Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp với phác đồ

Ngày đăng: 01/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Tăng huyết áp hay còn được gọi là huyết áp cao là bệnh lý nguy hiểm, thường gặp hiện nay. Bệnh lý này không những ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày mà còn nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần có một phác đồ điều trị tăng huyết áp hợp lý và kịp thời để ngăn ngừa những cơn tăng áp đột ngột khó sơ cứu.

Thông tin chung về tăng huyết áp

Trước khi tìm hiểu về phác đồ điều trị tăng huyết áp, bệnh nhân cần xác định rõ như thế nào là tăng huyết áp. Huyết áp bình thường luôn giao động ở mức trung bình 120mmHg ở tâm thu, và 80mmHg ở tâm trương. Khi con số này giao động và lên trên 140mmHg ở tâm thu và 90mmHg ở tâm trường thì được coi là tăng huyết áp.

phác đồ điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp là khi huyết áp của người bệnh trên 140/90mmHg

Con số này có thể giao động theo thời gian phụ thuộc vào các yếu tố tác động như ngoại cảnh, sức khỏe, tâm lý… Thế nhưng, nếu sau 30 phút đo lại mức huyết áp vẫn không giảm, thì đồng nghĩa với việc bạn đang mắc phải chứng cao huyết áp, và cần có sự chăm sóc của bác sĩ. Theo thống kê, 10% hiện tượng tăng huyết áp ở người trưởng thành là thứ phát, tức là do các yếu tố bệnh lý gây ra như tim mạch, não bộ…., phần còn lại là do các yếu tố tác động bên ngoài.

Khi có dấu hiệu tăng huyết áp người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, nhịp thở nhanh hơn bình thường, người mệt mỏi, đau đầu, nôn ói hoặc có thể đau phần tim. Chứng tăng huyết áp cần được sơ cứu huyết áp cao nhanh chóng và kịp thời bởi nếu không có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, hoặc gây ngưng thở, nhồi máu cơ tim….

Đọc thêm: Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

Phương pháp chẩn đoán

Cách chẩn đoán tăng huyết áp cũng không quá khó khăn, cách duy nhất chính là đo huyết áp. Với những bệnh nhân đang chữa trị tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa theo máy đo huyết áp tự động với các thông số được hiển thị rõ ràng và đầy đủ liên tục trong 24h. Đối với những bệnh nhân đang điều trị tại nhà, người thân cũng có thể hỗ trợ kiểm tra huyết áp thông qua máy cá nhân. Tuy nhiên, cần đảm bảo người thân đã được bác sĩ hướng dẫn về phương pháp đo, và cách lấy số liệu chính xác.

Đo huyết áp bằng tay cho kết quả chính xác
Đo huyết áp bằng tay cho kết quả chính xác

Các thông số để xác định tăng huyết áp được Bộ Y Tế quy định như sau:

  • Khi thực hiện đo huyết tại phòng khám: HA ≥ 140/90 mmHg
  • Khi thực hiện đo huyết áp tại nhà: HA ≥ 135/85 mmHg
  • Sử dụng máy theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ (máy Holter huyết áp): HA ≥ 130/80 mmHg

Để có thể đưa ra những con số chính xác trong việc chẩn đoán tăng huyết áp, người đo cần đảm bảo thực hiện một vài lưu ý trong quá trình đo như sau:

  • Người bệnh cần được ngồi nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn trong vòng 15 -20 phút trước khi đo huyết áp
  • Khi đo người bệnh có thể nằm thoải mái, hoặc ngồi trên ghế tựa lưng hai chân đặt xuống sàn, không bắt ché và hai tay cũng tương tự. Việc làm như vậy sẽ đảm bảo máu được lưu thông và không có sự cản trở, sẽ giúp kết quả đo được chính xác hơn.
  • Với lần đầu tiên đo, nên đo huyết áp ở cả hai tay. Bên tay nào có huyết áp cao hơn sẽ lựa chọn bên đó cho những lần tiếp theo.
  • Với trường hợp đo tại nhà, bạn nên đo hai lần trên một tay, mỗi lượt đo cách nhau tầm 2 phút và có thấy lấy trung bình hai lượt đo, để đưa ra con số cuối cùng.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp

Sử dụng thuốc đặc trị

Phương hướng hay phác đồ điều trị tăng huyết áp phần lớn sẽ được áp dụng là sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp cả đời và cần đảm bảo không bỏ thuốc, bởi nó có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Việc sử dụng thuốc nhằm mục đích luôn giữ huyết áp ở mức độ cân bằng hoặc gần nhất với mức trung bình của người bình thường 120/80 mmHg. Đối với các trường hợp phát hiện ra cao huyết áp do các bệnh lý khác sẽ được điều trị dựa theo bệnh lý.

Thuốc chẹn beta. ức chế men thường được dùng để điều trị tăng huyết áp
Thuốc chẹn beta. ức chế men thường được dùng để điều trị tăng huyết áp

Hiện nay các bác sĩ thường kê các loại thuốc tây y để điều trị chứng cao huyết áp bao gồm các loại thuốc giãn mạch, ức chế men, chẹn mạch beta… giúp giảm áp lực của máu lên thành mạch, từ đó hạ huyết áp. Mặc dù các loại thuốc này luôn mang đến khả năng điều trị hiệu quả, nhưng bản chất của các thuốc tây y luôn mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như tim đập nhanh, người mệt mỏi, hay nhờn thuốc.

Chính vì vậy, thời gian gần đây có một số thuốc đông y được đưa vào phác đồ điều trị tăng huyết áp với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh. Những loại thuốc này là những bài thuốc cổ truyền với các vị thuốc có công dụng thông mạch, sản sinh thêm máu mới và làm mạnh thành mạch từ đó sẽ giảm thiểu được tình trạng tăng huyết áp một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Những loại thuốc này cũng được đánh giá rất cao khi không gây ra nhiều tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài nhưng hiệu quả thường chậm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh đang diễn ra.

Chế độ ăn uống & sinh hoạt

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, rau củ quả và ít muối phù hợp với người tăng huyết áp
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, rau củ quả và ít muối phù hợp với người tăng huyết áp

Bên cạnh sử dụng thuốc, với những người tăng huyết áp chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng cần điều độ và kiểm soát nghiêm ngặt bởi đây cũng góp phần lớn vào việc điều trị. Người bệnh nên hạn chế ăn đồ ăn mặn, tích cực ăn nhiều rau xanh và hạn chế sử dụng các chất kích thích. Đối với những ai có huyết áp luôn ở ngưỡng báo động nên bỏ hẳn các chất kích thích bởi nó có thể dẫn tới tình trạng đột quỵ.

Tham khảo: Chế độ ăn cho người tăng huyết áp

Hơn nữa, người bệnh cũng nên tăng cường tập thể dục thể thao, những bài tập nhẹ nhàng vừa sức sẽ tăng cường quá trình vận chuyển chất trong cơ thể từ đó giúp cải thiện huyết áp đáng kể. Những bài tập yoga dành cho người cao huyết áp cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn về phác đồ điều trị tăng huyết áp, cũng như chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn