Suy giảm trí nhớ ở người già hội chứng phổ biến, tính nghiêm trọng cao

Ngày đăng: 24/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là một căn bệnh phổ biến và được đánh giá là một bệnh lý nghiêm trọng. Chứng bệnh này như “con sâu” ăn mòn dần não bộ của người bệnh, khiến họ mất khả năng chăm sóc bản thân mình. Vậy hội chứng suy giảm trí nhớ ở người già có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa chứng bệnh này ra sao? Sẽ được cung cấp câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là như thế nào?

Hội chứng suy giảm trí nhớ ở người già không còn là bệnh quá xa lạ với chúng ta, khi phần lớn người lớn tuổi đều gặp tình trạng này, nhưng ở từng người mức độ nặng và nhẹ sẽ khác nhau. Theo thống kê, có khoảng 8 triệu người lớn tuổi trên thế giới mắc chứng bệnh tai ác này.

Về mặt bản chất, hội chứng suy giảm trí nhớ ở người già không phải là bệnh lý mà đây là biểu hiện lão hóa bình thường thuận theo tự nhiên. Cơ thể chúng ta khi bước vào tuổi 30 sẽ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa mà chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết như da tóc không còn bóng mượt và mịn màng như trước, hay ốm vặt…

suy-giam-tri-nho-o-nguoi-cao-tuoi_.jpg
Suy giảm trí nhớ ở người già khiến người bệnh mệt mỏi, u uất

Với não bộ cũng vậy, mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không tái tạo lại. Khi tuổi càng cao, cơ thể rơi vào trạng thái lão hóa thúc đẩy quá trình “chết dần” nơron thần kinh diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, người lớn tuổi sẽ rơi vào trạng thái lúc nhớ lúc quên, hay dần quên đi những kỹ năng sinh hoạt hằng ngày, hay thậm chí quên đi cả người thân và chính mình, khiến họ không thể tự sống như người bình thường khác.

Triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ ở người già

Đúng như tên gọi của bệnh, triệu chứng dễ nhất thấy nhất của nó chính là mất dần trí nhớ của mình bao gồm cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Nếu nhận biết sớm và có phương thức xử lý sớm những triệu chứng dưới đây, người già sẽ kéo dài được thời gian phát triển bệnh.

Suy giảm dần khả năng ghi nhớ ngắn hạn

Biểu hiện đầu tiên của những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ hay còn được gọi là đãng trí tuổi già chính là lúc nhớ lúc quên. Người bệnh sẽ quên những sự vật hiện tượng diễn ra trong ngày như quên mất vị trí của các đồ vật trong nhà, quên mất câu nói mình định nói, đang định làm gì nhưng lại quên… Thậm chí, những thông tin vừa được truyền đạt, một vài phút sau họ đã không thể nào nhớ ra được như có ai đó xóa ký ức vậy.

Tiếp đến, người bệnh sẽ quên những ngày, mốc thời gian quan trọng của bản thân, gia đình hoặc những người xung quanh. Dù rằng có cố gắng nhưng họ cũng không thể nào nhớ ra đường, trừ phi có sự giúp đỡ nhắc nhở của người xung quanh.

Mất khả năng định vị không gian và thời gian

Điều này được lý giải tại sao chúng ta hay bắt gặp những thông tin người già bị đi lạc mà khi được hỏi họ không hiểu tại sao mình lại có thể đi lạc và đi lạc như thế nào. Rất nhiều người nói rằng, họ đi như người vô hồn, đi không định thức vì tại thời điểm đó người bệnh không còn khả năng nhận thức về không gian và thời gian. Khi nhận thức ra, thì họ đã đi lạc và không có cách nào tìm về nhà của mình. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, người thân cần có sự quan tâm, chăm sóc người bệnh nhiều hơn.

Khó khăn hoặc mất khả năng giao tiếp

Người bị suy giảm trí nhớ sẽ phải trải qua giai đoạn khó khăn trong việc truyền tải thông tin. Họ chậm chạp trong việc diễn đạt và khó khăn trong việc tìm từ ngữ để truyền tải nhất là với những từ khó, hay những câu hỏi nói dài. Do đó, người lớn tuổi sẽ nói những câu chắp vá, khó hiểu với người xung quanh nhưng họ cũng không nhận thức được mình đang nói sai hay khó hiểu.

Lâu dần, họ sẽ ngại ngùng trong giao tiếp và mất dần đi khả năng giao tiếp của mình. Họ sẽ tự thu mình khiến tình trạng suy giảm càng diễn ra nhanh và nặng hơn.

Khó khăn và mất dần khả năng tự chăm sóc bản thân

Khi đã bước vào giai đoạn cuối của tình trạng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi, bệnh nhân sẽ khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Họ sẽ quên đi những việc tưởng chừng như đơn giản với người thường như đánh răng, rửa mặt, tắm hay ăn uống. Thậm chí với những người bệnh nặng, họ còn mất khả năng hoặc run tay nên không thể cầm, nắm. Vì vậy, khi bước vào giai đoạn này, người bệnh cần sự chăm sóc đặc biệt từ phía người thân rất nhiều.

Nguyên nhân khiến người già dễ mắc chứng suy giảm trí nhớ

Như đã nói ở trên, bản chất của chứng suy giảm trí nhớ là do hệ thần kinh bị lão hóa, khiến các noron thần kinh bị phá hủy nhanh hơn làm giảm các phản xạ thường xuyên như ghi nhớ, tập trung… Phần lớn điều này xảy ra là do tuổi tác, nhưng bên cạnh đó các yếu tố về bệnh lý, hay thói quen sinh hoạt cũng góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa này.

Nguyên nhân bệnh lý gây ra chứng suy giảm trí nhớ

Hầu hết các bệnh lý dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ đều là các nhóm bệnh lý liên quan đến não bộ và hệ thần kinh như Alzheimer, u não hay đột quỵ.

Khi não bộ của bạn bị tổn thương do mắc các chứng bệnh kể trên, hệ thần kinh sẽ trở nên nhạy cảm và gia tăng tốc độ phá hủy nên nhiều lần. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ rơi vào trạng thái nhớ nhớ quên quên thường xuyên và nặng hơn nhanh chóng. Ngoài ra, với bệnh lý Alzheimer không chỉ dừng lại ở suy giảm trí nhớ, người bệnh còn rơi vào tình trạng suy giảm nhận thức và tử vong nếu như không được điều trị đúng cách.

Yếu tố sinh lý – nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, phần lớn các bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ đều do các tác nhân về sinh lý bao gồm tuổi tác, cơ địa… Điều này được thể hiện khi rất nhiều thống kê đã chỉ ra rằng 50% người lớn tuổi mắc phải chứng suy giảm trí nhớ từ nhẹ tới nặng.

tim-hieu-benh-suy-giam-tri-nho-va-cach-chua-o-nguoi-gia.jpg
Lão hóa là nguyên nhân chính gây ra chứng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi

Khi bước vào tuổi 60, cơ thể của chúng ta có dấu hiệu giảm sút về sức khỏe hết sức rõ ràng, trong đó có cả não bộ. Các noron thần kinh dần bị phá hủy, khiến các phản xạ như ghi nhớ, tập trung trở nên ít đi gây ra triệu chứng suy giảm trí nhớ, nhận thức ở người lớn tuổi. Hơn nữa, tuổi càng lớn, lượng máu tự sản sinh và tái tạo trong cơ thể cũng dần ít đi, dẫn tới tình trạng hình thành các cục máu đông trong thành mành. Điều này sẽ làm giảm khả năng vận chuyển máu tới các chi và não bộ, từ đó khiến não bộ rơi vào tình trạng “suy dinh dưỡng”, gia tăng tốc độ lão hóa của não bộ.

Bên cạnh yếu tố về tuổi tác, với nhiều người do cơ địa và thể trạng không tốt cũng thúc đẩy tình trạng này diễn ra sớm hơn trước 60 tuổi hoặc bệnh phát triển nhanh.

Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng tới trí óc của người già

Chúng ta thường cho rằng chỉ người trẻ mới bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và thói quen sinh hoạt, nhưng với bất cứ ai cũng vậy. Nếu người trẻ bị ảnh hưởng một, thì người kia sẽ cảm nhận được tác động xấu đến sức khỏe của mình 2-3 lần. Vì vậy,càng về già, chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sức khỏe, từ đó xây dựng lối sống lành mạnh và hợp lý.

Khi người lớn tuổi sử dụng rượu bia, chất kích thích, thức khuya hay lười vận động, sẽ làm cho các bộ phận trên cơ thể dần trở lên trì trệ và não bộ cũng như thế.

Cách phòng chống và điều trị chứng suy giảm trí nhớ ở người già

Mặc dù đây là căn bệnh của tuổi già, nhưng nếu biết cách chúng ta vẫn hạn chế được các triệu chứng cũng như làm chậm quá trình lão hóa này diễn ra.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học

Bệnh suy giảm trí nhớ của người già có thể cải thiện hiệu quả thông qua bữa ăn hằng ngày bằng những thực phẩm tốt cho não bộ như:

  • Hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản hay đồ ăn nhanh. Với người lớn tuổi, các loại thực phẩm này không mang lại một chút lợi ích nào cả bởi dầu mỡ đặc biệt là mỡ động vật ảnh hưởng rất nhiều tới hệ tim mạch và tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân gây tích tụ mỡ thừa ở thành mạch, làm quá trình vận chuyển máu lên não bị trì trệ (gây ra thiếu máu não hay cơn thiếu máu não thoáng qua).
  • Tăng cường bổ sung rau xanh vào các bữa ăn, đặc biệt là các loại rau sẫm màu như rau chân vịt, súp lơ xanh… có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa.
  • Bổ sung các loại hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B12 có công dụng trong việc nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương, giúp giảm các nguy cơ gây suy giảm trí nhớ.

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Thể dục thể thao giúp tăng cường chuyển hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm chậm quá trình lão hóa với người lớn tuổi. Thay vì những môn thể thao tốn nhiều sức lực có thể ảnh hưởng tới tim và huyết áp, người già có thể sử dụng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, dưỡng sinh…

tap-the-duc-cho-nguoi-bi-cao-huyet-ap.jpg
Tập luyện thể dục giúp làm chậm quá trình lão hóa

Ngoài ra, để cải thiện trí nhớ, người già cũng nên tập luyện trí não bằng các trò chơi như chơi cờ tướng, cờ vua, nhìn hình đoán chữ…

Sử dụng các loại bổ não – bổ sung trực tiếp dưỡng chất cho não bộ

Mặc dù nguyên nhân chính gây ra chứng suy giảm trí nhớ là do tuổi tác, nhưng về bản chất cũng là do lượng máu lưu thông tới máu không ổn định. Vì vậy, càng lớn tuổi việc bổ sung các sản phẩm hoạt huyết, bổ huyết càng cần thiết. Các loại hoạt huyết với thành phần từ thảo dược thiên nhiên sẽ hạn chế gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, và người bệnh có thể sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên, không phải loại hoạt huyết nào cũng mang lại tác dụng điều trị tốt như mong muốn, chỉ những sản phẩm đảm bảo được ba yếu tố tái tạo máu- phá huyết ứ- bồi bổ huyết mới giúp não bộ “căng tràn sức sống”.

Tóm lại, bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là một căn bệnh phổ biến có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, người lớn tuổi cần thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để có phương pháp chữa trị khi cần thiết.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn