6 món ăn làm tăng huyết áp cần loại bỏ ngay

Ngày đăng: 01/08/2023  Bởi: Đức Lê Lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng huyết áp cao, trong đó có chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp tim mạch hoạt động tốt và điều hoà huyết áp ổn định. Ngược lại, một số loại món ăn, thực phẩm cũng có thể khiến huyết áp tăng cao. Vì vậy, cần tránh ngay những món ăn làm tăng huyết áp sẽ được AZtrinao đề cập trong bài viết dưới đây!

Chế độ ăn ảnh hưởng đến bệnh huyết áp cao như thế nào?

Với người có chế độ ăn mặn, sự cân bằng natri và kali trong máu bị phá huỷ dẫn đến khả năng lọc của thận bị giảm xuống, gây ra tình trạng tăng huyết áp và suy giảm chức năng của thận.

Tình trạng huyết áp cao phổ biến ở những người có chế độ ăn mặn
Tình trạng huyết áp cao phổ biến ở những người có chế độ ăn mặn

Với người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà cũng sẽ có nguy cơ tăng huyết áp do nó làm suy yếu chức năng nội mạc mạch máu. Ngược lại, cùng là thực đơn chứa chất béo nhưng chế độ ăn giàu axit béo omega 3 lại giúp hạ huyết áp, cải thiện chức năng nội mạc, giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và giảm huyết áp. 

Những món ăn làm tăng huyết áp 

Người bệnh cao huyết áp cần lưu ý một số món ăn có thể làm tình trạng tăng huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Các món ăn nhiều muối

Trong muối ăn có chứa đến 40% natri nên nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu và dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Do đó, người bệnh cao huyết áp cần tránh các món ăn chứa nhiều muối, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 1 thìa cà phê muối hoặc ít hơn. 

  • Các loại rau củ muối

Các loại thực phẩm như dưa muối, củ cải muối,…được chế biến bằng cách dùng nhiều muối để tăng thời gian bảo quản, tránh hư hỏng. Nếu càng để ủ lâu ngày thì thực phẩm hấp thụ càng nhiều muối nên khi ăn không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là với người cao huyết áp. 

  • Đồ ăn nhiều đường

Những thực phẩm ngọt và chứa nhiều đường như: nước ngọt, kẹo, bánh kem, siro, mứt, trái cây sấy,…chứa nhiều năng lượng và nó làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và tiểu đường – những yếu tố có thể dẫn đến tăng huyết áp. 

  • Thực phẩm nhiều chất béo

Một số loại thực phẩm như: thịt mỡ, đồ chiên xào, mỡ, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn,…chứa hàm lượng cao chất béo bão hoà, làm tăng cholesterol trong máu, làm xơ cứng động mạch, rối loạn lipid máu và dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, cần hạn chế các loại thực phẩm chứa chất béo xấu và thay thế bằng các loại chất béo tốt. 

  • Rượu bia

Uống rượu bia quá nhiều và thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch, thận, hệ tiêu hoá,…Ngoài ra, khi sử dụng rượu bia, tim sẽ đập nhanh hơn, các mạch máu co lại dẫn đến huyết áp tăng cao. Khi huyết áp tăng cao đột ngột có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

Lạm dụng rượu bia gây tăng huyết áp và nhiều biến chứng nguy hiểm
Lạm dụng rượu bia gây tăng huyết áp và nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Cà phê, trà đặc

Trong cà phê và trà đặc chứa nồng độ cafein cao làm  làm tim đập nhanh, loạn nhịp và co mạch, đồng thời kích thích bài tiết hormone Adrenalin và Catecholamin làm tăng huyết áp. Mặc dù uống trà và cà phê là sở thích của nhiều người nhưng để tránh tăng huyết áp thì cần phải kiêng loại đồ uống này. 

Những loại dưỡng chất tốt cho người huyết áp cao

Ngoài việc tránh những món ăn làm tăng huyết áp thì cần bổ sung các thực phẩm tốt cho người cao huyết áp, dưới đây là một số nhóm chất mà bạn nên bổ sung: 

  • Kali

Kali có thể hỗ trợ đào thải natri qua đường tiết niệu nên có thể hỗ trợ cải thiện tăng huyết áp. Việc bổ sung từ 3500 – 5000mg kali mỗi ngày có thể giúp giảm 4-5 đơn vị huyết áp. Có thể bổ sung Kali thông qua một số loại thực phẩm như: chuối, bơ, súp lơ, khoai tây, cà chua,…Tuy nhiên cần lưu ý với những người bệnh bị thận mạn tính thì nên được tư vấn kĩ trước khi bổ sung kali vào chế độ ăn bởi người bệnh dễ bị tăng kali máu gây rối loạn nhịp tim. 

  • Magie

Magie là dưỡng chất tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh và thiếu magie có thể dẫn đến tình trạng huyết áp cao. Vì vậy, cần bổ sung magie cho cơ thể thông qua các thực phẩm như: rau xanh, bơ, đậu hũ, các loại hạt,…

  • Canxi

Ngoài việc giúp xương chắc khoẻ thì canxi có thể giúp điều hoà huyết áp. Các nghiên cứu đã chứng minh canxi có thể giúp giảm khoảng 2,5 đơn vị huyết áp. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: sữa, cá mòi, cá hồi, rau xanh,…

  • Chất xơ, vitamin

Chất xơ và vitamin trong rau xanh và trái cây có thể giúp loại bỏ những chất béo dư thừa, phòng tránh xơ vữa động mạch cùng nhiều bệnh khác. Có thể bổ sung nhiều loại rau quả tốt cho người bệnh tăng huyết áp như: cam, quýt, đu đủ, biởi, cải xoăn, rau diếp,…

Song song với việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt thì người bệnh huyết áp cao cần lưu ý một số vấn đề như: ăn uống cân đối các chất, vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý,…để có thể cải thiện bệnh một cách hiệu quả nhất. 

Cần chú ý xây dựng cả chế độ sinh hoạt khoa học để ổn định huyết áp
Cần chú ý xây dựng cả chế độ sinh hoạt khoa học để ổn định huyết áp

Tóm lại, để cải thiện được tình trạng huyết áp cao thì cần phải lưu ý các vấn đề như huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì. Hy vọng bài viết trên giúp bạn nắm được những món ăn làm tăng huyết áp để từ đó có thể điều chỉnh được chế độ ăn uống phù hợp.

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn