Giải thích hiện tượng bóng đè

Ngày đăng: 01/02/2023  Bởi: Tuấn Anh Lượt xem

Bài viết chia sẻ bởi BS.Trịnh Thị Khánh Huyền tại trang Y học bản địa

Theo các khảo sát của ngành tâm thần học, khoảng hơn 10- 40% dân số thế giới ít nhất một lần trong đời đã từng bị “bóng đè”.

Hiện tượng bóng đè có phải do “người âm”?

Hãy tưởng tượng, bạn đã ngủ say và đột nhiên bỗng thức giấc mà không phải bởi đồng hồ báo thức. Mắt bạn mở to và có một vật đè nặng lên ngực, ghim chặt bạn xuống, bạn cố gắng mở miệng kêu cứu nhưng không phát ra tiếng, bạn cố bật dậy và chạy trốn nhưng nhận ra hoàn toàn không thể cử động được.

Nhiều người tin rằng “bóng đè” là do “người âm” hoặc “thần thánh” gây ra, hoặc do người bị “yếu bóng vía”. Vậy thực hư của hiện tượng này là gì?

Bóng đè có phải hiện tượng siêu nhiên, ma quỷ? 
Bóng đè có phải hiện tượng siêu nhiên, ma quỷ? 

Năm 1867, bác sĩ Silas Weir Mitchell là người chuyên môn y tế đầu tiên nghiên cứu hiện tượng này đã mô tả :“ Đối tượng thức giấc một cách tỉnh táo trong hoàn cảnh đó nhưng không thể cử động. Mặc dù nhìn bề ngoài như đang ngủ, anh ta thật sự rất khổ sở để cử động, ngập trong sự tra tấn tinh thần. Nếu anh ta có thể cử động, cảm giác tồi tệ đó sẽ biến mất ngay lập tức.”

Có rất nhiều kiểu “bóng đè” với những diễn biến khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, luôn có diễn biến chung là tức ngực, ngạt thở giống y hệt như những triệu chứng lâm sàng của một cơn ngừng tim, suy hô hấp nhưng không vùng vẫy hay kêu la được… vừa bứt rứt, vừa sợ hãi. Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn sợ, không dám hoặc không thể ngủ tiếp được nữa.

Y học gọi “bóng đè” là “ảo giác” và chia thành 3 nhóm:

Ảo giác đột nhập: Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ… Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ… là hậu quả của những cơn co cơ.

Ảo giác thăng bằng: Hiện tượng này có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình. Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất với những cảm giác y như thật, ruột gan như muốn trào ra ngoài. Một cảm giác “thật” xuất hiện trong một thực tế “ảo”. Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đáy mà chỉ rơi lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ. Lúc đó, người họ vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài ba phút họ mới trấn tĩnh lại được.

Ảo giác thực thể: Đây là dạng phổ biến nhất, phần lớn xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ. Những người này bị “bóng đè” ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê dại, không thở được. Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Lúc ấy, họ thở hổn hển, ra nhiều mồ hôi. Có người do suy nhược thần kinh, một đêm bị  2-3 lần khiến họ “sợ” ngủ. Lâu dài dẫn đến suy nhược cơ thể.

Vậy “bóng đè” từ đâu đến và tránh như thế nào?

Chu kì của Giấc ngủ

Khi ngủ các hoạt động của cơ thể diễn ra qua 5 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ, các giai đoạn diễn ra thứ tự tạo thành một chu kỳ và chu kỳ này được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian kể từ khi bạn nhắm mắt ngủ vào buổi tối hôm trước đến khi thức dậy vào sáng ngày hôm sau.

5 giai đoạn của giấc ngủ được chia thành 2 nhóm: giấc ngủ NREM/Non-REM (non rapid eye movement) gồm giai đoạn ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu và  giấc ngủ REM (rapid eye movement) chỉ bao gồm giai đoạn ngủ mơ.

Giấc ngủ có liên quan đến hiện tượng bóng đè
Giấc ngủ có liên quan đến hiện tượng bóng đè

Y học hiện đại tin rằng hiện tượng bóng đè gây ra bởi sự chồng chéo bất thường của REM (pha ngủ có cử động nhanh nhãn cầu) và các giai đoạn thức dậy khi ngủ. Trong giấc ngủ  REM bình thường bạn sẽ trải nghiệm một loạt các kích thích  dưới dạng giấc mơ ,não bạn mất ý thức và hoàn toàn ngủ. Trong giấc mơ, một chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt được tiết ra gây tê liệt gần như toàn bộ các cơ bắp. Gọi là cơ chế bất động REM. Nó sẽ giúp bạn không chạy trên giường khi đang bị rượt đuổi trong giấc mơ. 

Trong trường hợp bị bóng đè, bạn trải nghiệm các trạng thái bình thường của REM: bạn đang mơ và các cơ bắp bị tê liệt, chỉ có não có ý thức và tỉnh táo. Đó là lý do khiến bạn tưởng tượng rằng bạn đang gặp phải những thế lực nguy hiểm. Cơ chế bất động REM cũng ảnh hưởng tới quyền kiểm soát hơi thở, hơi thở trở nên nông và gấp hơn, hít vào nhiều CO2 hơn và có cảm giác như tắc nghẽn đường thở. 

Trong lúc đang bị bóng đè sự kết hợp giữa phản ứng sợ hãi vì tưởng bị tấn công và não bạn đang ở trạng thái tỉnh táo trong khi cơ thể ở trạng thái ngủ REM kích hoạt phản ứng khiến bạn cần nhiều oxy hơn, gây nên cảm giác ngộp thở như thể có áp lực trên ngực vậy.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị “bóng đè”: Do stress, do rối loạn giấc ngủ, do có triệu chứng tâm thần… nhưng đáng tiếc chưa có câu trả lời thỏa đáng cho mọi trường hợp.

Phòng ngừa

  • Nằm ngủ phòng không khí thoáng, mặc quần áo thoáng, thoải mái.
  • Hạn chế dùng chất kích thích như trà, cà phê trước khi ngủ ít nhất 3 tiếng.
  • Sinh hoạt lành mạnh và điều độ.
  • Tâm lý thoải mái, thư giãn, tránh lo lắng quá mức
  • Sử dụng gối nằm ngủ bằng các loại thảo dược, dược liệu tác dụng thư giãn, trọng trấn – an thần .

Nguồn: BS Trịnh Thị Khánh Huyền/ Yhocbandia.vn

Đánh giá bài viết

Đáng suy ngẫm

mua 6 tặng 1 sản phẩm azbrain

banner quảng cáo viên uống zlove

Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điểm bán gần bạn