Nhiều người hay Bắt gió trị đau đầu nhưng mẹo này có thực sự tốt?

Ngày đăng: 15/05/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Đau đầu, nhức đầu là căn bệnh phổ biến thường gặp, không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người ta khó chịu đến mất ăn mất ngủ. Bắt gió nhức đầu là một mẹo dân gian rất phổ biến được người bệnh đau đầu áp dụng để giảm đau lập tức tại nhà. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phương pháp này trong thời gian dài thì liệu có mang tới tác dụng phụ hay không? 

bat-gio-nhuc-dau-2.jpg

Bắt gió nhức đầu là phương pháp khá phổ biến trong dân gian

Hướng dẫn 2 mẹo chữa đau đầu: bắt gió và giựt gió

Bắt gió (cạo gió) và giựt gió (giật gió) nhức đầu là 2 mẹo trị nhức đầu được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. Y học dân gian cho rằng, khi cơ thể trúng gió độc sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, phổ biến là đau đầu, đau bụng, mắc ói, mệt mỏi, sốt nhẹ,… Phương pháp bắt gió sử dụng các dụng cụ đơn giản như dây xích bạc, thìa nhôm, kết hợp cùng các dược liệu như rượu gừng, trầu không, rượu trắng… tác động lên 1 phần hoặc toàn bộ cơ thể. Mục đích của 2 phương pháp này là đẩy khí độc ra ngoài, từ đó dần dần giảm cảm giác đau đầu mệt mỏi. 

Trong đông y việc bắt gió nhức đầu hoặc giật gió nhức đầu có tác dụng đả thông kinh lạc, khí huyết lưu thông dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng ngưng trệ mạch máu, đào thải chất cặn bã qua da. Phương pháp này còn có tính cân bằng âm dương trong cơ thể, thư giãn cơ bắp, thoát mồ hôi – khí độc, từ đó giảm cảm giác mệt mỏi, đau nhức. 

Cách bắt bắt gió nhức đầu đúng kỹ thuật

Để tiến hành phương pháp này bạn cần chuẩn bị một dụng cụ bằng bạc nguyên chất (đồng xu, thìa bạc, dây chuyền bằng bạc…). Người bệnh thả lỏng cơ thể để người khác cạo gió cho. Để cạo gió đúng cách, bạn nên lưu ý một số thông tin dưới đây: 

Vị trí bắt gió: Có thể cạo gió ở vùng trán, hai bên thái dương và vùng sau gáy. Ở một số trường hợp bạn có thể kết hợp cạo gió thêm ở tay và chân. 

Cách bắt gió nhức đầu:

Người đánh gió cũng thực hiện các động tác miết dài từ trên xuống dưới. Sử dụng vật dụng bằng bạc, bạn nên tạo góc 45 độ so với mặt phẳng cơ thể. Lực cạo tùy vào từng vị trí, ở vùng trán và vùng gáy bạn chỉ nên dùng lực nhẹ vì các dụng cụ cứng bằng kim loại hoặc bạc khi dùng lực mạnh có thể gây đau hoặc tổn thương da. 

Nghỉ ngơi sau khi bắt gió:

Sau khi cạo gió bạn không nên đi tắm ngay mà hãy nằm nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, tuyệt vời hơn nếu sử dụng thêm một cốc trà gừng để làm ấm cơ thể hoặc một bát cháo tía tô nóng để cân bằng khí huyết. 

Lưu ý quan trọng khi bắt gió nhức đầu:

  • Tuyệt đối tránh các vùng da bị trầy xước, lở loét. Những vùng cạo gió cũ chưa biến mất, bạn cũng không nên cạo thêm.
  • Không sử dụng dầu gió có thành phần tinh dầu bạc hà để cạo gió. Vì tinh dầu có khả năng bốc hơi nhanh nên khi mới xoa thì có cảm giác ấm nóng, nhưng sau khi tinh dầu bay hết, người bệnh sẽ thấy lạnh. 

Cách giật gió nhức đầu đúng kỹ thuật

bat-gio-nhuc-dau-1.jpg
Đau đầu là bệnh phổ biến và gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngoài cạo gió, bạn có thể tham khảo thêm mẹo giựt gió nhức đầu cũng được cho là giúp giảm đau đầu hiệu quả. Phương pháp này thường được áp dụng với cơn đau đầu vùng trán, đau quanh mắt và thái dương. Cách thực hiện như sau:

  • Giật hai bên lông mày của người bệnh và day từ đầu lông mày sang 2 bên thái dương.
  • Kết hợp cùng việc ấn vào huyệt ấn đường theo đường thẳng ngược lên đỉnh đầu.
  • Để tăng cường sự lưu thông khí huyết bạn có thể kết hợp cùng với việc giật phần da trên trán, giữa 2 đầu lông mày.
  • Tiến hành phương pháp giựt gió và xoa bóp trong khoảng 15 phút, cơn đau đầu sẽ được cải thiện. 

Trong quá trình tiến hành 2 mẹo chữa đau đầu dân gian này, bạn hãy đấm nhẹ vào vùng trán bằng việc úp hai tay với nhau. Sử dụng lực nhẹ sẽ mang lại cảm giác vô cùng thoải mái.

Một số trường hợp không nên cạo gió, giựt gió 

  • Trẻ em dưới 10 tuổi: Da bé khi còn nhỏ rất mỏng, việc sử dụng mẹo bắt gió, giựt gió sẽ khiến da bị tổn thương. Tốt nhất bạn nên đưa bé tới cơ sở y tế gặp chuyên gia để có phương pháp cải thiện hiệu quả hơn. 
  • Phụ nữ có thai và người cao huyết áp cũng không nên sử dụng mẹo bắt gió nhức đầu. Giựt gió nhẹ nhàng thì có thể được, nhưng không nên lạm dụng thường xuyên.
  • Việc bắt gió chỉ nên thực hiện với trường hợp đau đầu khi trúng gió, bị cảm và nhiễm lạnh. Với các tình trạng đau đầu thường xuyên và tình trạng trầm trọng thì phương pháp này cũng không thể mang lại hiệu quả tận gốc.
bat-gio-nhuc-dau-3.jpg
Sử dụng trứng luộc và đồ bạc để cạo gió là cách làm khá phổ biến

Nhìn chung, bắt gió và giật gió được đánh giá là mẹo chữa đau đầu khá an toàn nếu thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, nếu thực hiện việc này sai cách thì sẽ để lại hậu quả khôn lường (ví dụ như bắt gió ở lưng nhưng cạo theo chiều từ ngoài vào vào trong, từ dưới lên trên khiến máu độc có thể đi vào xương sống, rất nguy hiểm). Do đó, bạn không nên lạm dụng.

Tóm lại, bắt gió nhức đầu là phương pháp cải thiện sức khỏe dân gian, việc bắt gió cũng cần thực hiện đúng cách, tránh lạm dụng gây ra hậu quả xấu với sức khỏe. Nếu bạn thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân thì hãy tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Ngoài ra, việc bổ sung các sản phẩm bổ trợ chăm sóc sức khỏe sẽ mang lại tác dụng lâu dài và cải thiện tận gốc tình trạng bệnh. Chúc bạn luôn có một cơ thể khỏe mạnh.

5/5 - (1 lượt bầu chọn)

Đáng suy ngẫm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn