Hình thái lâm sàng của trầm cảm rất đa dạng, đôi khi các hình thái này không biểu hiện riêng lẻ mà phối hợp và xen kẽ với nhau, gây khó khăn cho chẩn đoán cũng như điều trị. Sau đây là một số hình thái hay gặp của trầm cảm.
1. Trầm cảm suy nhược hay trầm cảm uể oải
Biểu hiện: Trên nền khí sắc giảm, nổi bật hàng đầu là sự suy nhược, mệt mỏi, uể oải, bệnh nhân cảm thấy không còn sinh lực, mất thích thú không còn ham muốn thông thường, kể cả dục năng, thờ ơ lạnh nhạt với xung quanh, thiểu lực cả về vật chất lẫn tinh thần. Tình trạng suy nhược kéo dài là lý do trước đây thường chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh Tâm căn suy nhược còn gọi là suy nhược thần kinh: Neurasthenie. Trầm cảm suy nhược là một trạng thái lâm sàng hay gặp ở nước ta.
2. Trầm cảm vật vã
Khí sắc giảm không kèm theo ức chế vận động, mà trái lại bệnh nhân thường đứng ngồi không yên, cầu xin, rên rỉ, than vãn về tình trạng khó ở của mình, tự phê phán bản thân, sợ hãi, hoảng sợ, cầu cứu sự hỗ trợ giúp đỡ để hy vọng rằng sẽ tránh được những tai họa khó lường sắp xảy ra đối với bệnh nhân hoặc người thân của bệnh nhân. Trong cơn xung động trầm cảm người bệnh có thể tự kết liễu nếu không được xử trí và điều trị kịp thời. Trạng thái này cũng rất hay gặp.
3. Trầm cảm mất cảm giác tâm thần
Hình ảnh lâm sàng chủ yếu là bệnh nhân than vãn mình không còn cảm giác, không còn nhận cảm được tình cảm của người thân, không còn biết đau buồn, vui sướng, mất phản ứng cảm xúc phù hợp. Bệnh nhân khẳng định rằng họ không có được cảm xúc gì, và rất đau khổ về tình trạng đó. Hiện nay thể này cũng ít gặp so với trước kia.
4. Trầm cảm với hoang tưởng tự buộc tội
Người bệnh tự quở trách mình rằng họ có quá nhiều khuyết điểm, có nhiều hành động xấu xa, đồi bại, ăn bám, giả tạo. Bệnh nhân thường sám hối về các tội lỗi của mình và xin được trừng phạt. Trong một số trường hợp sai phạm trong ý tưởng tự buộc tội có thể liên quan đến sự việc hoặc hiện tượng có thật trong thực tế, nhưng lại bị bệnh nhân thổi phồng lên, mà không giải thích đả thông được. Đây cũng là hình thái hay gặp.
5. Trầm cảm loạn khí sắc
Khí sắc giảm nhẹ, bệnh nhân thường kích thích, càu nhàu đi đôi với cảm giác buồn bực, không hài lòng với những người xung quanh, có khuynh hướng cáu bẳn, cục cằn, công kích thô bạo. Thể này hay gặp, nhưng thường bị bỏ sót trong chẩn đoán bệnh trầm cảm.
6. Trầm cảm sững sờ
Khí sắc bệnh nhân trầm, kèm theo ức chế vận động đến sững sờ, đờ đẫn, ngơ ngơ,…đôi khi không vận động, có khi hoàn toàn bất động. Thể này rất dễ nhầm với sững sờ căng trương lực trong bệnh tâm thần phân liệt.
7. Trầm cảm lo âu
Trên nền khí sắc trầm, buồn rầu, kèm theo lo âu, bệnh nhân thường lo âu với mọi chủ đề không còn mang tính thời sự, lo lắng chờ đợi rủi ro, bất hạnh, không gắn vào bất cứ một sự kiện nào đặt ra trong đời, kèm theo bệnh nhân có nhiều rối loạn thực vật – nội tạng biểu hiện như vã mồ hôi, đánh trống ngực, ớn lạnh hay rét run…Thể này rất hay gặp ở tuyến cơ sở.
8. Trầm cảm với hoang tưởng mở rộng
Trầm cảm với hoang tưởng phủ định rộng lớn. Bệnh nhân khẳng định rằng thế giới, vũ trụ đổ vỡ, không tồn tại, bệnh nhân cho rằng bị “người ta” ghép cho những tội lỗi nặng nề, các cơ quan phủ tạng của bệnh nhân bị thối rữa, bệnh nhân phải gánh chịu tội lỗi này, sự tra tấn hàng nghìn năm…Bệnh nhân bị mất hết nhà cửa, gia đình và những người thân thích (hội chứng Cotard). Thể này ngày nay cũng ít gặp trong thực hành tâm thần học.
9. Trầm cảm Paranoid
Trên nền trầm cảm, bệnh nhân có nhiều hoang tưởng với các nội dung khác nhau như bị theo dõi, bị truy hại, bị đầu độc; hoang thưởng liên hệ; hoang tưởng bị buộc tội v.v, kèm theo xuất hiện nhiều ảo giác thật hoặc ảo giác giả, với nội dung chê bai, bình phẩm, nói xấu bệnh nhân. Thể này hay gặp trong thực hành ở các cơ sở bệnh viện chuyên khoa tâm thần.
10. Trầm cảm rối loạn cơ thể và thực vật
Tình trạng bệnh được bệnh nhân kể ra ở vị trí hàng đầu là các rối loạn cơ thể – thực vật nội tạng, loạn cảm giác bản thể như: cơn đánh trống ngực, dao động huyết áp, ngoại tâm thu, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nôn, kém ăn, sợ sệt…Trong khi đó khí sắc biểu hiện không rõ ràng, bệnh nhân không hề có than vãn, buồn phiền.
Ở một số bệnh nhân khác lại biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng như đau dai dẳng ở vùng ngực, nghẹt thở, hụt hơi, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chán ăn. Những lời than vãn của bệnh nhân thường là họ đã đến với nhiều thầy thuốc, nhiều bệnh viện, đủ các chuyên khoa khác nhau, nhưng không phát hiện ra thực tổn tương ứng, nên điều trị hầu như ít kết quả.
Thể này vì không có những biểu hiện trầm cảm rõ rệt, là lý do các tác giả gọi thể này là trầm cảm che đậy (Masked Depression), trầm cảm tương đương, trầm cảm mặt nạ hoặc gọi trầm cảm ẩn. Thể này rất hay gặp ở tuyến cơ sở. Theo tác giả Hoàng Sầm, nôn chu kỳ của người lớn, trẻ em đều thuộc dạng này.
11. Trầm cảm loạn cảm giác bản thể
Trầm cảm với cảm giác khó chịu, không xác định được rõ ràng ở các cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể, bệnh nhân thường than vãn đầu óc nặng nề, cảm giác đặc sệt như đất thó, bã đậu hoặc rỗng tuếch, bị bóp thắt, làm cho bệnh nhân trở ngại trong tư duy, khó khăn trong diễn đạt. Thể này cũng hay gặp.
12. Trầm cảm ám ảnh
Các hiện tượng ám ảnh được hình thành trên nền tảng trầm cảm với các nội dung ám ảnh sợ khoảng trống, sợ chỗ rỗng, sợ góc nhọn, sợ lây bệnh, sợ tim ngừng đập làm bệnh nhân chết đột ngột. Thường xuất hiện ở những người có tính cách hoài nghi – lo âu. Thể này hay gặp trong thực tế.
13. Trầm cảm nghi bệnh
Trên nền khí sắc giảm, bệnh nhân xuất hiện những cảm giác rất khó chịu khác nhau và từ đó khẳng định mình bị mắc một bệnh rất nặng nề, không thể điều trị được. Chính vì lý do này bệnh nhân thường kiên trì đi tìm sự giúp đỡ của nhiều thầy thuốc, khám xét nhiều nơi ở nhiều các chuyên khoa. Thể này cũng hay gặp, có thể gặp trong nhiều chuyên khoa khác nhau.
Bệnh nhân thường đến muộn với chuyên khoa tâm thần sau thời gian dài theo đuổi khám và điều trị ở các chuyên khoa khác, mà không hề tìm được một dấu hiệu nào về một bệnh lý cụ thể tương xứng và điều trị vì vậy không có kết quả.
Giáo sư Andrew Tasker – Trường Cao đẳng Atlantic Veterinary, Canada – vừa được tài trợ 30.000USD từ quỹ đầu tư Đại học Prince Edward Island để nghiên cứu tác dụng của nhân sâm với bệnh trầm cảm.
Từ năm 2012, tại Viện Y học bản địa Việt Nam, các tác giả Hoàng Sầm, Ngô Quang Trúc, Triệu Thị Tâm đã sử dụng bài thuốc: Nhân sâm, Nghệ vàng, Cây lạc tiên chữa trầm cảm hiệu quả
Trên đây là những hình thái biểu hiện của trầm cảm, chúng tôi hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho các bạn một số hiểu biết nhất định về trầm cảm, có cách nhìn đúng về trầm cảm, góp phần phòng và điều trị căn bệnh này ngày càng hiệu quả.
Bài viết được chia sẻ bởi Tiến sĩ. Bác sĩ CC Ngô Quang Trúc chuyên khoa Tâm thần – Thần kinh và Bác sĩ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Y Học Bản Địa) trên trang Y học Bản Địa.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":
Vũ Thị Tươi, Chứng thiểu năng tuần hoàn não được cải thiện sau khi dùng AZBrain
Tác Dụng Của Bưởi Bung Với Tuần Hoàn Máu, Não Bộ - TS. Cung Khắc Lược
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh