Suy giảm trí nhớ ở người trẻ – Nỗi lo ngày càng gia tăng nhanh chóng

Ngày đăng: 25/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Nếu như trước đây chứng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi (sau 60 tuổi), thì ngày nay chứng bệnh này càng trẻ hóa khi rất nhiều người ở độ tuổi trưởng thành (sau 30 tuổi) đã mắc chứng bệnh này. Vì vậy, tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách ngăn ngừa chứng bệnh này sẽ giúp bạn có một bộ não minh mẫn.

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ như thế nào?

Suy giảm trí nhớ và mất tập trung ở người trẻ là một trong những chứng bệnh thường gặp hiện nay, mà đôi khi người trẻ thường bỏ qua và không chú ý đến nó. Suy giảm trí nhớ hay còn được biết đến với tên gọi dễ gần hơn “chứng não cá vàng” – hay quên ở giới trẻ. Hầu hết người trẻ đều mắc tình trạng này, nhất là những người trong giai đoạn trung niên.

Theo thống kê gần đây nhất, có khoảng 85% người trẻ dưới 50 tuổi, 20-30% người dưới 30 tuổi có dấu hiệu trí nhớ kém. Nguy hiểm hơn cả, con số này ngày càng tăng nhanh và biến chứng thành bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi ngày càng nhiều.

suy-giam-tri-nho-nguoi-tre-tuoi.jpg
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ ngày càng phổ biến và diễn biến nhanh

Với tình trạng nhẹ, người bệnh chỉ thỉnh thoảng quên một vài việc trong cuộc sống hằng ngày như quên ví, quên điện thoại… sau dần tình trạng hay quên này sẽ càng tăng dân về tần suất và việc mà bạn quên. Hơn nữa, nếu chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ không được điều trị đúng cách, người bệnh sẽ nhanh chóng bước vào giai đoạn suy giảm nhận thức và mất khả năng chăm sóc và sinh hoạt cũng như làm việc.

Dấu hiệu nhận biết của suy giảm trí nhớ  ở người trẻ tuổi

Chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ cũng tương đồng với bệnh này xuất hiện ở người. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra sớm, và có phương pháp điều trị đúng và hiệu quả, người trẻ sẽ có cơ hội hồi phục hoặc làm chậm quá trình phát triển của bệnh tốt hơn người lớn tuổi. Một số biểu hiện, dễ nhận biết ở người mắc chứng suy giảm trí nhớ:

Đầu óc luôn trong trạng thái mơ hồ, lúc nhớ lúc quên

Một trong những triệu chứng dễ nhận diện của chứng suy giảm trí nhớ chính là trạng thái lúc nhớ lúc quên. Người bệnh sẽ thường xuyên quên về ngày tháng như ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới… và không thể nào nhớ ra nếu không có ai nhắc nhở. Thậm chí, người bệnh còn quên luôn lời nói của mình hay lời của người khác cho dù mình vừa nói ra hay vừa nghe thấy.

Đầu óc người bệnh luôn trong trạng thái mơ hồ, không xác định được mình quên gì, hay vừa nói những gì. Biểu hiện này sẽ càng trở nặng khi người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực.

Mất khả năng tập trung giải quyết công việc hay học tập

Dấu hiệu chểnh mảng, không tập trung trong công việc và học là điều thường gặp ở những người bị suy giảm trí nhớ. Họ luôn trong tình trạng “người trên mây” rất khó tập trung để giải quyết vấn đề gì. Ngay cả việc ghi nhớ những việc xảy ra cũng trở lên khó khăn và rất hay quên.

Khả năng tư duy và nhận thức giảm dần theo thời gian

Việc suy giảm trí nhớ lâu ngày không được cải thiện sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy giảm nhận thức. Hay quên, không ghi nhớ được những sự vật sự việc xung quanh thì hệ lụy dẫn tới sẽ là mất khả năng tư duy logic, suy đoán hay đưa ra những quyết định.

Họ trở lên ngây ngô trong chính công việc và học tập của mình. Khả năng nhận thức sẽ không khác  gì trẻ nhỏ nếu như tình trạng bệnh không được can thiệp.

Tâm lý thay đổi thất thường, không ổn định

Khi khả năng ghi nhớ và nhận thức của họ suy giảm dần theo thời gian sẽ dẫn tới tâm trạng của họ sẽ không ổn định. Họ có thể bỗng nhiên cảm thấy tức giận khi không thể nhớ ra điều muốn nói, quên đi những ngày trọng đại. Đôi khi họ bỗng cười vui như một đứa trẻ khi nhớ ra được một điều gì đó, hoặc chợt buồn, lo lắng khi luôn thua thiệt những người khác. Sau đó, họ sẽ tự thu mình vào vòng tròn an toàn của mình và hạn chế tiếp xúc hoặc sợ tiếp xúc với người lạ.

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ tuy không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh, nhưng lại tác động trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Hầu hết, nguyên nhân của chứng bệnh này là do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh, khiến não bổ của người trẻ không được phát triển theo đúng tốc độ của nó.

Hình thành các gốc tự do trong quá trình chuyển hóa

Các gốc tự do được hình thành ngẫu nhiên trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Phần lớn các gốc tự do này đều có tác động xấu với các mô có thành phần liquid trong cơ thể. Theo như nghiên cứu, não bộ chiếm 60% liquid trong cơ thể chúng ta, nên tác động của các gốc tự do này với não bộ càng nặng nề, gây ra những tổn thương không mong muốn. Trong thời gian dài, những tổn thương này sẽ làm các tế bào thần kinh suy giảm chức năng và gây ra suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi.

goc-tu-do.jpg
Gốc tự do là nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Nguyên nhân này được tìm thấy ở người trẻ nhiều hơn so với người lớn tuổi vì thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, chứa chất bảo quản và chất kích thích. Đây là những tác nhân thúc đẩy quá trình sản sinh ra những gốc tự do trong cơ thể.

Chế độ sinh hoạt không hợp lý

Phần lớn người trẻ đều có thói quen đi ngủ muộn và thức dậy muộn, thay vì ngủ sớm. Chính thói quen tưởng như vô hại này đang làm các tế bào thần kinh “chết đi” nhanh hơn. Việc thức khuya, khiến não bộ bị mất đi thời gian vàng để tái tạo năng lượng và tự làm lành những tổn thương trong hệ thần kinh. Đây cũng là khoảng thời gian giúp cả cơ thể lấy lại sức lực nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.

Vì vậy, nếu bạn rút ngắn hoặc cắt bớt khoảng thời gian này, vô hình chung bạn đang thúc đẩy quá trình suy giảm trí nhớ của mình.

Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Khi não bộ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ rơi vào tình trạng “suy dinh dưỡng”. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra mệt mỏi, đau đầu chóng mặt và trí nhớ giảm sút.

Luôn trong trạng thái căng thẳng, suy nghĩ nhiều, trầm cảm

Khi bạn luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, hệ thần kinh trung ương sẽ phải căng mình để cố gắng vượt qua những căng thẳng đó. Chính vì luôn phải “căng như dây đàn” như vậy, nên hệ thần kinh sẽ nhanh chóng bị phá hủy, dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ xuất hiện ở giới trẻ.

he_luy_cua_stress.jpg
Căng thẳng quá độ gây nguy hiểm tới các tế bào thần kinh

Ngoài ra, trầm cảm cũng là một dạng bệnh mà thần kinh trung ương bị tổn thương do chịu áp lực lâu ngày không có hướng giải tỏa kịp thời. Bệnh này tác động trực tiếp tới nhận thức khiến bạn khó tập trung, khó ghi nhớ và khả năng phản xạ cũng chậm dần, dẫn tới trí nhớ suy giảm.

Cách khắc phục suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ ngày càng phổ biến, khi hầu hết người trẻ đều có biểu hiện trí nhớ giảm sút với mức độ nhẹ hoặc nặng. Vì vậy, việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này là điều mà người trẻ cần quan tâm và thực hiện ngay trước khi quá muộn.

Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Với người trẻ đang trong giai đoạn phát triển, việc bổ sung một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất sẽ thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các tế bào trong cơ thể được hoàn thiện, với não bộ cũng vậy. Khi não bộ được cung cấp đầy đủ các loại chất như omega 3, vitamin B12, rau xanh… các tế bào thần kinh sẽ khỏe mạnh và hạn chế tình trạng sa sút trí tuệ.

Bạn cũng nên hạn chế hoặc dùng nạp vào cơ thể những loại thực phẩm không tốt cho sự phát triển của não bộ như đồ uống có cồn, chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản…

Xây dựng thói quen rèn luyện sức khỏe

Giới trẻ ngày nay thường không quan tâm hay thực sư hiểu về tầm quan trọng của sức khỏe, bởi họ luôn tin rằng “sức trẻ có thể đánh bại mọi bệnh tật”. Đương nhiên, câu này không hoàn toàn sai, nhưng chưa đủ. Sức trẻ cần được rèn luyện và chăm sóc mỗi ngày thì mới có thể có nền tảng tốt vượt qua những bệnh tật. Vì vậy, càng trẻ chúng ta càng cần quan tâm tới sức khỏe của mình và cải thiện chúng bằng những bài tập thể dục đơn giản như chạy bộ, gym, yoga…

mon-the-thao-nao-dang-dong-tien-bat-gao-nhat-ngay-ca-di-bo-hay-boi-loi-cung-chua-bang.jpg
Tập thể dục giúp não bộ luôn khỏe mạnh

Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn cũng như não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi. Điều này sẽ làm giảm thiểu khả năng mắc các bệnh về não bộ như suy giảm trí nhớ.

Hạn chế căng thẳng thần kinh kéo dài

Giới trẻ hiện nay luôn sống trong căng thẳng, áp lực đến từ cuộc sống và công việc. Phần đông trong số họ đều không thể thoát ra khỏi những áp lực đó, lâu dài dẫn tới bế tắc và mệt mỏi, nặng hơn nữa có thể là trầm cảm.

Khi não bộ thường xuyên phải “căng mình” trước những suy nghĩ tiêu cực, sẽ đẩy nhanh quá trình phá hủy và lão hóa của mình. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ. Vì vậy, người trẻ nên học cách cân bằng cuộc sống của mình cũng như có phương pháp thư giãn đúng cách, giúp não bộ được giải tỏa khỏi những mệt mỏi không đáng có. Thiền tập là một phương pháp hữu hiệu mà người trẻ nên thử sức.

Bổ sung thuốc bổ não – tăng cường sức khỏe não bộ từ bên trong

Bên cạnh chế độ sinh hoạt, bữa ăn dinh dưỡng, người trẻ cũng nên sớm tìm đến các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng “đặc thù” cho não bộ như các sản phẩm hoạt huyết. Chúng có tác dụng giúp cải thiện quá trình vận chuyển máu, dinh dưỡng và oxy tới não bộ, giúp não bộ luôn trong trạng thái “căng tràn sức sống” đẩy lùi quá trình lão hóa.

hay-bi-dau-dau-la-benh-gi-3.jpg
AZBrain- Phá huyết ứ, tái tạo máu huyết, hoạt huyết cải thiện suy giảm trí nhớ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hoạt huyết khiến người trẻ cảm thấy bối rối, khi không biết đâu mới là lựa chọn hoàn hảo dành cho mình. Theo các chuyên gia, các sản phẩm hoạt huyết cần phải đảm bảo ba yếu tố sau mới đủ khả năng nuôi dưỡng não bộ khỏe mạnh:

  • Phá huyết ứ: Trong mạch máu của chúng ta luôn có rất nhiều những “vật cản” khiến quá trình vận chuyển máu lên não bộ bị trì trệ như cục máu đông, xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ… Vì vậy các loại hoạt huyết khi được bổ sung các thành phần có khả năng phá tan những vật cản, để đưa máu tới đích nhanh nhất sẽ là lựa chọn tối ưu.
  • Tái tạo và sản sinh máu mới: Như chúng ta đã biết, tế bào máu sẽ sinh ra hằng ngày nhằm thay thế và bổ sung lượng máu bị mất đi. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, thể trạng lượng sinh ra này sẽ thay đổi và giảm sút khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu cục bộ. Vì vậy, với chức năng bổ sung sắt sinh học và thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều máu mới, giúp cơ thể chúng ta luôn có lượng máu dồi dào, giàu dinh dưỡng.
  • Bổ huyết, hoạt huyết: Khi hai yếu tố cần ở trên đã được cung cấp đầy đủ, ta cần bổ sung thêm điều kiện đủ – giúp mạch máu hoạt động khỏe mạnh, trơn tru.

Một sản phẩm đạt đầy đủ ba yếu tố trên sẽ tạo thành vòng tròn khép kín nuôi dưỡng và bảo vệ não bộ cũng như hệ thần kinh trung ương khỏi những bệnh do thiếu máu gây ra như sa sút trí tuệ.

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ không còn là bệnh lý hiếm gặp, nhưng nếu biết chăm sóc và quan tâm bộ não của mình đúng cách, bạn có thể ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý này và nắm vững phương pháp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn