Đột quỵ ở trẻ em: Những dấu hiệu cảnh báo trước cha mẹ tuyệt đối lưu ý

Ngày đăng: 24/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Đột quỵ ở trẻ em mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng do thiếu cảnh giác cũng như các dấu hiệu khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với những bệnh khác dẫn đến cấp cứu muộn và khiến trẻ phải chịu những di chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ để không bõ lỡ ‘‘thời gian vàng’’ cấp cứu đột quỵ. 

Nguyên nhân đột quỵ ở trẻ em 

Về bản chất thì đột quỵ ở cả trẻ em và người lớn đều giống nhau, cùng là tình trạng xuất huyết não hay nhồi máu não gây ra những ảnh hưởng đến thần kinh và để lại di chứng với mức độ nặng nhẹ tuỳ thuộc vào vùng tổn thương. 

Đột quỵ ở trẻ em có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng
Đột quỵ ở trẻ em có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng

Tuy nhiên, nguyên nhân đột quỵ ở trẻ em lại có sự khác biệt so với người lớn. Nếu nguyên nhân đột quỵ của người lớn đã phần đến từ các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,…hoặc do lối sống thiếu khoa học thì ở trẻ em, đột quỵ thường do những nguyên nhân như: 

  • Đột quỵ chu sinh (xảy ra từ 28 tuần thai – 28 ngày sau sinh) bao gồm các yếu tố từ con (rối loạn đông máu; ngạt, nhiễm trùng hay chấn thương khi sinh; bệnh tim bẩm sinh) và các yếu tố từ mẹ (con so, nhiễm trùng ối, thiểu ối, vỡ ối sớm, tiền sản giật, rối loạn đông máu, sinh mổ cấp cứu,…)
  • Đột quỵ trẻ em (xảy ra từ 28 ngày sau sinh – 18 tuổi) đến từ 3 nhóm nguyên nhân phổ biến là bệnh Moya Moya (tắc hẹp mạch não bẩm sinh), tim bẩm sinh và bóc tách động mạch. Ngoài ra một số bệnh như: hồng cầu hình liềm, tăng đông máu, u mạch dạng hang trong não,…cũng là nguy cơ tăng tỷ lệ đột quỵ trẻ em.

Do có sự khác biệt về nguyên nhân với những trường hợp đột quỵ ở người già nên đột quỵ ở trẻ em cũng sẽ có hướng điều trị khác biệt hơn. Với những trẻ độ tuổi càng lớn thì việc chuẩn đoán, điều trị sẽ càng tiệm cận người lớn. 

Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em

Phần lớn trẻ em được cấp cứu và chuẩn đoán đột quỵ thường có độ tuổi từ 9-12. Ở độ tuổi này, các bé có những dấu hiệu đột quỵ gần tương tự như người lớn như: đau đầu, nói ngọng, méo miệng, rối loạn thị giác, mất thăng bằng hoặc liệt nửa người.

Ở các bé lớn thì dấu hiệu đột quỵ cần tương tự người lớn
Ở các bé lớn thì dấu hiệu đột quỵ cần tương tự người lớn

Bên cạnh đó thì cũng trường hợp trẻ còn quá nhỏ, có bé chưa đầy 1 tuổi nên việc nhận ra các dấu hiệu đột quỵ khá khó khăn vì các bé chưa biết nói, chưa biết đi, chưa biết kêu đau. Dấu hiệu đột quỵ của trẻ thường là đau đầu, nôn trớ, quấy khóc, co giật, tím tái,…và những dấu hiệu này có thể khiến cha mẹ nhầm với các bệnh lý khác. 

Việc nhầm lẫn với một số bệnh lý khiến không ít trường hợp các bé bị đột quỵ không được cấp cứu kịp thời do phát hiện muộn. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan trước những dấu hiệu trên mà cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh. 

Chuẩn đoán và điều trị đột quỵ ở trẻ em 

Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não có tiêm thuốc và chụp cộng hưởng từ mạch máu não là hai phương pháp giúp chuẩn đoán đột quỵ ở trẻ em, có thể giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc não, động mạch và tĩnh mạch. Khi phát hiện có dị dạng ở mạch máu, bác sĩ có thể chủ động điều trị nút mạch trước khi những dị dạng này bị vỡ. 

Chụp cộng hưởng từ mạch máu não có thể giúp chuẩn đoán đột quỵ ở trẻ em
Chụp cộng hưởng từ mạch máu não có thể giúp chuẩn đoán đột quỵ ở trẻ em

Việc chuẩn đoán sớm lúc các dị dạng chưa vỡ sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn gấp 10 lần so với lúc đã vỡ. Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu đột quỵ, các bậc cha mẹ không nên dùng các mẹo dân gian để xử lý vì có thể làm mất thời điểm vàng để cấp cứu. 

Với cách điều trị đột quỵ cấp, ban đầu bác sĩ chủ yếu sẽ sử dụng thuốc và làm thông mạch máu bị tắc. Bác sĩ sẽ dùng ống thông để xử lý các mạch máu dị dạng. Đây là kĩ thuật không chỉ điều trị được những vùng não mà phẫu thuật khó mổ tới mà nó còn không để lại sẹo, bảo tồn được nhiều chức năng và giảm rủi ro yếu liệt.

Trong trường hợp đưa trẻ đến bệnh viện quá thời điểm vàng và bệnh diễn biến nặng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật dẫn lưu dịch bên trong não ra ngoài hoặc giảm áp lực bên trong não bằng phẫu thuật mở xương sọ.

Việc phẫu thuật với mục tiêu chủ yếu là làm giảm tỷ lệ tử vong còn khả năng hồi phục các chức năng vận động hay ngôn ngữ là không đáng kể. Ngoài ra, việc có phẫu thuật hay không sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng của trẻ, các yếu tố nguy cơ cũng như mong muốn của gia đình. 

Đột quỵ ở trẻ em đến từ nhiều yếu tố nguy cơ nên rất khó để phòng ngừa. Khi trẻ đã bị đột quỵ thì cần tìm nguyên nhân để khắc phục các bệnh nền gây đột quỵ nhằm phòng ngừa tái phát. Chẳng hạn như đóng lỗ thông với trường hợp bệnh tim bẩm sinh, truyền máu khi có bệnh hồng cầu liềm hay kháng tiểu cầu và phẫu thuật với những trường hợp mắc Moya Moya,…

Nhìn chung, dấu hiệu đột quỵ ở trẻ có thể chỉ là những triệu chứng rất đơn giản nên các bậc cha mẹ không nên chủ quan trước những thay đổi sức khoẻ bất thường của trẻ nhỏ. Việc xử lý khi bị đột quỵ kịp thời sẽ kiểm soát và hạn chế tối đa các biến chứng và giúp trẻ phục hồi nhanh chóng. 

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn