Mất ngủ là một vấn đề mà rất nhiều người đã từng gặp phải. Có những người chỉ mất ngủ trong một vài ngày nhưng cũng có người mất ngủ hàng tháng. Tình trạng mất ngủ kéo dài nếu không kịp thời khắc phục có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy bạn cần nắm rõ những nguyên nhân gây ra mất ngủ để có phương hướng điều trị phù hợp.
Mất ngủ kéo dài là như thế nào?
Mất ngủ kéo dài là tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và nó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, khiến tinh thần suy giảm và tăng nguy cơ các bệnh lý về thần kinh và tim mạch.
Những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ bao gồm việc không ngủ đủ giấc, khó ngủ, dễ tỉnh giấc, mệt mỏi sau khi thức dậy,…. Mất ngủ kéo dài từ 1 đêm đến vài tuần được coi là cấp tính. Khi tình trạng mất ngủ xảy ra ít nhất 3 đêm/tuần và xảy ra trong 3 tháng liên tiếp trở lên, được coi là mãn tính.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, những áp lực và căng thẳng ngày càng gia tăng dẫn đến 30% dân số thế giới gặp tình trạng mất ngủ và có thể tăng cao hơn trong tương lai.
Những biểu hiện khi mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài ở mỗi người có thể có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến nhất:
- Đau đầu
Tình trạng đau đầu, đau nửa đầu rất phổ biến với người mất ngủ, có thể xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh càng mất ngủ nghiêm trọng hoặc xảy ra vào buổi sáng do chất lượng giấc ngủ không tốt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những tế bào thần kinh bị căng thẳng, tổn thương vì không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết.
- Mệt mỏi
Những giấc ngủ không sâu, không chất lượng khiến cơ thể khó phục hồi năng lượng nên dẫn tới cảm giác mệt mỏi, uể oải, chán ăn,…
- Khó vào giấc, dễ tỉnh
Người bệnh gặp tình trạng trằn trọc, khó ngủ dù là giấc ngủ trưa hay tối, dễ tỉnh giấc giữa đêm và rất khó ngủ lại, đồng thời buổi sáng thường dậy sớm với tinh thần căng thẳng, mệt mỏi và đau đầu.
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có biểu hiện khó có thể tập trung vào học tập và công việc, hay quên.
- Rối loạn tâm lý
Mất ngủ kéo dài có thể gây ra tình trạng rối loạn thần kinh và nghiêm trọng hơn là bệnh trầm cảm. Người mất ngủ có thể có biểu hiện dễ cáu gắt, chậm chạp hoặc trầm tư hơn.
Những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài thường do nhiều nguyên nhân khác nhau kết hợp lại. Xác định được những nguyên nhân này sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Dưới đây sẽ là những lý do phổ biến:
- Yếu tố tâm lý
Cuộc sống hiện đại khiến con người phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong công việc và cuộc sống như: áp lực học tập, công việc, thất nghiệp, ly hôn, mất người thân,…dẫn đến lo âu và mất ngủ. Đây là một trong những lý do mất ngủ phổ biến ở những người trẻ tuổi.
- Thói quen sinh hoạt
Một số thói quen sinh hoạt như ăn khuya, ngủ nhiều vào ban ngày, tập luyện quá mức,…có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ.
- Sử dụng rượu bia, cà phê, chất kích thích
Rượu bia, cà phê và một số chất kích thích có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và mất ngủ kéo dài.
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc
Một số loại thuốc được dùng để điều trị cao huyết áp, dị ứng, trầm cảm, hen suyễn,…có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ.
- Yếu tố môi trường
Môi trường xung quanh với nhiều tiếng ồn do gần các khu đông dân cư hay công trường thi công,…có thể dẫn đến mất ngủ.
- Thay đổi lịch trình
Đây là nguyên nhân gây mất ngủ ở những người thường xuyên công tác nước ngoài vì đồng hồ sinh học của cơ thể vẫn làm việc theo múi giờ ban đầu chứ không thay đổi theo múi giờ của nơi bạn đến, do đó dễ dẫn tới việc mất ngủ.
- Bệnh lý
Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng thường xuyên mất ngủ bao gồm: tăng huyết áp, tiểu đường, trào ngược dạ dày,…
Tác hại của mất ngủ kéo dài
- Sự mất tập trung vì mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến giảm hiệu suất cũng như chất lượng của công việc, học tập.
- Não bộ sẽ có nhiều phản ứng tiêu cực khi mất ngủ và nó sẽ dẫn đến những thay đổi trong tâm lý như dễ cáu, bực bội, trầm cảm, tự kỷ,…
- Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tăng nguy cơ một số bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, rối loạn nhịp tim, béo phì, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…
- Việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến một số rủi ro như ngủ gật khi lái xe, mất thăng bằng, dễ té ngã,…
- Mất ngủ làm tăng nồng độ hormone căng thẳng và có thể dẫn đến rụng tóc và da cũng dễ bị lão hóa.
Cách điều trị mất ngủ kéo dài
- Sử dụng thuốc trị mất ngủ
Một số loại thuốc như: Zolpidem, Eszopiclone, Zaleplon, Melatonin,…thường được dùng để điều trị mất ngủ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số tác dụng phụ dẫn đến việc hay quên, mộng du, buồn ngủ vào ban ngày,…nên không được khuyến khích sử dụng lâu dài. Đồng thời bạn cũng không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị mà hãy tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Một phương pháp điều trị mất ngủ an toàn và không gây nhiều tác dụng phụ như một số loại thuốc đó là sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên như: cây lạc tiên, cây vông nem, cây đinh lăng, cây bình vôi, cây tam thất,…
Những điều cần lưu ý khi điều trị mất ngủ bằng phương pháp này đó là cần sử dụng một cách kiên trì và đều đặn và không nên tùy ý kết hợp các nguyên liệu với nhau khi chưa rõ công dụng.
- Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu là việc dùng kim châm tác động trực tiếp lên huyệt, giúp tăng cường máu lưu thông và giải quyết tắc nghẽn, từ đó có thể cải thiện chứng mất ngủ một cách hiệu quả. Cơ chế của trị mất ngủ bằng châm cứu chính là việc giải phóng các hormone như serotonin và endorphin có tác dụng an thần và giảm căng thẳng.
Bấm huyệt là cách dùng tay day bấm vào một số vị trí nhất định trên cơ thể để kích thích lưu thông máu, giải tỏa căng thẳng, nhờ đó làm người bệnh dễ đi vào giấc ngủ. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách bấm huyệt chữa mất ngủ và áp dụng để cải thiện chứng mất ngủ.
- Chế độ ăn uống
Cần hạn chế rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…vì đây là những chất kích thích khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Đồng thời bạn nên hạn chế ăn quá no vào buổi tối hoặc ăn khuya vì sẽ dẫn đến tình trạng bụng ấm ách, khó chịu gây mất ngủ.
Bên cạnh đó, bạn nên tăng cường các loại rau quả và các thực phẩm có lợi cho giấc ngủ như: sữa, mật ong, tâm sen,…
- Chế độ vận động
Việc vận động thường xuyên sẽ tăng lưu thông máu, giải tỏa căng thẳng, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ. Bạn có thể thực hiện các bài yoga chữa mất ngủ hoặc ngồi thiền để thư giãn hơn. Một vấn đề cần lưu ý là không nên tập thể dục gần giờ đi ngủ vì nó có thể gây phản tác dụng, khiến bạn khó vào giấc hơn.
Nhìn chung, tình trạng mất ngủ kéo dài cần điều trị kịp thời để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần. Bên cạnh áp dụng những cách điều trị mất ngủ được để cập trong bài viết trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chuần đoán nguyên nhân chính xác cũng như lộ trình điều trị thích hợp nhất.
Đáng suy ngẫm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Mất ngủ":
Nguyễn Thị Lơ: Mất ngủ, hoa mắt chóng mặt hậu covid dùng AZBrain có hiệu quả?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh