Mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt khiến có cần lo lắng???

Ngày đăng: 21/06/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Phụ nữ có bầu bị hoa mắt chóng mặt là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ. Tình trạng này có thể phản ánh một số vấn đề của sức khỏe và khiến thai phụ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Vậy mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt phải làm gì để cải thiện?

Mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai ở giai đoạn nào?

Trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, phụ nữ mang thai đều có thể bị hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, thời điểm thường gặp nhất chính là 3 tháng đầu, hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, nội tiết tố bên trong cơ thể thai phụ thay đổi khiến thành mạch máu giãn nở và gây hạ đường huyết. từ đó, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy chóng mặt và choáng váng. Việc thường xuyên bị ốm nghén, buồn nôn, chán ăn cũng khiến cơ thể bị thiếu máu và dẫn tới chóng mặt. 

Trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, phụ nữ mang thai đều có thể bị hoa mắt, chóng mặt
Trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, phụ nữ mang thai đều có thể bị hoa mắt, chóng mặt

Trong một số trường hợp, phụ nữ bị chóng mặt ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân có thể do kích thước thai nhi lớn gây áp lực lên các mạch máu, khiến cho quá trình lưu thông máu gặp khó khăn hơn bình thường. Thêm vào đó, lúc này lượng máu trong cơ thể người mẹ cũng tăng từ 30 – 50% để nuôi thai nhi khiến huyết áp cũng tăng theo. 

Có bầu bị hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không?

Hiện tượng hoa mắt chóng mặt ở bà bầu là hoàn toàn bình thường và đa số các mẹ bầu đều gặp phải ít nhất là một lần. Nếu cơn chóng mặt chỉ thoáng qua và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. 

Nếu tình trạng chóng mặt xảy ra liên tục, kèm theo các biểu hiện như khó thở, suy nhược cơ thể, mệt mỏi nhiều, mất ngủ, thiếu máu lên não, … thì thai phụ nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục. Nếu bị hoa mắt chóng mặt kéo dài, thai nhi trong bụng có thể không được cung cấp đủ oxy và máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của con. 

Mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt có thể do ốm nghén trong thời gian đầu 
Mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt có thể do ốm nghén trong thời gian đầu

Nguy hiểm hơn, mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật – một tai biến sản khoa có thể làm giảm lượng nước ối, thai nhi chậm phát triển, thậm chí là chết lưu. Các triệu chứng của tiền sản giật bao gồm: hoa mắt chóng mặt, khó thở, thay đổi thị lực đột ngột, tăng cân bất thường, tay chân sưng phù. 

Một tình trạng cũng nguy hiểm không kém chính là mang thai ngoài tử cung. Các triệu chứng gặp phải là hoa mắt chóng mặt, đau bụng âm ỉ, chảy máu âm đạo. Mang thai ngoài tử cung có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của thai phụ. 

Cách cải thiện tình trạng chóng mặt ở phụ nữ mang thai

Hoa mắt, chóng mặt có thể khiến mẹ bầu bị ngã hoặc ngất xỉu, làm tăng nguy cơ bị sảy thai, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây: 

– Mở cửa sổ, cửa ra vào để không khí được thông thoáng hoặc di chuyển tới nơi thoáng mát, không khí lưu thông tốt. 

– Có thể nằm nghiêng sang bên trái để thúc đẩy máu lưu thông lên não giúp tình trạng hoa mắt chóng mặt được cải thiện. 

Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái để tử cung không tạo nhiều áp lực lên mạch máu
Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái để tử cung không tạo nhiều áp lực lên mạch máu

– Ngồi xuống từ từ để tránh bị ngã, tốt nhất là ngồi với tư thế cúi đầu vào khoảng giữa 2 đầu gối. 

– Uống 1 ly nước lọc, nước trái cây hoặc ăn nhẹ một chiếc bánh ngọt để bổ sung năng lượng, tăng lượng đường huyết. 

– Nếu có thể, mẹ bầu hãy tắm bằng nước lạnh để cơ thể được tỉnh táo nhanh chóng. 

Điều đặc biệt cần lưu ý là mẹ bầu không nên thay đổi tư thế đột ngột. Nếu tình trạng hoa mắt chóng mặt đã được cải thiện thì hãy đứng dậy từ từ và có thể sinh hoạt bình thường. 

Cách hạn chế tình trạng chóng mặt khi mang thai 

Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt sẽ mệt mỏi thường xuyên và cuộc sống có thể bị ảnh hưởng. Để hạn chế bị hoa mắt chóng mặt, mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp phòng ngừa sau:  

– Không nên đứng quá lâu trong một tư thế, ngồi nhiều sẽ tốt hơn cho các bà bầu. 

– Thay đổi tư thế từ từ, nhất là khi đứng lên ngồi xuống hoặc buổi sáng khi thức dậy. 

– Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên để máu lưu thông. 

– Nên nằm nghiêng về bên trái trong 6 tháng cuối thai kỳ để tử cung không tạo quá nhiều áp lực lên mạch máu. 

– Mẹ bầu có thể bổ sung thêm sắt theo chỉ định của bác sĩ. 

– Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể và tránh bị hạ đường huyết. 

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt nên ăn gì để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng?
Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt nên ăn gì để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng?

– Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng nên hạn chế chất béo, tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt. 

– Uống đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước, nhất là sau những lần bị chóng mặt và nôn ói do nghén. 

– Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, không nên mặc quần áo bó.

– Đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi tốt hơn. 

Nhìn chung, tình trạng có bầu bị hoa mắt chóng mặt sẽ không phải là vấn đề quá lớn nếu các mẹ bầu biết cách xử lý. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên áp dụng các biện pháp phòng tránh tình trạng hoa mắt chóng mặt để có một thai kỳ thật khỏe.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn