Cùng một dấu hiệu đau và tần suất đau như nhau, nhưng bệnh đau nửa đầu ở người này lại xuất phát từ một nguyên nhân khác với người kia. Đây là chứng bệnh phổ biến nhưng phức tạp, tưởng như lành tính nhưng lại không nên coi thường. Hãy cùng chúng tôi giải mã chứng bệnh này một cách chi tiết nhất trong bài viết sau đây.
Nhắc đến đau nửa đầu, người ta nghĩ ngay tới đau đầu Migraine
Mặc dù hiện tượng đau một nửa bên đầu có thể là dấu hiệu của rất rất nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng này trước nay thường được gắn với chứng đau đầu Migraine là phổ biến nhất. Vậy nên, trước khi giải mã chứng đau một bên đầu từ A-Z, chúng ta hãy ưu ái dành một phần riêng để nói về đau đầu Migraine nhé!
Dấu hiệu của bệnh đau nửa đầu Migraine là gì?
Đau nửa đầu tiếng anh được gọi là Migraine Headache (hội chứng Migraine) dùng để xếp loại chung tất cả các cơn đau đầu diễn ra đột ngột và dữ dội ở một bên đầu (trái hoặc phải). Người bệnh có thể cảm nhận rõ từng nhịp đập của mạch và rất khó chịu. Họ rất sợ ánh sáng và âm thanh, sợ vận động vì chúng làm cho cảm giác đau tăng lên cho nên thường có xu hướng muốn nằm nghỉ ngơi tại phòng tối yên tĩnh trong. Cơn đau thường diễn ra trong vài giờ cho đến vài ngày mỗi đợt.
Về lý thuyết thì đau nửa đầu Migraine là một triệu chứng lành tính về thần kinh, thường gặp ở giới tính nữ độ tuổi từ 10 – 45. Khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác và phương pháp điều trị dứt điểm cho chứng bệnh này. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan, nhất là với những người bị đau nửa đầu mãn tính.
Giả thuyết về nguyên nhân đau nửa đầu Migraine
Vẫn còn nhiều giả thuyết xoay quanh nguyên nhân gây ra đau đầu Migraine, trong đó được công nhận nhiều nhất là giả thuyết cho rằng: Cơn đau đầu Migraine xảy ra do có một sự biến động nào đó xảy ra với dây thần kinh sinh ba ở trong não. Bên cạnh đó, một vài nguyên nhân khác cũng phổ biến và được công nhận là:
- Yếu tố di truyền là lý do vì sao đau nửa đầu bên phải hay bên trái thường xảy ra ở những người có bố hoặc mẹ mắc chứng bệnh này.
- Sự rối loạn phóng thích serotonin cũng là tác nhân gây đau.
- Một số loại thực phẩm như chocolate, pho mát, rượu bia và đồ uống có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ… cũng là nguyên nhân gây đau đầu Migraine.
Ngoài Migraine, hiện tượng đau nửa đầu là triệu chứng của bệnh gì?
Bên cạnh hội chứng đau đầu Migraine, cơn đau một bên nửa đầu có thể là dấu hiệu đi kèm của một số bệnh lý nguy hiểm. Chúng ta có thể dự đoán các bệnh lý này thông qua một số yếu tố như: biểu hiện của cơn đau, các triệu chứng đi kèm, vị trí đau, đối tượng bị đau hay thời điểm đau… Dưới đây là các thông tin mang tính chất tham khảo:
Giải mã đau nửa đầu thông qua biểu hiện cơn đau
Đau nửa đầu giật từng cơn: Có thể được gọi là chứng đau đầu cụm nếu như cơn đau dữ dội đột ngột ở phía sau đầu và quanh mắt, đôi khi lan đến cả cổ, có thể lan tỏa ra các khu vực khác như cổ, đầu. Đau đầu cụm thường đi kèm với một số triệu chứng khác như:
- Đau nhức một bên thân thể;
- Nghẹt mũi hoặc sổ mũi một bên;
- Bồn chồn, đổ mồ hôi khi đau;
- Sắc mặt tái xanh hoặc ửng đỏ;
- Mắt bên bị đau có thể đỏ, sụp mí và sưng xung quanh mắt
- Nếu triệu chứng đau nửa đầu giật từng cơn đi kèm sốt, co giật, buồn nôn, nôn mửa, tê liệt mặt hoặc khó nói thì có thể là dấu hiệu của tai biến mạch máu não, viêm não, u não hoặc viêm màng não.
Đau ê ẩm nửa đầu: Cơn đau đầu Migraine thường xảy ra đột ngột và dữ dội. Nếu cơn đau ê ẩm và kéo dài suốt hàng tuần hàng tháng thì đó có thể là dấu hiệu của chứng thiểu năng tuần hoàn máu não (thiếu máu não).
Giải mã đau nửa đầu thông qua các triệu chứng đi kèm
Đau nửa đầu choáng váng: Cơn đau một bên đầu khi đi kèm dấu hiệu choáng váng (xây xẩm mặt mày) thì có thể là dấu hiệu của chứng thiếu máu; cơn thiếu máu não thoáng qua; mất nước; căng thẳng; suy nhược thần kinh; tụt đường huyết; thiếu oxy não…
Đau nửa đầu hoa mắt chóng mặt: Là một dấu hiệu phổ biến nhất của chứng rối loạn tiền đình thường đi kèm với ù tai, nhà cửa chao đảo, đi đứng loạng choạng, buồn nôn. Tuy nhiên đây cũng là triệu chứng thường gặp của rất nhiều vấn đề sức khỏe khác như thiếu máu lên não, đột quỵ, chấn thương sọ não, huyết áp thấp, mất nước, di chứng hậu chấn động não…
Mờ mắt đau nửa đầu: Có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như huyết áp thấp, đột quỵ, chấn thương sọ não, ngộ độc carbon monoxide….
Đau nửa đầu kèm buồn nôn: Đây vốn dĩ là một dấu hiệu phổ biến của bệnh đau đầu Migraine. Tuy nhiên nếu cơn đau đầu kèm theo buồn nôn, nôn, cứng gáy và sốt cao thì hãy cảnh giác với bệnh viêm màng não rất nguy hiểm.
Đau một nửa đầu kèm sốt: Hãy cảnh giác với hai triệu chứng này, nó là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm màng não nếu như tình trạng diễn ra dài ngày và với mức độ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sốt xuất huyết đau nửa đầu cũng là “cặp đôi” bệnh lý – triệu chứng nguy hiểm thường gặp.
Đau nửa đầu chảy máu cam: Bệnh đau đầu Migraine vốn dĩ không bao giờ gây chảy máu cam. Khi đi kèm dấu hiệu này thì cơn đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo huyết áp tăng cao do một số bệnh lý như u tủy thượng thận, suy thận.
Đau nửa đầu mất ngủ: Cơn đau đầu Migraine cũng thường đi kèm với triệu chứng mất ngủ do cơn đau nhức khó chịu khiến bạn không thể ngủ ngon. Tuy nhiên, nếu ngay cả khi không đau đầu mà bạn vẫn mất ngủ thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như thiếu máu lên não, thần kinh suy kiệt, rối loạn tiền đình, tiểu đường, u não hay lupus ban đỏ…
Nuốt nước bọt đau nửa đầu: Nếu như cơn đau đầu của bạn có chiều hướng tăng nặng mỗi khi nuốt nước bọt thì thường là dấu hiệu của nhiễm trùng tai – mũi – họng, bạn nên đi nội soi để kiểm tra. Đôi khi, đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh. Ngoài ra, người bị viêm họng đau nửa đầu cũng không phải là trường hợp hiếm gặp.
Giải mã đau nửa đầu thông qua vị trí đau
Đau nửa đầu dưới: Có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng đau thần kinh chẩm, đau đầu migraine, đau đầu cụm hoặc đau đầu Cervicogeni (do các dây thần kinh và đốt sống cổ 1, 2, 3 gần khu vực gáy bị chèn ép dẫn đến đau).
Đau nửa đầu sau gáy: Khu vực này gần giống với khu vực nửa đầu dưới cho nên nó cũng cảnh báo những bệnh lý tương tự, ngoài ra còn một số bệnh lý nguy hiểm khác như viêm màng não, đột quỵ, thoái hóa đốt sống cổ…
Đau nửa đầu trên đỉnh đầu: Là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh đau đầu mãn tính, đau đầu cụm, viêm xoang, cao huyết áp, đau dây thần kinh chẩm, hội chứng co mạch não…
Đau nửa đầu trước trán, gần hốc mắt: Ngoại hội chứng đau đầu Migraine như đã nói ở trên, đau một nửa đầu ở khu vực hốc mắt kèm theo nhức mắt, mờ mắt… còn là dấu hiệu bệnh lý về xoang, về mắt, về tai – mũi – họng hoặc răng – hàm – mặt, về cột sống đoạn cổ, Zona thần kinh, cảm cúm, sốt xuất huyết, sốt siêu vi…
Đau nửa đầu đau tai: Cảnh báo chứng tăng huyết áp, tăng áp lực nội sọ vô căn (IIH), rối loạn tiền đình, bệnh Meniere, khối u ở vùng đầu – mặt – cổ, chấn thương vùng đầu cổ, dị dạng mạch máu, rối loạn khớp thái dương hàm, đau dây thần kinh chẩm, viêm xương chũm, viêm tai giữa…
Nhức răng đau nửa đầu: Triệu chứng này rất thường gặp khi mọc răng khôn, nhổ răng khôn hay là sâu răng. Lý do là vì các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến đau. Nếu chỉ vì nguyên nhân này thì cơn đau hoàn toàn lành tính.
Giải mã đau nửa đầu thông qua đối tượng người bị đau
Đau nửa đầu ở tuổi dậy thì: Là dấu hiệu của đau đầu Migraine chủ yếu gặp ở các em gái có bố hoặc mẹ bị bệnh. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ở bụng (viêm dạ dày, viêm ruột thừa) hoặc các bệnh thuộc hệ thần kinh (u não, động kinh, xuất huyết não)
Đau nửa đầu ở nam giới: Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh đau đầu Migraine thấp hơn nữ giới. Nguyên nhân gây ra chứng đau một bên đầu ở nam giới có thể là do viêm xoang, viêm nướu răng, viêm tai, viêm màng não, viêm động mạch thái dương, tăng nhãn áp, cao huyết áp, xuất huyết dưới màng nhện, đột quỵ, bệnh lý tuyến giáp, u não, chấn thương sọ não, ngộ độc carbon monoxide (CO), bệnh parkinson…
Đau nửa đầu ở trẻ em: Thường cảnh báo các bệnh nhiễm trùng thông thường (cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng xoang và tai; nghiêm trọng hơn là viêm não hoặc viêm màng não); các vấn đề trong não (khối u, áp xe, chảy máu não); các vết sưng và bầm tím ở vùng đầu.
Đau nửa đầu khi mang thai: Rất thường gặp ở phụ nữ mang thai do nội tiết tố nữ thay đổi đột ngột trong giai đoạn này. Tuy nhiên, vẫn nên cẩn trọng phân biệt đau đầu do nội tiết (thường không sốt, không chóng mặt, ù tai hay các biểu hiện khác) với đau đầu khi mang thai do thiếu máu (đi kèm tụt huyết áp, ù tai, choáng váng) hay đau đầu do virus (thường đi kèm sốt, đau họng, sổ mũi…)
Đau nửa đầu sau sinh: Thường là đau đầu sau sinh mổ, có nhiều giả thuyết cho rằng đây là tác dụng phụ của việc tiêm gây tê ngoài màng cứng khi mổ cũng như truyền morphine giảm đau sau sinh. Tuy nhiên đây vẫn là quan điểm gây tranh cãi. Một số lý do khác cũng khiến cho phụ nữ sau sinh bị đau nửa đầu đó là: Tình trạng thiếu máu, suy nhược thần kinh do thức đêm chăm sóc con nhỏ mệt mỏi và áp lực.
Giải mã đau nửa đầu thông qua thời điểm bị đau
Đau nửa đầu khi ngủ dậy: Thường là ngủ trưa dậy thì đau đầu, do thiếu máu lên não, thoái hóa đốt sống cổ, căng cơ hoặc nằm sai tư thế khi ngủ, thậm chí cả tật nghiến răng khi ngủ cũng khiến bạn bị đau một bên đầu khi ngủ dậy.
Đau đầu khi đến tháng: Là triệu chứng rất bình thường ở phụ nữ do sự thay đổi nội tiết tố thất thường, nếu không kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác như sốt, buồn nôn, cơn đau không kéo dài quá 24h thì không có gì đáng lo ngại.
Đau đầu nửa đêm: Có thể là do căng thẳng mệt mỏi, chứng đau đầu cụm, đau đầu migraine, đau đầu hạ thần kinh (bệnh này thường chỉ gặp ở người trên 50 tuổi.
Đau nửa đầu khi trời lạnh: Khi trời trở lạnh đột ngột, người có bệnh đau đầu rất dễ tái phát cơn đau. Lý do là vì áp suất của khí quyển khiến cho mạch máu trong não giãn nở, điều này kích thích tiết serotonin gây đau. Đây là một dấu hiệu bình thường của bệnh đau đầu Migraine.
Đau đầu khi quan hệ: Thường xảy ra ở thời điểm sắp đạt hoặc vừa đạt cực khoái, có thể là dấu hiệu cảnh báo thành mạch máu não bị yếu, dị dạng ở động mạch – tĩnh mạch hoặc xơ vữa mạch máu não.
Uống bia bị đau nửa đầu: Cồn trong bia là thủ phạm quen mặt gây ra đau đầu. Đây là một điều rất thường gặp và không phải là cơ sở để cảnh báo bệnh lý nào cả. Nhưng cũng đừng vì thế mà thường xuyên sử dụng các sản phẩm này, chúng rất có hại cho sức khỏe về lâu dài.
Đau nửa đầu có nguy hiểm không? Khi nào thì nên đi khám và nên khám ở đâu?
Cơn đau một bên đầu rất phổ biến, chắc hẳn người trưởng thành nào cũng từng trải qua. Nó có thể là một cơn đau lành tính do tác động của môi trường sống, thức ăn, chế độ sinh hoạt, nội tiết tố… gây ra. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm đã kể trên. Bạn cần đi khám ngay nếu cơn đau của bạn có 1 trong 4 dấu hiệu sau đây:
- Về tần suất: Bạn hay bị đau nửa đầu thường xuyên đến nỗi tuần nào cũng bị 2 – 3 ngày.
- Về triệu chứng: Đau đầu kèm theo sốt, nôn, buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu… mà không có nguyên nhân gì khác.
- Về mức độ đau: Bạn đau đớn dữ dội đến mức không thể nào chịu đựng được nữa thì nên đi khám.
- Về thời gian kéo dài cơn đau: Cơn đau đầu kéo dài quá 3 ngày không thuyên giảm.
Vì bệnh đau một bên đầu có thể xuất phát từ rất nhiều bệnh khác nhau, thuộc các chuyên khoa khác nhau, cho nên bạn có thể đến bất cứ cơ sở y tế uy tín nào để được khám lâm sàng và sau đó bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm cần thiết. Một vài gợi ý cho thắc mắc nên khám đau nửa đầu ở đâu như sau:
- Bệnh viện đa khoa các cấp huyện – tỉnh – trung ương.
- Chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện lớn
- Bệnh viện Y học Cổ truyền TW
Một số cách trị đau nửa đầu người bệnh có thể tham khảo
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khắc phục chứng đau một nửa đầu đang được áp dụng, xin mời bạn đọc tham khảo một số cách tiêu biểu sau đây:
Sử dụng phác đồ điều trị đau nửa đầu của Bộ Y tế: Nghĩa là bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, trao đổi về tình trạng bệnh với bác sĩ, làm các xét nghiệm theo yêu cầu để xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Áp dụng các cách bấm huyệt chữa đau nửa đầu: Có rất nhiều huyệt đạo ở tai, ở tay chân, trên mặt, ở cổ – vai – gáy, nếu biết bấm huyệt đúng cách có thể giúp bạn thuyên giảm cơn đau ngay tức thì, thậm chí hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu mãn tính rất hiệu quả. Bạn có thể chọn cách tự đọc sách và học bấm huyệt tại nhà. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, tốt hơn hết hãy tìm đến các viện y học cổ truyền chuyên châm cứu bấm huyệt để thầy thuốc trị liệu cho bạn.
Sử dụng thuốc điều trị đau nửa đầu: Để điều trị dứt điểm căn bệnh khó ưa này, bạn cần dùng nhóm thuốc điều trị đau đầu theo sự kê đơn của bác sĩ sau khi thăm khám. Nhóm thuốc giảm đau thì rất phổ biến, có thể tự mua sử dụng mà không cần bác sĩ kê đơn, tuy nhiên chúng không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm và để lại nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Cách chữa đau nửa đầu bằng dân gian: Có rất nhiều bài thuốc dân gian được cho là có tác dụng giảm đau đầu vô cùng hiệu quả. Ví dụ như sử dụng đinh lăng, bưởi bung, lá chanh, lá cúc tần, lá quýt, lá sả, lá bưởi, đại bi, hương nhu nấu lấy nước xông mỗi khi bị đau đầu sẽ giúp giảm đau rất tốt. Hãy thử tìm mua một cuốn sách về thuốc nam như thế này và áp dụng theo nhé!
Tập luyện yoga chữa đau nửa đầu: Đây là bộ môn quá nổi tiếng trong việc dưỡng sinh và trị liệu rồi, không cần giải thích thêm. Một số động tác Yoga rất tốt cho người bệnh đau đầu đó là tư thế nắm ngón chân (Padangusthasana); tư thế con mèo (Marjariasana); tư thế cá heo (Ardha Pincha Mayurasana); tư thế em bé (Balasana); tư thế anh hùng ngửa (Supta Virasana); tư thế ngồi gập mình (Paschimottanasana); tư thế cây cầu (Setu Bandhasana); tư thế thư giãn hay xác chết (Savasana). Mời bạn tham khảo và thực hiện nhé!
Đau nửa đầu nên ăn gì?: Các loại thịt cá; rau xanh và trái cây; ngũ cốc; các loại hạt; một số loại gia vị như quế, hương thảo… là những nhóm thực phẩm đứng đầu danh sách mà những người bệnh nên ăn để hạn chế chứng đau đầu tái phát. Tất nhiên, hãy tránh xa rượu bia, chất kích thích, cà phê, sô cô la… và các loại thực phẩm được cho là tác nhân gây đau đầu.
Bạn đọc thân mến, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), bệnh đau nửa đầu có tới hơn 150 dạng khác nhau. Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tổng hợp, khái quát để bạn đọc tham khảo, không thể thay thế ý kiến của bác sĩ. Để có câu trả lời chính xác nhất về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả, hãy đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín nhé!
Đáng suy ngẫm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau nửa đầu":
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh