Mắt đột nhiên tối sầm đột ngột cẩn thận bệnh lý nguy hiểm

Ngày đăng: 23/06/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Bạn có từng gặp tình trạng mắt đột nhiên tối sầm khi đứng dậy? Nếu bạn bị tối sầm mắt khi đứng dậy một cách thường xuyên và kéo dài, hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết này, AZ Trí Não sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân và cách điều trị của hiện tượng này.

Lý giải hiện tượng mắt tối sầm khi đứng dậy 

Hiện tượng rối loạn tối sầm mắt khi đứng dậy phản ánh tình trạng sức khỏe
Hiện tượng rối loạn tối sầm mắt khi đứng dậy phản ánh tình trạng sức khỏe

Hiện tượng đứng dậy bị tối sầm mắt là một phản ứng sinh lý bình thường có thể gặp ở nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau. Điều này xảy ra là do nằm ngồi lâu trong một tư thế và khi đứng dậy đột ngột, máu có thể chưa kịp lưu thông đủ nhanh lên não, gây ra hiên tượng hoa mắt chóng mặt và mờ mắt. 

Hiện tượng này thường chỉ kéo dài vài giây hoặc phút, rồi biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên có cảm giác tối sầm mắt khi đứng dậy, đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm và cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tối sầm mắt khi đứng dậy là biểu hiện của bệnh lý nào? 

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân tối sầm mắt khi đứng dậy đa phần là biểu hiện của một số bệnh lý. Trong đó, phổ biến nhất là một số bệnh lý sau: 

Nguyên nhân gây hiện tượng tối sầm mắt khi đứng dậy thường do một số bệnh lý tác động vào hệ thống thần kinh
Nguyên nhân gây hiện tượng tối sầm mắt khi đứng dậy thường do một số bệnh lý tác động vào hệ thống thần kinh

Huyết áp thấp

Khi bạn nằm hoặc ngồi lâu rồi đứng dậy đột ngột, huyết áp của bạn có thể giảm xuống do máu chảy về phía chân. Điều này làm cho não không được cung cấp đủ oxy, gây ra cảm giác tối sầm mắt và chóng mặt. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường và thường tự khắc phục sau vài giây. Tuy nhiên, nếu bạn bị huyết áp thấp mãn tính hoặc do các bệnh lý khác như thiếu máu, suy tim, rối loạn nội tiết… thì hiện tượng này có thể xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn.

Bệnh tim mạch

Tối sầm mắt khi đứng dậy cũng là một biểu hiện của bệnh tim mạch. Bởi hầu hết các căn bệnh như nhồi máu cơ tim, co thắt tim, huyết áp cao… đều ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và cung cấp oxy cho não nên mặt mũi của bạn đột nhiên tối sầm lại. Ngoài ra, bạn còn có thể có các triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, hoa mắt, ngất xỉu…

Đái tháo đường

Bệnh này làm tăng lượng đường trong máu và gây ra các biến đổi về huyết áp. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường còn có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, làm giảm lượng máu quay về tim khi đứng dậy.

Rối loạn tiền đình

Tiền đình là một bộ phận của tai trong có chức năng duy trì thăng bằng cho cơ thể. Khi tiền đình bị rối loạn do viêm nhiễm, u ác tính, chấn thương hoặc dị ứng, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, chóng mặt, buồn nôn hoặc mất thăng bằng khi thay đổi tư thế.

Chứng mù ban đêm

Hiện tượng tối sầm mắt cũng có thể là biểu hiện của “chứng mù ban đêm”. Nguyên nhân là do sắc tố võng mạc thị giác bị biến đổi bẩm sinh, cũng có thể do dinh dưỡng không tốt, kén ăn dẫn đến thiếu vitamin A. Khi thiếu vitamin A, võng mạc không sản sinh được rhodopsin – chất giúp điều chỉnh ánh sáng cho mắt. Do đó, khi chuyển từ ánh sáng sang bóng tối hoặc ngược lại, võng mạc không kịp thích ứng và gây ra cảm giác tối sầm mắt.

Một số trường hợp tối sầm mắt thường gặp 

Thông thường hiện tượng tối sầm mắt khi đứng dậy không xảy ra đơn độc mà kèm theo nhiều biểu hiện khác. Những biểu hiện đi kèm đó có thể nói lên tình trạng sức khỏe của bạn. 

Tối sầm mắt kèm theo nhiều biểu hiện khác nhau phản ánh các bệnh lý khác nhau
Tối sầm mắt kèm theo nhiều biểu hiện khác nhau phản ánh các bệnh lý khác nhau

Tối sầm mắt, mất thính giác kèm tức ngực: là tình trạng có thể liên quan đến các bệnh về hệ tuần hoàn, tim mạch hay thần kinh não bộ. Nguyên nhân có thể do cơn tụt huyết áp, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não hay các bệnh lý khác của tai ngoài hoặc tai trong, rối loạn tiền đình.

Mắt tối sầm kèm nhìn mờ khi thức dậy: tình trạng này chủ yếu do các bệnh lý ở mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc, khô mắt, viêm bờ mi… Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể xuất hiện do chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, thiếu ngủ, căng thẳng, thiếu máu hoặc huyết áp thấp. 

Đứng dậy chóng mặt, mắt tối sầm kèm chảy máu mũi: là có thể do cơn tăng huyết áp, viêm mũi xoang cấp tính, bệnh Meniere, viêm dây thần kinh tiền đình, thiếu máu não, chấn thương đầu hoặc tác dụng phụ của thuốc. Khi bị chóng mặt hoặc chảy máu mũi, bạn có thể tự sơ cứu ban đầu bằng cách cúi đầu về phía trước và bóp chặt hai bên cánh mũi trong 5 phút, hoặc nghỉ ngơi và chọn tư thế ít gây chóng mặt. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, nội soi mũi xoang, xét nghiệm máu hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não. 

Cách xử lý hiện tượng tối sầm mắt khi đứng dậy

Nếu bị mắt tối sầm khi đứng dậy và không kéo dài, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý sau để hạn chế và giảm triệu chứng:

  • Khi nằm hoặc ngồi lâu, bạn nên đứng dậy từ từ, không vội vàng hay đột ngột. Bạn có thể ngồi lên từ giường, chờ vài giây rồi mới đứng dậy. Hoặc bạn có thể ngồi xuống ghế, chờ vài giây rồi mới đi tiếp.
  • Khi bạn cảm thấy mắt tối sầm khi đứng dậy, bạn nên ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay để tránh ngã. Bạn có thể cúi đầu xuống giữa hai chân hoặc nâng chân lên cao hơn đầu để tăng lượng máu lên não.
Khi bị tối sầm mắt hãy ngồi nghỉ một lát và thực hiện tư thế đầu cúi giữa 2 chân để máu lên não
Khi bị tối sầm mắt hãy ngồi nghỉ một lát và thực hiện tư thế đầu cúi giữa 2 chân để máu lên não

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện và phòng ngừa hiện tượng này. 

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cho cân bằng, bổ sung đủ vitamin A và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng… để bổ sung vitamin, khoáng chất và sắt cho máu. Hãy hạn chế ăn quá nhiều muối, đường hoặc chất béo vì chúng có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch và huyết áp.
  • Bạn nên uống đủ nước hàng ngày, khoảng 2 lít nước để duy trì độ ẩm cho cơ thể và hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. 
  • Điều độ ngủ nghỉ, tránh thức khuya hoặc thiếu ngủ.
  • Rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại hay các thiết bị điện tử quá lâu, nghỉ ngơi và nhắm mắt thư giãn sau mỗi giờ làm việc.

Để điều trị tối sầm mắt khi đứng dậy, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo từng trường hợp, bạn có thể được kê đơn thuốc hoặc chỉ định các xét nghiệm, chụp ảnh, siêu âm… để phát hiện và điều trị các bệnh lý có liên quan.

Mắt tối sầm khi đứng dậy là một hiện tượng không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên xem nhẹ. Hi vọng với những thông tin trên bạn có thể phần nào hiểu được tình trạng của mình và có cách xử lý hiệu quả khi gặp hiện tượng tối sầm mắt khi đứng dậy, cũng như đưa ra quyết định thăm khám,  điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe và thị lực của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

5/5 - (1 lượt bầu chọn)

Đáng suy ngẫm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn