Ai cũng có những nỗi sợ, nhưng nỗi sợ có đáng sợ? Làm sao để nỗi sợ trở thành tích cực? Làm để chuyển hóa nỗi sợ thành vẻ đẹp? Dưới đây cách để chuyển hóa nỗi sợ theo phương pháp của nhà tâm lý học Osho, tác giả cuốn “Cảm Xúc – Chuyển hóa nỗi sợ hãi, giận dữ và ghen tuông thành năng lượng sáng tạo”.
Nỗi sợ có một vẻ đẹp riêng một sự duyên dáng và nhạy cảm của riêng nó. Trên thực tế, đó là một sự sống động rất tinh tế. “Cảm giác sợ hãi” nghe thì tiêu cực, nhưng bản chất của cảm giác đó lại rất tích cực. Chỉ có những vật sống mới sợ hãi; một vật chết không có nỗi sợ. Nỗi sợ là một phần của quá trình sống, một phần của sự duyên dáng, một phần của sự mong manh. Vì vậy, hãy để nỗi sợ diễn ra. Hãy run rẩy với nó, để nó làm rung chuyển nền móng của bạn – và tận hưởng nó như một trải nghiệm sâu sắc của việc được khuấy động.
Đừng có bất kỳ thái độ nào về nỗi sợ; trên thực tế, đừng gọi nó là nỗi sợ. Khi gọi nó là nỗi sợ, bạn đã xác định thái độ đối với nó rồi. Bạn đang lên án nó; bạn đang nói rằng nó sai, rằng nó không nên có mặt ở đó. Bạn đang cảnh giác, đang trốn thoát, đang tháo chạy. Bạn đang trốn nó theo một cách khó nhận ra. Vì vậy, đừng gọi nó là nỗi sợ. Đây là một trong những việc cần thiết nhất: hãy ngừng đặt tên cho mọi thứ. Hãy chỉ quan sát cảm nhận mà nó mang lại, cách nó diễn ra. Hãy đón nhận nó và đừng dán nhãn cho nó; đừng để ý nó.
Ngừng để ý là một trạng thái thiền cao độ. Hãy kiên trì giữ trạng thái không để ý đó và đừng để tâm trí thao túng. Đừng để tâm trí sử dụng ngôn từ, nhãn mác và danh mục, bởi vì đó là cả một quá trình. Thứ này được liên kết với thứ khác, và nó cứ tiếp diễn. Hãy chỉ quan sát – đừng gọi nó là nỗi sợ.
Hãy cứ run rẩy
Sợ hãi và run rẩy – điều đó thật đẹp. Hãy trốn vào một góc, chui vào trong chăn và run rẩy. Hãy làm những việc mà một con vật sẽ làm nếu nó sợ hãi. Một đứa trẻ sẽ làm gì nếu nó sợ hãi? Nó sẽ khóc. Hoặc một người nguyên thủy, anh ta sẽ làm gì khi sợ hãi? Chỉ có người nguyên thủy mới biết khi họ hoảng sợ cực độ, lông tóc của họ sẽ dựng hết lên. Con người văn minh đã quên mất trải nghiệm đó; nó đã trở thành một phép ẩn dụ. Chúng ta nghĩ rằng chuyện sợ tới dựng tóc gáy chỉ là lời nói chứ không có thật. Nhưng nó thật sự có xảy ra.
Nếu bạn để nỗi sợ chiếm hữu bạn, lông tóc của bạn sẽ dựng đứng lên. Khi đó, lần đầu tiên, bạn biết được nỗi sợ là một hiện tượng đẹp đẽ như thế nào. Trong sự hỗn loạn đó, trong cơn lốc xoáy đó, bạn sẽ biết rằng vẫn có một điểm nào đó bên trong bạn vẫn hoàn toàn chưa bị chạm tới. Và nếu nỗi sợ không thể chạm tới nó, cái chết cũng không thể chạm tới nó. Có bóng tối và nỗi sợ xung quanh, và chỉ một tâm điểm nhỏ bé hoàn toàn siêu việt hơn tất cả. Không phải bạn cố gắng trở nên siêu việt; bạn chỉ đơn giản cho phép nỗi sợ hoàn toàn chiếm hữu bạn, nhưng bỗng nhiên, bạn nhận thức được thứ tương phản với nỗi sợ, bạn nhận thức được điểm tĩnh tại. Nỗi sợ là một trong những cánh cửa đế một người bước vào sự hiện hữu của mình.
Hãy làm việc mà bạn không dám làm
Bất cứ khi nào nỗi sợ xuất hiện, hãy luôn nhớ đừng bỏ chạy, bởi vì đó không phải là cách giải quyết. Hãy dẫn thân vào nỗi sợ. Nếu bạn sợ đêm tối, hãy dấn thân vào đêm tối, bởi vì đó là cách duy nhất để vượt qua. Đó là cách duy nhất để vượt lên trên nỗi sợ. Đi vào đêm tối; không có gì quan trọng hơn việc đó. Hãy chờ đợi, ngồi ở đó một mình và để cho bóng đêm hoạt động.
Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, hãy run rẩy. Hãy cứ run rẩy nhưng cũng hãy nói với đêm tối: “Hãy làm bất cứ điều gì ngươi muốn làm. Ta ở đây”. Sau vài phút, bạn sẽ thấy mọi thứ đều đã ổn. Bóng tối không còn tối nữa, nó bừng sáng. Bạn sẽ thích nó. Bạn có thể chạm vào nó – sự im lặng mượt như nhung, sự mênh mông, nhịp điệu của nó. Bạn sẽ có thể tận hưởng nói và bạn sẽ nói: “Mình thật ngốc khi từng sợ hãi một trải nghiệm đẹp đẽ như vậy!”.
Bất cứ khi nào nỗi sợ xuất hiện, đừng chạy trốn nó. Nếu không nó sẽ trở thành vật cản và bản thể của bạn sẽ không thể phát triển theo chiều hướng đó. Trên thực tế, hãy đón nhận những gợi ý từ nỗi sợ. Chúng là những hướng mà bạn cần đi. Nỗi sợ chỉ đơn thuần là một thử thách. Nó gọi bạn: “Đến đây!”. Trong cuộc đời của bạn sẽ có nhiều không gian đáng sợ. Hãy chấp nhận thử thách và dấn thân vào những không gian đó. Đừng bao giờ trốn chạy và đừng bao giờ làm kẻ hèn nhát. Rồi đến một ngày, bạn sẽ tìm thấy kho báu ẩn đằng sau từng nỗi sợ. Đó là cách bạn phát triển đa chiều.
Và hãy nhớ rằng chỉ có vật sống mang lại cho bạn nỗi sợ. Những vật thể chết không khiến bạn sợ hãi bởi vì không có thách thức nào trong đó.
Thư giãn và quan sát
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy sợ hãi, hãy thư giãn. Hãy chấp nhận thực tế rằng nỗi sợ có ở đó, nhưng đừng làm gì cả. Hãy bỏ mặc nó; đừng chú ý đến nó.
Hãy quan sát cơ thể. Không nên có bất kỳ sự căng thẳng nào trong cơ thể, nỗi sợ sẽ tự động biến mất. Nếu sự căng thẳng không tồn tại trong cơ thể, nỗi sợ sẽ tự động biến mất. Nỗi sợ tạo ra một trạng thái cắm rễ trong đó. Nếu cơ thể thư giãn, nỗi sợ chắc chắn sẽ căng thẳng ở một mức độ nào đó trong cơ thể, để nó có thể biến mất. Một người thư giãn không thể nào sợ hãi. Bạn không thể khiến một người thư giãn hoảng sợ. Ngay cả nếu nỗi sợ xuất hiện, nó sẽ đến như một con sóng và lướt qua nó sẽ không cắm rễ.
Nỗi sợ đến và đi như những con sóng và thật tốt đẹp khi bạn giữ mình không bị ảnh hưởng bởi nó. Khi nó bắt rễ và bắt đầu lớn lên trong bạn, nó sẽ phát triển, phát triển như một khối u. Khi đó, nó sẽ làm tê liệt hệ thống bên trong của bạn.
Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy sợ hãi, hãy lưu ý một điều, đó là cơ thể không nên căng thẳng. Hãy nằm xuống sàn và thư giãn – thư giãn là liều thuốc hóa giải nỗi sợ – và nó sẽ đến rồi đi. Bạn chỉ đơn giản là quan sát.
Quá trình quan sát nên trung lập. Hãy cứ chấp nhận rằng như vậy là ổn. Hôm nay trời nóng; bạn có thể làm gì? Cơ thể đang đổ mồ hôi; bạn phải trải qua chuyện đó. Trời sắp tối và một làn gió mát sẽ thổi qua. Vì nên bạn chỉ cản quan sát và thư giãn.
Một khi đã thông thạo chuyện này – bạn sẽ sớm thông thạo thôi – bạn sẽ thấy rằng nếu bạn thư giãn, nỗi sợ không thể nào đeo bám bạn.
Ngủ như chết
Vào ban đêm, trước khi đi ngủ, bạn hãy nằm xuống khoảng năm hoặc mười phút và bắt đầu cảm nhận rằng bạn đang chết – mỗi đêm. Trong vòng một tuần, bạn sẽ có thể nhập tâm vào cảm giác đó và thích thú với nó. Bạn sẽ ngạc nhiên khi bao nhiêu căng thẳng trong cơ thể sẽ biến mất. Hãy để toàn bộ cơ thể chết đi, hãy ngủ như chết, và vào sáng hôm sau, bạn sẽ cảm thấy thật tươi mới và tràn đầy năng lượng. Năng lượng sẽ tuôn chảy một cách hài hòa.
Tác giả: Osho
(Bài viết trích lược từ cuốn “Cảm xúc” của tác giả Osho. Bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc bản gốc)
Đáng suy ngẫm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":
Tác Dụng Của Bưởi Bung Với Tuần Hoàn Máu, Não Bộ - TS. Cung Khắc Lược
Vũ Thị Tươi, Chứng thiểu năng tuần hoàn não được cải thiện sau khi dùng AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh