Đau đầu có nên uống Paracetamol? Paracetamol (đôi khi được gọi là Acetaminophen) có lẽ là cái tên không còn xa lạ gì với mọi người, mọi nhà – một phân loại thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn, có thể dễ dàng mua được ở tất cả mọi hiệu thuốc tân dược trên toàn quốc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ làm rõ mối quan hệ giữa loại thuốc “quốc dân” này với một chứng bệnh cũng “quốc dân” là đau đầu, để trả lời cho câu hỏi được rất nhiều người quan tâm: uống paracetamol có giảm đau đầu không?
Cơ chế giảm đau của paracetamol
Mặc dù được sử dụng phổ biến nhất trong số các loại thuốc giảm đau, thế nhưng cơ chế tác dụng chính xác của paracetamol cho đến nay vẫn chưa nhiều người biết đến. Thậm chí trong giới chuyên môn thì cơ chế của dược phẩm này vẫn là các giả thiết. Trước khi giải đáp thắc mắc có nên uống paracetamol giảm đau đầu hay không, mời bạn đọc tham khảo giả thiết phổ biến nhất về cơ chế giảm đau của loại thuốc này.
Có giả thiết cho rằng paracetamol tác động vào COX 3 – một loại enzyme có trong não và tủy sống, có liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể. Cho nên loại thuốc này có thể có khả năng chống viêm mức độ nhẹ. Tuy nhiên, giả thiết này còn chưa được chứng minh rõ ràng. Tác dụng rõ ràng nhất của paracetamol đã được nghiên cứu đó là hạ nhiệt, qua đó làm giảm nồng độ acid béo prostaglandin tiết ra ở vùng dưới đồi (thành phần đóng vai trò trung gian hóa học trong phản ứng nhận cảm đau của cơ thể).
Paracetamol có giảm đau đầu không?
Câu trả lời là có. Với cơ chế tác dụng như đã nêu ở phần một, paracetamol giúp giảm các cơn đau mức độ từ nhẹ đến vừa: đau đầu, đau cơ, đau bụng, cảm cúm… Tuy nhiên, vì paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau không chống viêm cho nên nó có thể không tác dụng đối với các cơn đau đầu do viêm và nhiễm trùng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm màng não,…
Bên cạnh câu hỏi “paracetamol có giảm đau đầu không?” thì nhiều người bệnh còn thắc mắc “paracetamol có trị đau đầu không?”. Với câu hỏi này thì đáp án là không. Paracetamol chỉ có tác dụng ức chế cảm giác đau, khiến cho cơ thể không còn cảm nhận được cái đau, chứ không điều trị căn nguyên bệnh gây ra triệu chứng đau đầu. Vì vậy, loại “thuốc điều trị đau đầu” này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời chứ không dứt điểm được căn nguyên gây đau đầu.
Các loại thuốc paracetamol giảm đau đầu trên thị trường và hướng dẫn sử dụng
Có rất nhiều sản phẩm thuốc giảm đau hạ sốt chứa thành phần paracetamol được bán tại các quầy thuốc tân dược. Mời bạn tham khảo một số cái tên dưới đây và hướng dẫn sử dụng thuốc cho trẻ em và người lớn.
Trẻ em bị đau đầu có nên uống paracetamol không? Cách sử dụng an toàn.
Câu trả lời là có. Khi trẻ em bị đau đầu và sốt do các bệnh cảm cúm thông thường, bố mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ uống paracetamol để giảm đau hạ sốt. Bố mẹ có thể lựa chọn một trong số sản phẩm thuốc đường uống sau đây:
- Thuốc chứa paracetamol dạng viên nén: Panadol 500mg
- Thuốc chứa paracetamol dạng viên sủi: Panadol sủi 500mg hoặc Efferalgan 500mg
- Thuốc chứa paracetamol dạng siro: Siro Children’s Tylenol 160 mg/5mL; Sara siro 120 mg/5 mL.
- Thuốc chứa paracetamol dạng bột pha Efferalgan 80mg/gói; Efferalgan 150mg/gói; Hapacol 150mg/gói; Efferalgan 250mg/gói; Hapacol 250mg/gói
Ngoài ra, có một số loại thuốc paracetamol giảm đau đầu dạng viên đặt hậu môn:
- Viên đặt Efferalgan 80mg/viên
- Viên đặt Efferalgan 150mg/viên
Tùy vào độ tuổi và cân nặng của bé mà liều lượng cho uống khác nhau. Mặt bằng chung liều lượng sử dụng theo lứa tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi được phép sử dụng tối đa 40mg paracetamol mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ. Đối với trường hợp này, bố mẹ bắt buộc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa xem bé bị sốt, đau đầu có uống paracetamol được không, cũng như liều lượng uống an toàn phù hợp với số cân nặng của từng bé.
- Trẻ sơ sinh từ 4 – 11 tháng tuổi được phép sử dụng tối đa 80 mg paracetamol mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ.
- Trẻ nhỏ từ 1 – 2 tuổi được phép sử dụng tối đa 120mg paracetamol mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ.
- Trẻ nhỏ từ 2 – 3 tuổi được phép sử dụng tối đa 160mg paracetamol mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ.
- Trẻ nhỏ từ 3 – 5 tuổi được phép sử dụng tối đa 240mg paracetamol mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ.
- Trẻ từ 6 – 8 tuổi được phép sử dụng tối đa 320mg paracetamol mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ.
- Trẻ từ 8 – 11 tuổi được phép sử dụng tối đa 400mg paracetamol mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ.
- Trẻ trên 11 tuổi phép sử dụng tối đa 480mg paracetamol mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng đồng hồ.
Cơ thể của trẻ em rất non nớt, các chức năng hoạt động chưa hoàn thiện, nhất là với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Do đó, trước khi cho sử dụng thuốc, cách tốt nhất bố mẹ nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem trẻ uống paracetamol có giảm đau đầu không, có an toàn cho bé nhà bạn hay không. Cơ địa, thể chất và nền tảng sức khỏe của mỗi bé là khác nhau cho nên đừng coi con là bản sao thu nhỏ của cha mẹ mà tự ý cho uống bừa bãi.
Hướng dẫn sử dụng thuốc paracetamol giảm đau đầu theo từng dạng bào chế:
- Với thuốc dạng viên nén: bố mẹ cho con uống trực tiếp như người lớn (đối với trẻ đã lớn và nuốt được thuốc viên) hoặc nghiền ra pha thêm nước cho bé uống.
- Với thuốc dạng siro, bố mẹ cần dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn, tốt nhất nên dùng dụng cụ đo lường mà nhà sản xuất thuốc cung cấp kèm theo bao bì. Cho con uống trực tiếp.
- Với dạng thuốc đặt hậu môn, có khuyến cáo rằng loại thuốc này có thể gây nhiễm độc gan cho bé. Vậy nên, cha mẹ không nên lạm dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng là điều kiện quan trọng quyết định đến việc trẻ em uống paracetamol có giảm đau đầu không, vậy nên bố mẹ hết sức lưu ý.
Một số loại thuốc paracetamol cho người lớn và hướng dẫn sử dụng.
Người lớn khỏe mạnh bị đau đầu hoàn toàn có thể chủ động mua thuốc uống giảm đau, hiện tại có 5 loại thuốc giảm đau paracetamol phổ biến trên thị trường:
Panadol 500mg hoặc Panadol extra 500mg: Đây là một loại thuốc vô cùng phổ biến và được tin dùng, nên bạn khỏi cần thắc mắc panadol có giảm đau đầu không nhé! Thuốc rất hữu hiệu trong các trường hợp đau đầu, đau cơ, đau bụng, đau khớp hoặc sốt… giúp giảm đau nhanh trong thời gian ngắn.
Thuốc Efferalgan 500mg: Cùng với Panadol, Efferalgan cũng sở hữu vị trí top đầu trong số những thương hiệu thuốc giảm đau hạ sốt được tin dùng nhiều nhất tại Việt Nam. Efferalgan thường chứa paracetamol được điều chế dưới dạng viên sủi hoặc bột pha, có nhiều mẫu mã bao bì theo hàm lượng phù hợp cho từng lứa tuổi từ trẻ em – người lớn, nên rất tiện dụng.
Thuốc paracetamol 500mg: Sản phẩm này nổi tiếng thiên về công dụng hạ sốt nhiều hơn. Vậy, Paracetamol có giảm đau đầu không? Câu trả lời là có, thuốc vẫn có công dụng giảm đau dù không mạnh bằng Panadol và Efferalgan, bạn nên sử dụng loại này trong trường hợp sốt và bị đau đầu do sốt.
Thuốc Tiffy cảm cúm: Tiffy có chứa 500mg và hiệu quả trong việc giảm đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, hạ sốt… sản phẩm thường được dùng để điều trị các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh trong đó bao gồm cả đau đầu.
Với người lớn, việc uống paracetamol giảm đau đầu khá an toàn, chỉ cần tuân thủ theo liều chỉ định trên bao bì. Người lớn có thể sử dụng tối đa 1000mg trong khoảng 6 giờ đồng hồ, và đặc biệt lưu ý không uống quá 4 gam/ngày.
Phụ nữ có thai và cho con bú bị đau đầu có uống được paracetamol không?
Về mặt lý thuyết, paracetamol an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú nếu được uống đúng liều, đúng cách. Mẹ nên tham khảo liều lượng phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt đối với mẹ bầu, cần lưu ý:
- Chỉ uống khi cơn đau đầu quá khó chịu hoặc sốt trên 38.5 độ C
- Không được uống paracetamol liên tục và liên tiếp quá 3 ngày nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Một số trường hợp thai phụ nên cân nhắc: Mẹ bầu bị suy gan, suy thận, thiếu máu.
Lưu ý khi uống paracetamol giảm đau đầu
Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc “uống paracetamol có giảm đau đầu không?”, bạn có thể sử dụng sản phẩm này. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc nên lưu ý:
- Không sử dụng quá liều lượng cho phép (đã nêu ở phần trước)
- Nếu bạn sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc điều trị thì nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ. Bởi lẽ thành phần paracetamol có trong rất nhiều loại thuốc. Uống cùng lúc có thể vô tình nạp vào quá nhiều paracetamol.
- Không điều trị bằng paracetamol liên tục quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ em. Trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Không uống rượu bia trong thời gian điều trị bằng thuốc, sẽ ảnh hưởng không tốt đến gan.
- Không nên dùng thuốc cùng lúc với bữa ăn mà nên uống sau ăn 30 phút – 1 giờ đồng hồ. Thức ăn có thể làm giảm hấp thụ thuốc.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc uống paracetamol có giảm đau đầu không. Có thể nói, paracetamol là giải pháp cứu cánh cho những cơn đau từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời mà thôi. Chứng đau đầu có thể xuất phát từ rất nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, đừng để mình lệ thuộc vào thuốc giảm đau, hãy nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị triệt để.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đau Đầu":
Chị Minh Tâm - huyết áp thấp, thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu vì tụt huyết áp đột ngột
[Dược sỹ] Người trẻ đau nửa đầu, đau đỉnh đầu dùng AZBrain có cải thiện?
Trần Hoài Thu, đã cải thiện chứng đau đầu kéo dài sau khi sử dụng AZBrain.
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh