Tăng huyết áp đang ngày càng phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Căn bệnh này nếu không được điều trị và chăm sóc tốt có thể gây ra những biến chứng nặng nề thậm chí tử vong. Vì vậy việc tìm hiểu về cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp là điều mà chúng ta không nên bỏ qua.
Tổng quan về căn bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu trong các động mạch vượt quá 140/90mmHg. Nguyên nhân bệnh là do tim co bóp quá mạnh và áp lực máu cao gây ra. Triệu chứng tăng huyết áp thường gặp như mệt mỏi, đau đầu liên tục, cảm giác nóng bừng, giảm thị lực, buồn nôn, đau ngực và khó thở.
Bệnh tăng huyết áp sẽ tiến triển kéo dài và trầm trọng nếu không được điều trị đúng và chăm sóc tốt. Những biến chứng của tăng huyết áp cũng rất nặng nề và thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện sớm và chăm sóc tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp là điều vô cùng quan trọng.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào?
Chăm sóc căn bệnh tăng huyết áp cơ bản
- Về việc kiểm soát huyết áp: Theo dõi những dấu hiệu tăng huyết áp đặc biệt. Thời gian theo dõi có thể từ 15 phút đến 2 giờ tùy theo từng trường hợp cụ thể.
- Về chế độ ăn uống: Người bệnh cần cung cấp đủ năng lượng và chọn các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng tốt, đặc biệt là thực phẩm giàu vi chất. Hạn chế sử dụng muối, không nên vượt quá 5 gam muối mỗi ngày. Tránh thực phẩm nhiều mỡ, chất béo động vật, cũng như các chất kích thích như rượu, bia, chè và thuốc lá.
- Về tập luyện: Người bệnh cần duy trì hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ thư giãn, bơi lội…, tránh các hoạt động căng thẳng trí óc và những yếu tố gây căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, người bệnh không nên thực hiện các bài tập đòi hỏi phải vận động quá mạnh như cử tạ, chạy bộ nước rút,…
- Về vệ sinh: Đảm bảo vệ sinh hàng ngày như chăm sóc răng miệng và cơ thể để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Phát hiện ngay các nhiễm trùng để điều trị kịp thời.
- Về tinh thần: Người thân và bạn bè cần động viên, an ủi để người bệnh yên tâm trong quá trình điều trị. Người bệnh nên giữ tình thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, stress quá độ.
Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ đối với bệnh nhân tăng huyết áp
Người chăm sóc cần nhắc nhở bệnh nhân thực hiện đầy đủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị, bao gồm cả thuốc uống và thuốc tiêm… Nếu gặp bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để xử trí kịp thời.
Theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp
Người nhà và chính bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi tình trạng huyết áp của người bệnh. Nếu có các dấu hiệu như đau đầu chóng mặt buồn nôn, đưa bệnh nhân đến bệnh viện để khám, đánh giá và xử trí kịp thời, tránh nguy cơ tai biến mạch não, mất thị lực, suy tim…
Khi có các dấu hiệu tăng huyết áp đột ngột dẫn đến ngất xỉu, đột quỵ cần theo dõi các dấu hiệu sống còn của bệnh nhân như mạch, nhiệt độ cơ thể, huyết áp, nhịp tim để cấp cứu kịp thời.
Chú ý đến việc sử dụng thuốc và các biến chứng có thể xảy ra do thuốc, đặc biệt khi sử dụng thuốc hạ huyết áp khi đứng hoặc các loại thuốc hạ huyết áp mạnh.
Hướng dẫn chi tiết chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp từ chuyên gia
Để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ chế độ chăm sóc đặc biệt. Dưới đây là các vấn đề cần chú ý khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà, theo khuyến nghị của các chuyên gia.
Khuyến khích bệnh nhân giảm cân
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016, tỷ lệ người bị thừa cân và béo phì từ 18 tuổi trở lên đạt 39% cả ở nam giới và nữ giới. Số liệu thống kê cũng cho thấy, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp lên 12 lần so với bình thường. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia cho người cao huyết áp là giảm cân và duy trì chỉ số BMI ở mức phù hợp.
Công thức tính chỉ số BMI chuẩn:
BMI = Cân nặng (kg) /[(Chiều cao (m) x Chiều cao (m)].
Trong đó, chỉ số BMI lý tưởng được các tổ chức y tế đưa ra là trong khoảng 18,5 – 25. Nếu chỉ số BMI lớn hơn 25 có khả năng cao bệnh nhân đang bị thừa cân.
Một nghiên cứu khoa học cho thấy, người bị tăng huyết áp nếu dành khoảng 30 phút vận động mỗi ngày giúp giảm từ 5 – 8 mmHg huyết áp.
- Bài tập được khuyến khích cho người huyết áp cao: Đi bộ hoặc đi bộ nhanh, chạy bộ nhẹ nhàng, bơi lội, đạp xe, yoga…
- Bài tập nên tránh khi bị huyết áp cao như: Cử tạ, leo núi, nhảy dù, chạy nước rút, quyền anh, tennis, bóng đá,…
Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh
Chế độ ăn DASH là một chế độ đặc biệt được thiết kế cho bệnh nhân tăng huyết áp. Cụ thể, bệnh nhân được khuyến khích tiêu thụ nhiều ngũ cốc, trái cây, thực phẩm ít béo, hạn chế cholesterol và chất béo bão hòa.
Chế độ ăn DASH đặc biệt dành cho bệnh nhân tăng huyết áp dựa trên 4 tiêu chí chính:
- Ăn nhiều rau quả và sản phẩm từ sữa ít béo.
- Tăng khẩu phần cá, thịt gia cầm, các loại hạt và thực phẩm nguyên hạt.
- Giảm thiểu hấp thụ chất béo bão hòa và cholesterol.
- Hạn chế muối, đồ ngọt, thức uống có ga và các loại thịt đỏ.
Ăn mặn làm tăng huyết áp và gây khó khăn trong việc điều trị căn bệnh này. Trong chế độ DASH cũng đưa ra khuyến cáo về lượng muối thêm vào thực đơn hằng ngày như sau:
- Chế độ DASH tiêu chuẩn: Cho phép bổ sung 2300mg natri/ngày.
- Chế độ DASH ít Natri: Cho phép bổ sung tối đa 1500mg natri/ngày.
Tuy nhiên, theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mức natri nên bổ sung với tất cả người lớn là dưới 1500mg/ngày.
Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn DASH một cách hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ bốn lời khuyên sau:
- Thay vì đặt mục tiêu quá lớn ngay từ đầu, bạn nên áp dụng từng tiêu chí của chế độ DASH một cách từ từ.
- Để duy trì động lực và quyết tâm trong việc theo đuổi chế độ DASH, hãy thưởng cho bản thân khi bạn đạt được những mục tiêu nhỏ.
- Kết hợp chế độ ăn DASH với hoạt động vận động thân lực để đẩy nhanh tiến trình điều trị và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
- Ăn uống lành mạnh là quá trình lâu dài và bạn có thể gặp những sai lầm trong quá trình thực hiện chế độ ăn DASH. Nếu không thấy cân nặng, huyết áp cải thiện sau một thời gian hãy ngừng lại và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Thường xuyên đo huyết áp tại nhà
Người bệnh và người nhà nên chủ động tự kiểm tra huyết áp tại nhà. Việc tái khám đúng hẹn là cần thiết để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc phù hợp, kiểm soát cao huyết áp ở bệnh nhân tốt hơn.
Để đo huyết áp tại nhà chính xác, bạn cần thực hiện các bước sau:
Chuẩn bị: Hãy kiểm tra và biết cách sử dụng máy đo huyết áp. Trước khi đo, không uống rượu, cà phê, hút thuốc hoặc tập thể dục ít nhất 2 giờ trước. Ngồi thoải mái trên ghế và thư giãn ít nhất 5 phút trước khi đo.
Cách tiến hành đo: Ngồi tựa vào ghế, duỗi thẳng tay lên mặt bàn, khủy tay đặt ngang mức với tim. Đeo bao quấn tay và bấm nút điều khiển máy để đo. Giữ tư thế đo đúng và chờ đến khi có kết quả hiển thị trên màn hình. Ghi nhận kết quả đo và tắt máy.
Đảm bảo chính xác: Đo huyết áp ít nhất 2 lần liên tiếp ở tư thế ngồi, mỗi lần cách nhau khoảng 1 phút. Đo 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối, thực hiện đo liên tục trong 4-7 ngày, lấy giá trị trung bình từ lần thứ hai trở đi để chẩn đoán.
Đọc chỉ số đo huyết áp: Dựa vào kết quả đo, xác định tình trạng huyết áp bao gồm:
- Chỉ số huyết áp bình thường:
- Huyết áp tâm thu: 90 mmHg – 130 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: 60 mmHg – 85 mmHg.
- Chỉ số huyết áp thấp:
- Huyết áp tâm thu: <85 mmHg;
- Huyết áp tâm trương: <60 mmHg.
- Tiền tăng huyết áp:
- Huyết áp tâm thu: 130 mmHg – 139 mmHg;
- Huyết áp tâm trương: 85 mmHg – 90 mmHg. 812967
- Tăng huyết áp độ 1:
- Huyết áp tâm thu: 140 mmHg – 159 mmHg;
- Huyết áp tâm trương: 90mmHg – 99 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2:
- Huyết áp tâm thu: 160 mmHg – 179 mmHg;
- Huyết áp tâm trương: 100 mmHg – 109 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 3:
- Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg;
- Huyết áp tâm trương: ≥ 110 mmHg.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc:
- Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg;
- Huyết áp tâm trương < 90mmHg.
Có thể bạn muốn xem: Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Đáng suy ngẫm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh