Bệnh Parkinson ở người già những điều cần phải biết

Ngày đăng: 07/06/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Parkinson là một bệnh lý hiếm gặp nhưng gần đây số lượng người mắc chứng bệnh này đang tăng dần lên. Đây là nỗi ám ảnh đáng sợ với bất cứ người lớn tuổi nào bởi nguy cơ mắc bệnh cao khiến bệnh nhân mất dần đi khả năng vận động và chăm sóc bản thân mình. Chính vì vậy việc tìm hiểu và phòng ngừa hội chứng này là điều cần thiết mà bất cứ ai cũng nên dành thời gian quan tâm.

Bệnh Parkinson ở người già như thế nào?

Hội chứng Parkinson là được xem là bệnh của người già, khi phần lớn những người từ 65 tuổi đều có những dấu hiệu của bệnh này. Bệnh lý tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Khi bước vào giai đoạn cuối, người bệnh sẽ mất khả năng tự chăm sóc bản thân và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.

Bệnh Parkinson thường gặp ở người cao tuổi
Bệnh Parkinson thường gặp ở người cao tuổi

Ở người lớn tuổi, bệnh Parkinson diễn biến khá nhanh nếu như không có sự can thiệp điều trị và chăm sóc đúng cách. Người bệnh sẽ trải qua những cơn run nhẹ đến mất kiểm soát khiến việc di chuyển hay cầm, nắm trở lên khó khăn.

Triệu chứng bệnh Parkinson ở người già

Bệnh Parkinson là bệnh lý với dấu hiệu nhận biết là run tay, chân hoặc các vùng mắt môi. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bỏ qua và không mấy quan tâm bởi nghĩ như vậy là bình thường với tuổi già.

Biểu hiện run ở các bộ phận trên cơ thể

Một trong những dấu hiệu thường gặp và phổ biến nhất của bệnh nhân parkinson chinh là hiện tượng run xuất hiện ở các bộ phận cơ thể như tay, chân, môi, mắt hay ở các đầu chi. Tình trạng này trong giai đoạn khởi phát chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và nhanh chóng biến mất khiến nhiều người bệnh thường bỏ qua và coi như đó chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể.

Sau đó, tần suất xuất hiện và thời gian diễn ra những cơn run cũng tăng dần theo thời gian, bắt đầu ảnh hướng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Họ sẽ không thể kiểm soát được cơn run của mình cho dù có cố gắng đến đâu, cơn run này chỉ giảm khi họ nghỉ ngơi hoặc đi ngủ. Thậm chí có nhiều trường hợp, người bệnh bị giật một bên mặt dẫn đến mất khả năng diễn đạt ngôn ngữ.

Co cứng phần bắp

Thường những cơn co cứng phần cơ bắp sẽ xuất hiện sau những lần run không kiểm soát. Các bắp tay, chân sẽ bỗng dưng co cứng lại khiến người bệnh cảm thấy đau đớn mà không có cách nào có thể thoát ra khỏi được. Những cơn co cứng ban đầu chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và một bên của cơ thể, nhưng lâu dần nó sẽ kéo dài thời gian và lan ra khắp các bộ phần khác.

Các cơ thường bị co cứng khiến người bệnh khó khăn trong di chuyển
Các cơ thường bị co cứng khiến người bệnh khó khăn trong di chuyển

Việc co cứng diễn ra liên tục khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình vận động hay di chuyển của mình. Những cơn co đến mà không báo trước nên người mắc bệnh Parkinson rất dễ bị vấp ngã hay tai nạn. Khi biểu hiện này diễn ra lâu dài, người bệnh sẽ không còn khả năng thực hiện các cử chỉ hay những chuyển động khó.

Mất dần khả năng vận động

Khi bệnh Parkinson không được điều trị bằng thuốc hay các phương pháp bổ trợ, người bệnh sẽ mất dần đi khả năng vận động của mình. Họ thường xuyên run hay co cơ lúc sử dụng các chi của mình. Những hành động nhỏ như viết, vẽ hay cầm nắm cũng trở lên khó khăn và không thể thực hiện được.

Đặc biệt, khi quan sát những người bị mắc bệnh Parkinson sẽ thấy rằng họ mất dần khả năng diễn đạt tâm lý qua gương mặt vì bị cơ cứng. Họ sẽ ít chớp mắt, nhếch mép hơn hoặc không thể làm được điều đó nữa.

Mất thăng bằng trong mọi việc

Một trong những dấu hiệu cuối cùng của căn bệnh Parkinson này chính là việc người bệnh giữ thăng bằng kém hoặc không thể giữ được thăng bằng nếu chưa tưởng tượng được thì nó tương tự như rối loạn tiền đình. Điều này khiến việc di chuyển hay vận động trở thành việc bất khả thi với người bệnh. Thường khi bước vào giai đoạn này người bệnh sẽ phải ngồi xe lăn hoặc nặng hơn nữa họ sẽ nằm liệt giường và không thể tự sinh hoạt được nữa.

benh-parkinson-tuoi-gai.jpg
Người bệnh Parkinson sẽ bị mất thăng bằng ngay cả khi ngồi

Ngoài ra, với việc rối loạn hay mất thăng bằng còn khiến bệnh nhân không kiểm soát được việc tiểu, tiện của mình. Chình vì vậy, trong giai đoạn này việc chăm sóc người Parkinson đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi chỉ cần không chú ý một chút người bệnh có thể bị nhiễm trùng ngay lập tức.

Nguyên nhân gây ra chứng Parkinson ở người già

Hiện nay, các nhà khoa học hay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra chứng bệnh Parkinson nhưng có một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn những người mắc bệnh đều có hàm lượng dopamine giảm mạnh. Đây là chất dẫn truyền trong hệ thần kinh vận động của não bộ, vì vậy nhiều phán đoán cho rằng bản chất chứng Parkinson sinh ra là do chất dopamine giảm sút.

Chính vì vậy, có một vài tác nhân có thể khiến hoạt chất này bỗng dưng bị suy giảm mạnh bao gồm các yếu tố về tuổi tác, di truyền hoặc do tác động bởi môi trường sống và thói quen sinh hoạt.

Tác nhân tuổi tác tăng nguy cơ mắc Parkinson

Một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng Parkinson ở người già là tuổi tác. Khi tuổi cao, các tế bào trong cơ thể sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên, các tế bào trong não bộ cũng như vậy. Các tế bào thần kinh sẽ không tăng sinh theo thời gian như những tế bào khác trong cơ thể mà sẽ tự phá hủy dần, nên càng lớn tuổi khả năng ghi nhớ và vận động của người già sẽ suy giảm.

Hơn nữa, hàm lượng chất dopamine cũng bị ảnh hưởng dựa vào độ tuổi. Điều này có thể hiểu là tuổi càng cao thì hàm lượng chất dẫn truyền này càng giảm dần. Nếu không được bổ sung để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt đó thì đương nhiên nguy cơ mắc chứng Parkinson sẽ tăng nhanh.

Yếu tố di truyền

Bên cạnh yếu tố về tuổi tác, di truyền cũng là một tác nhân gây ra chứng Parkinson ở người già. Trong gia đình có người mắc các bệnh lý liên quan đến não bộ như u não, Parkinson… cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho những người thân xung quanh.

Với yếu tố di truyền, nếu không được phát hiện kịp thời và có cách chữa trị hiệu quả, bệnh sẽ phát triển nhanh và có thể phát bệnh ngay từ khi còn trẻ với những dấu hiệu cảnh báo sớm.

Hướng điều trị hiệu quả chứng Parkinson ở người già

Việc chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh cũng là một điều khó khăn với bác sĩ trong quá trình điều trị, vì vậy đây được xếp vào loại bệnh lý không chữa triệt để được bệnh, chỉ ngăn chặn và cải thiện tình trạng bệnh mà thôi.

Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay đều tập trung vào triệu chứng của bệnh hoặc căn cứ dựa trên các kết quả xét nghiệm hàm lượng dopamine.

Sử dụng các loại thuốc bổ sung hoặc thay thế dopamine

Với những trường hợp nhẹ hay trong giai đoạn đầu việc sử dụng các loại thuốc tăng cường dopamine hoặc thuốc nhằm thay thế lượng dopamine bị thiếu hụt. Điều này nhằm mục đích ức chế và làm chậm quá trình suy giảm hệ thần kinh vận động, giúp người bệnh duy trì được trình trang nhẹ của bệnh.

Sử dụng các loại thuốc thay thế Dopamine
Sử dụng các loại thuốc thay thế Dopamine

Tuy nhiên, phần lớn các loại thuốc này đều có khá nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, tim đập nhanh, táo bón… vì vậy người bệnh nên đảm bảo tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Việc sử dụng quá liều hay thiếu liều đều không mang lại hiệu quả điều trị cũng như có thể đẩy nhanh quá trình phát triển của bệnh.

Can thiệp điều trị bằng phẫu thuật

Lựa chọn cuối cùng dành cho các bệnh nhân mắc chứng Parkinson chính là phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật kích thích vùng thần kinh vận động, giúp chúng hoạt động trở lại mạnh mẽ hơn và đúng nhịp hơn. Tuy nhiên, với những bệnh nhân lớn tuổi, phương pháp này chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng giúp người bệnh kéo dài thời gian mà thôi mà không trị được dứt điểm được bệnh.

Hơn nữa, với phương pháp này yêu cầu người bệnh phải lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ trong quá trình hồi phục như chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập để tự cải thiện tình trạng của mình.

Áp dụng phương pháp phục hồi chức năng

Dù là sử dụng thuốc hay can thiệp bằng phẫu thuật thì việc thực hiện những bài tập giúp phục hồi chức năng của các chi cũng là điều cần thiết và quan trọng với những người mắc chứng Parkinson, đặc biệt là người lớn tuổi.

Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể nhận sự giúp đỡ từ phía những người thân trong gia đình để giúp đỡ mình trong quá trình vận động như cùng chơi các trò chơi tăng tính vận động như nhặt bóng, gắp hạt đỗ hay đi đường thẳng… Những bài tập này sẽ cải thiện và phục hồi được chức năng của các chi trong quá trình cầm nắm.

Với những giai đoạn nặng hơn, người bệnh nên tham vấn ý kiến và sự trợ giúp đến từ các nhân viên y tế có kiến thức chuyên môn cao giúp thực hiện những bài tập mang tính khó khăn và chuyên nghiệp hơn với các dụng cụ hỗ trợ. Không chỉ dừng lại ở khả năng vận động, di chuyển, việc luyện tập khả năng nói, hình thành ngôn ngữ, hay biểu thị bằng cơ mặt, cơ thể cũng là những bài tập quan trọng giúp hỗ trợ điều trị chứng parkinson ở người già.

Phòng ngừa đúng cách bệnh Parkinson ở người già

Mặc dù nguyên nhân đến từ tuổi tác và di truyền chiếm khá lớn trong chuỗi các tác nhân có thể gây ra bệnh Parkinson nhưng việc phòng ngừa căn bệnh này cũng đóng vai trò tiên quyết. Nếu bạn áp dụng đúng các cách phòng ngừa bệnh, bạn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh hoặc mắc nhưng sẽ duy trì được mức độ nhẹ của bệnh mà không hoặc chậm tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm.

  • Tăng cường tắm nắng: Vitamin D không những tốt cho trẻ em mà ngay cả người già cũng vậy. Lượng vitamin D có trong bữa ăn rất ít và thường không đủ để cung cấp cho cơ thể nên việc tắm nắng hoặc sử dụng các viên uống bổ sung hàm lượng lớn D sẽ giúp cơ thể được hấp thụ đủ lượng vitamin cần thiết. Vitamin D có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường hệ miễn dịch và giúp ngăn chặn các loại virus tấn công não bộ.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson
  • Hạn chế tiếp xúc với những môi trường độc hại như phóng xạ, thuốc trừ sâu… Việc hạn chế hoặc không tiếp xúc với những môi trường xấu sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc chứng Parkinson do biến đổi gen gây ra.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao: Rèn luyện sức khỏe thông qua các bài tập không những tăng cường thể lực giúp chống chọi lại với bệnh tật mà còn giúp hệ thần kinh vận động được hoạt động tối đa.

Bệnh Parkinson ở người già luôn khiến người bệnh và cả người thân xung quanh mệt mỏi vì người bệnh sẽ dần mất đi khả năng chăm sóc bản thân và sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Vì vậy, thay vì chịu đựng sự dày vò của bệnh tật, chúng ta nên tăng cường vận động và cải thiện sức khỏe giúp ngăn ngừa các tác nhân có thể gây ra bệnh lý nguy hiểm này.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn