Đương quy là 1 trong những loại dược liệu được ví ngang với nhân sâm nhờ khả năng hỗ trợ và điều trị đa dạng các loại bệnh, đặc biệt là rất tốt cho sức khỏe và nhan sắc của phụ nữ. Vậy cụ thể đương quy có tác dụng gì, hiệu quả như thế nào mà được ca ngợi hết lời như vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Đặc điểm của cây đương quy
Nguồn gốc
Đương quy và sâm đương quy vốn rất quen thuộc tại Việt Nam. Loại cây này còn có tên gọi khác là vân quy, xuyên quy, tần quy, tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ hoa tán, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo truyền thuyết, xưa kia ở Trung Quốc có chàng trai tên Vương Dũng lấy được cô vợ xinh đẹp nhất làng. Nhưng chàng trai muốn đi chinh phục núi Đại Sơn hùng vĩ nên đã bỏ vợ và mẹ già ở nhà, kèm theo lời dặn dò: 3 năm sau mà không thấy anh trở về thì hãy đi lấy người khác. Vợ ở nhà, vì quá thương nhớ chồng nên sinh ra ốm đau, ăn ngủ không tốt, khí huyết trì trệ. Sau 3 năm, không thấy chồng trở về, người vợ này đã tái giá. Nhưng tái giá chưa được bao lâu thì chồng trở về, cô hối hận, đau khổ, tự trách bản thân nên bệnh cũ lại tái phát, thân thể ốm yếu, kiệt quệ. Biết tin, Vương Dũng đã mang đến bài thuốc được tìm thấy trên núi về, có tên là đương quy – nghĩa là đáng về, nên về để bồi bổ cho vợ. Sau 1 thời gian sử dụng, người vợ đã khỏe hơn, khỏi bệnh và được người chồng mới trả về cho Vương Dũng để 2 người hàn gắn, hạnh phúc bên nhau.
Câu chuyện này đã lưu truyền khắp nơi và cũng từ đó nhiều người biết đến cây thuốc đương quy cũng như sâm đương quy với công dụng chủ yếu để điều trị các vấn đề liên quan đến cơ thể, sức khỏe, sắc đẹp phụ nữ.
Đặc điểm tự nhiên của đương quy
Đương quy là loại cây cỏ thơm, sống lâu năm, có hình trụ, phân thành nhiều nhánh, nhiều rễ, mùi thơm nồng. Cây mọc ở những vùng núi cao 2.000m – 3.000m, trong điều kiện không khí ẩm mát.
- Thông thường đương quy sẽ cao khoảng 0,4-0,8m, khi ra hoa sẽ cao đến 1m. Thân cây màu tím, có rãnh dọc.
- Lá cây mọc so le, mỗi lá sẽ chia thành 2 đến 3 lá nhỏ. Lá phía dưới thường lớn hơn, có hình tam giác, lá phía trên nhỏ hơn, hình lông chim.
- Hoa đương quy màu trắng lục hoặc xanh trắng, hình tán kép,mùi thơm như mật ong. Cụm hoa dài trắng không đều nhau, có hình chóp thẳng, gồm 12 – 40 hoa.
- Quả có hình thuôn dài, hẹp dần về phía gốc, toàn thân nhẵn, ngoài rìa có màu tím nhạt. Mùa ra hoa và quả thường là tháng 7, tháng 8.
- Rễ phát triển rất mạnh và thường được dùng để làm sâm đương quy hoặc làm thuốc điều trị dưới 3 hình thức là viên nang, viên nén hoặc dạng bột.
Phân bổ và thu hoạch
Đương quy được trồng nhiều nhất ở những nước ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản,..Tại Việt Nam, đương quy được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình và là giống cây có nguồn gốc từ Nhật Bản. Khi trồng phải lựa chọn thời vụ, thời tiết thích hợp, vào lúc nhiệt độ thấp để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, chất lượng cây đương quy trồng ở vùng đồng bằng sẽ khác so với vùng núi cao.
Chỉ thu hoạch đương quy khi đã trồng được ít nhất từ 3 năm trở lên và chủ yếu sử dụng phần rễ. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch là vào mùa thu và chế biến theo 4 cách sau:
- Quy đầu: Phần rễ phía đầu và một phần cổ rễ, thường là đầu tù và tròn, vẫn còn lại chút vết tích của lá.
- Quy thân hoặc quy thoái: Chỉ lấy phần thân rễ, là phần dưới của rễ chính hoặc rễ phụ lớn.
- Quy vĩ (quy cuối): Phần rễ phụ hoặc rễ nhánh nhỏ.
- Toàn quy: Toàn bộ rễ cái và rễ phụ.
Tác dụng của đương quy
Trong y học cổ truyền
Đương quy là 1 trong những dược liệu rất phổ biến trong Đông y trong việc chữa bệnh, bồi bổ, đặc biệt là cho phụ nữ. Theo đó, đương quy sẽ có vị ngọt, mùi thơm, tính ôn, có thêm chút vị đắng và cay, quy vào 3 kinh: Can (gan), Tỳ (lách), Tâm (tim).
Theo như bản thảo của học giả y dược trác tuyệt thời nhà Minh, ông Lý Thời Trân thì sâm đương quy cũng như đương quy sẽ có những tác dụng khác nhau ở từng quy. Cụ thể:
- Quy đầu giúp chỉ huyết, chữa chứng chảy máu, xuất huyết ở cơ thể.
- Quy thân giúp bổ huyết
- Quy vĩ giúp hoạt huyết hóa ứ
- Toàn quy vừa giúp bổ huyết, vừa giúp hoạt huyết.
Ngoài những yếu tố trên, công dụng của đương quy trong nhiều thế kỷ đã được các thầy thuốc áp dụng để điều trị bệnh về hô hấp, sinh sản, tuần hoàn như: kinh nguyệt không đều, bế kinh, các bệnh sau sinh, chân tay tê mỏi,…
Trong y học hiện đại
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy trong rễ đương quy chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng rất nhiều axit amin, vitamin B12 và các hợp chất khác như sterol, psoralen, đường saccharose, polyacetylen,…đều rất tốt để điều trị và bồi bổ cơ thể.
Từ những năm 1800, các nước phương Tây cũng như châu Âu đã sử dụng đương quy và sâm đương quy để điều trị các vấn đề sinh sản ở phụ nữ như đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, sản hậu, tiền mãn kinh và các bệnh về đường hô hấp như ho, phế quản, cảm lạnh,…
Một vài nghiên cứu khác đã chứng minh khi kết hợp đương quy với hoàng kỳ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và chức năng thận. Ngoài ra, kết hợp đương quy với liệu pháp UV giúp cải thiện bệnh vảy nến rất khả quan, trên 40% – 66% bệnh nhân.
Tổng kết lại tác dụng của đương quy trong Đông y và Tây y:
- Bồi bổ cơ thể
Có thể dùng đương quy trong các món ăn để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, chống lại các bệnh về dạ dày.
- Tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ
Năm 2002, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra khẳng định: Đương quy giúp cải thiện khả năng sinh sản và kích thích sản sinh estrogen tự nhiên, từ đó sẽ cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, ức chế tử cung co cơ, lạc nội mạc tử cung, cải thiện các vấn đề về hội chứng tiền kinh nguyệt, triệu chứng của phụ nữ mãn kinh và sau khi mãn kinh.
- Tốt cho hệ thần kinh
Sử dụng đương quy hoặc sâm đương quy giúp ức chế sự kết tập tiểu cầu, tăng cường tuần hoàn não, bổ máu não, giảm lo âu, căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giảm tình trạng mệt mỏi, đau đầu và tốt cho những người đang bị trầm cảm, suy giảm trí nhớ.
- Chữa bệnh huyết áp thấp và các triệu chứng tim mạch
Tinh dầu có trong đương quy giúp điều hòa huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, ổn định nhịp tim và các vấn đề khác của tim mạch như tiêu hao oxy cơ tim, hạ lipid huyết, chống hình thành cục máu đông
- Chống viêm, kháng khuẩn, kháng sinh tự nhiên
Tinh dầu và nước sắc từ đương quy sẽ ức chế các chất gây viêm, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn coli,…
- Giảm cân
Các nghiên cứu được công bố vào năm 2009 và 2011 cho biết hàm lượng protein trong đương quy giúp điều chỉnh apatit, dẫn đến giảm mỡ trong cơ thể.
- Các tác dụng khác
Những công dụng khác của đương quy có thể kể đến như: giảm đau, lợi tiểu, nhuận tràng, bảo vệ gan, giảm cơn hen suyễn,….
Lưu ý khi sử dụng đương quy
- Không dùng cho những người đang uống thuốc chống đông, người bị rối loạn đông máu, người đang bị tiêu chảy, chướng bụng và phụ nữ đang có thai.
- Đương quy có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng da, rối loạn tiêu hóa, vì thế cần sử dụng đúng liều lượng và theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia.
- Bệnh nhân đang xạ trị hoặc bị tiểu đường, phụ nữ đang muốn có con không nên dùng sâm đương quy.
Nguồn tài liệu tham khảo:
Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh