, họ không thể kiểm soát được trạng thái tâm lý của mình trong một khoảng thời gian nhất định.

Họ luôn trong trạng thái mất bình tĩnh hoặc chán nản, khi bỗng nhiên đang mạnh khỏe lại phải trải qua cuộc sống như một người già đãng trí. Với những trường hợp nặng, người bệnh còn không kiểm soát được hành vi sinh lý, tình dục của mình mà gây ra những ham muốn không kiểm soát, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

Mất dần khả năng giao tiếp, truyền tải thông tin

Những người bệnh bị sa sút trí tuệ sẽ gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp dù bằng hình thể hay ngôn ngữ. Họ sẽ mất dần đi khả năng ngôn ngữ khi không thể nào diễn đạt được từ ngữ khó, những câu nói quá dài… Việc không thể nhớ ra những  ngữ để giao tiếp, khiến người bệnh rơi vào trạng thái khó chịu, bực mình và dần thu mình không muốn giao tiếp. Thậm chí, ở nhiều bệnh nhân, họ không thể diễn đạt một câu đầy đủ mà phải ngắt quãng để nhớ từ ngữ, gây khó hiểu cho người nghe. Điều này kéo theo việc giao tiếp ngày càng khó khăn.

Mất khả năng làm việc và sinh hoạt hằng ngày

Khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, trí nhớ ngắn hạn của người bệnh sẽ không còn hoạt động bình thường được nữa. Họ thường xuyên quên mọi thứ xung quanh mình, và mất khả năng làm việc. Thậm chí, ngay cả những sinh hoạt hằng ngày như nấu ăn, tắm rửa hay vệ sinh cá nhân cũng không còn là việc dễ dàng với người bệnh.

Mọi thứ dù nhỏ nhất với người bệnh trở nên mới mẻ và không thể học lại các kỹ năng đó, hoặc học xong lại quên luôn, không thực hiện được. Vì vậy, khi ở giai đoạn này, phần lớn người bệnh cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía người thân xung quanh trong sinh hoạt hằng ngày.

Mất dần trí nhớ dài hạn, đầu óc trống rỗng

Giai đoạn này có lẽ là nỗi ám ảnh với hầu hết người trẻ bị sa sút trí tuệ bởi không chỉ trí nhớ ngắn hạn mất đi mà ngay cả trí nhớ dài hạn của họ cũng đang tiêu biến từng ngày. Họ sẽ mất dần những ký ức quen thuộc của mình và thay vào đó là những khoảng trắng mơ hồ, không rõ ràng. Người bệnh sẽ quên dần đi những người xung quanh mình dù rằng họ có quan hệ mật thiết như thế nào đi chăng nữa, như con cái, vợ/chồng, cha/mẹ…

dau-oc-cang-thang.jpg
Đầu óc thẫn thờ, trống rỗng không biết suy nghĩ gì

Người bệnh sẽ luôn trong trạng thái trống rỗng, lạc lõng khi không hiểu tại sao mình lại ở đây, xung quanh mình là ai hay chính bản thân mình là ai? Những câu hỏi như vậy luôn vẩn vương trong đầu óc của người bệnh, khiến họ luôn ngồi thẫn thờ và không quan tâm tới mọi thứ xung quanh mình.

Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ?

Có rất nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ bao gồm bệnh lý, sinh lý và di truyền. Tuy nhiên, theo như các thống kê, nhóm nguyên nhân sinh lý và di truyền là những tác động chính gây ra căn bệnh “đáng sợ” này.

Yếu tố bệnh lý

Mặc dù bệnh lý không phải nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sa sút trí tuệ nhưng vẫn là một trong những tác nhân. Với những bệnh nhân bị nhiễm trùng, phải điều trị bằng thuốc trong thời gian dài có nguy cơ mắc chứng suy giảm trí tuệ cao hơn người bình thường do tác dụng phụ của thuốc. Đôi khi, tình trạng nhiễm trùng nặng thêm và ảnh hưởng đến não bộ, làm các chức năng của não bộ giảm dần và suy yếu, cũng là quá trình lão hóa ở hệ thần kinh diễn ra nhanh hơn.

Yếu tố di truyền

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khoảng 10% bệnh nhân trẻ mắc bệnh sa sút trí tuệ đến từ yếu tố di truyền. Trong gia đình có tiền sử mắc những bệnh về trí nhớ như đãng trí, mất trí hoặc loạn trí cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở thế hệ tiếp theo.

Yếu tố môi trường và sinh lý

Trong các nguyên nhân, chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt thường là tác nhân chính tác động và thúc đẩy tình trạng thoái hóa thần kinh diễn ra ở não bộ.

Trong cuộc sống bộn bề ngày nay, người trẻ luôn trong trạng thái mất ngủ, căng thẳng vì áp lực công việc và cuộc sống. Sự canh tranh và đào thải liên tục trong công việc cũng như đời sống hằng ngày, khiến người trẻ phải vắt kiệt sức mình để sinh tồn. Hơn thế, phần lớn người trẻ luôn sống trong sự căng thẳng và cố gắng vượt quá nó một cách yếu đuối. Chính vì vậy, họ thường hay nghĩ đến những điều tiêu cực như tử tự… Việc não bộ luôn trong trạng thái “kiệt sức” như vậy lâu ngày, sẽ khiến quá trình lão hóa hệ thần kinh diễn ra nhanh hơn.

Bên cạnh đó, lối sống “thả trôi” bản thân cũng khiến tình trạng này càng thêm nặng nề. Khi áp lực quá nhiều, thay vì tìm đến những phương pháp thư giãn lành mạnh, thì họ lại tìm đến cách chất kích thích, chất gây nghiện – “thuốc độc” dành cho não bộ. Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và chất bảo quản khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để nuôi “bộ máy chỉ huy” dẫn tới tình trạng sa sút trí tuệ ở người trẻ ngày càng phổ biến.

Muốn ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ phải làm sao?

Thay vì vật lộn với căn bệnh “quái ác” này, người trẻ nên tạo cho mình những “chiếc khiên” để bảo vệ bản thân mình trước những dấu hiệu lão hóa sớm của não bộ.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh sẽ mang đến một sức khỏe tốt đẩy lùi mọi bệnh tật. Người trẻ nên sớm nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe và có những biện pháp cải thiện sức khỏe của chính bản thân mình.

Thay vì thức khuya, dậy muộn không tốt cho quá trình chuyển hóa, rút ngắn thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng của cơ thể, người trẻ nên tập cho mình thói quen đi ngủ trước 11 giờ và dậy sớm vào sáng hôm sau. Một giấc ngủ ngon, chất lượng sẽ giúp bạn sảng khoái, có tinh thần lao động vào sáng hôm sau.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện

Phần lớn người trẻ có thói quen sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café… Việc sử dụng quá nhiều trong một thời gian dài, những loại chất kích thích này sẽ trở thành “con sâu” ăn mòn dần trí nhớ của bạn. Bạn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng hay quên, không còn minh mẫn để làm việc. Chính vì vậy, để tránh tình trạng này xảy ra bạn nên hạn chế hoặc bỏ hẳn những loại chất có hại này.

Tập luyện thể dục, thể thao tăng cường sức bền cho cơ thể

Việc tập thể dục không những tốt cho sức khỏe. tăng cường trao đổi chất, vận chuyển máu tới não (ngừa thiếu máu não) và các chi, mà còn giúp giải tỏa căng thẳng nhanh chóng. Bạn nên tham khảo và thử tập những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với mọi lứa tuổi và sức khỏe như aerobic, yoga, gym…

cach-giu-dau-oc-trong-rong-khi-ngu.jpg
Thư giãn đầu óc bằng những bài tập yoga nhẹ nhàng

Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất bảo quản ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt là tim mạch nếu sử dụng trong thời gian dài và liên tục. Vì vậy, tốt nhất người trẻ nên tích cực ăn cơm nhà thay vì cơm tiệm không đảm bảo về an toàn thực phẩm và không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, trong các bữa ăn, bạn cũng nên sử dụng các loại rau sẫm màu, các loại thực phẩm giàu omega 3 như cà ngừ, cá hồi.. rất tốt cho phát triển của não bộ. Các vitamin nhóm B cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lão hóa hệ thần kinh.

Chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ cần được quan tâm và phát hiện sớm để có phác đồ điều trị hiệu quả giúp cải thiện và ngăn ngừa triệu chứng.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn