Lá xạ đen được biết đến là một trong những loại thảo dược có khả năng phòng chống nhiều bệnh lý trong đó có cả ung thư. Chính những công dụng thần kỳ như vậy mà nhiều người thường đặt câu hỏi “uống lá xạ đen có tụt huyết áp không?” Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho chính mình nhé!
Những điều cần biết về lá xạ đen
Lá xạ đen còn được gọi với các tên gọi khác như cây bách giải, cây ung thư… thường mọc ở các vùng núi phía Bắc nước ta. Hiện nay, loại cây này được trồng ở Hòa Bình như một loại thảo được cần được bảo tồn với nền y học cổ truyền ở nước ta. Loại cây này mọc thành bụi với chiều dài từ 3-10m, lá cây có hình bầu dục, khi già có màu sậm hơn. Loại cây này được biết đến với rất nhiều công dụng trong việc phòng và điều trị các loại bệnh phổ biến hiện nay.

Cây xạ đen là một thảo dược quý “khắc tinh” của các bệnh lý nguy hiểm, trong đó nổi bật nhất là khả năng phòng chống và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư phổi. Bên cạnh đó, lá xạ đen còn biết đến với tác dụng tốt cho tim mạch, điều hòa khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, tăng đề kháng, tiêu viêm, tiêu mụn nhọt…
Cây xạ đen có thể dùng được phần lá và thân để làm vị thuốc. Người bệnh có thể sử dụng lá tươi nhưng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dược tính chữa bệnh, bạn nên sử dụng phần là đã được phơi khô của cây trồng lâu năm. Loại cây này thường được nghiền thành bột hoặc kết hợp với các dược liệu khác để bào chế thành thuốc, nhưng cũng có thể sử dụng đơn giản sắc như nước uống hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe.
Các đối tượng không nên uống lá xạ đen
Mặc dù lá xạ đen có tác dụng rất lớn trong việc chữa bệnh, nhưng không phải nhóm đối tượng nào cũng có thể sử dụng lá xạ đen một cách thoải mái mà không lo ngại về các tác dụng phụ có thể xuất hiện.
Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 5 tuổi không nên sử dụng lá xạ đen
Với những người có thể trạng sức khỏe không ổn định, nên hạn chế sử dụng loại dược liệu này, đặc biệt là với phụ nữ có thai và trẻ em. Mặc dù đây là thảo dược nhưng lại có tính phá khối u rất mạnh, vì vậy việc mẹ bầu sử dụng loại lá này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh sớm.

Trẻ em cũng tương tự như vậy, dược tính mạnh của lá xạ đen có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ nên việc sử dụng mà không có sự can thiệp của bác sĩ sẽ gây nguy hiểm tới trẻ nhỏ.
Những người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa
Lá xạ đen có tính hàn, nên những người đang bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… nên hạn chế hoặc không sử dụng loại lá này trong bất cứ trường hợp nào. Trong dược tính của là xạ đen có thể khiến tình trạng tiêu chảy, đi phân đen ngày càng nghiêm trọng và mất kiểm soát. Nếu vẫn bắt buộc phải sử dụng, người bệnh nên giảm liều hoặc uống cùng với một vài lát gừng để cân bằng tính hàn trong dược liệu.
Uống lá xạ đen có tụt huyết áp không?
Xạ đen có nhiều công dụng là vậy nên ai cũng muốn được dùng nó với mong muốn đẩy lùi bệnh tật, ngay cả với người có huyết áp thấp cũng tương tự. Do đó, câu hỏi “uống lá xạ đen có tụt huyết áp không?” luôn được mọi người đặt ra và tìm kiếm câu trả lời. Trên thực tế các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong thành phần của xạ đen có những hoạt chất giúp hạ huyết áp nhẹ, nên khá phù hợp với những người mắc chứng cao huyết áp.

Đối với người huyết áp thấp, uống lá xạ đen có thể gây hạ huyết áp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sử dụng lá xạ đen những cần phải cân nhắc không sử dụng quá liều lượng tránh những biến chứng không mong muốn. Chính vì vậy, nếu bạn chỉ đơn thuần muốn dùng lá xạ đen để tăng cường sức khỏe chứ không phải hỗ trợ một bệnh lý nào khác, thì người huyết áp thấp không nên sử dụng bởi có thể làm tình trạng huyết áp mất ổn định.
Nếu muốn uống lá xạ đen, người huyết áp thấp cần lưu ý những gì?
Người mắc chứng huyết áp thấp, hay bị tụt huyết áp vẫn có thể sử dụng lá xạ đen nhưng một phương thức phòng tránh hay xử lý các bệnh lý của mình. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng không mong muốn ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp của người bệnh cần lưu ý một vài điều như sau:
- Trước khi sử dụng lá xạ đen, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước để có liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Đặc biệt, người bệnh không được tự ý tăng liều dùng xạ đen vì có thể khiến huyết áp hạ đột ngột gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu.
- Khi sử dụng lá xạ đen, người bệnh có thể thêm một vài lát gừng trong quá trình sắc thuốc hoặc pha thuốc, điều này sẽ giúp cân bằng dược tính, tránh hạ huyết áp.
- Khi pha lá xạ đen, người bệnh huyết áp nên pha loãng hơn với bình thường để giảm nồng độ dược tính của xạ đen khi đưa vào cơ thể.
- Dừng sử dụng lá xạ đen khi thấy các hiện tượng như người mệt mỏi, choáng váng… Nếu tình trạng không chuyển biến, người bệnh nên tới thăm khám bác sĩ để có phương hướng điều trị thích hợp.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lá xạ đen cũng như có câu trả lời chính xác cho việc uống lá xạ đen có tụt huyết áp không?. Cũng như người bệnh đã nắm bắt được những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại lá này như một dược liệu chữa bệnh.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp thấp":
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
[Nhà thuốc] Cải thiện huyết áp thấp với sản phẩm từ đinh lăng, bưởi bung
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh