Bài viết được chia sẻ bởi Tiến sĩ. Bác sĩ CC Ngô Quang Trúc chuyên khoa Tâm thần – Thần kinh, trên trang Y học Bản Địa.
Điều trị bệnh Parkinson gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Ngoài ra, tùy từng thể bệnh mà có thể có một số phương pháp điều trị khác.
I. Điều trị nội khoa
Điều trị bệnh Parkinson có nhiều loại thuốc, dưới đây là một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị căn bệnh này:
1. Thuốc nhóm Alcaloid
Cơ chế tác dụng là ức chế Cholin. Đây là nhóm thuốc cổ điển. Gồm các thuốc như Atropin, Scopolamin…
Nhìn chung các thuốc này hiệu quả thấp (khoảng 20%); Đồng thời gây nhiều tác dụng phụ: Khô miệng, táo bón, nhịp tim nhanh, rối loạn nội tiết, bí tiểu tiện, thất điều, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, ảo giác, gây Glocom thứ phát v.v.
Các thuốc trên có tác dụng đối với triệu chứng giảm động, tăng trương lực cơ, nhưng không có tác dụng với run (Tremor). Các tác giả khuyên nên dùng phối hợp với Levodopa có hiệu quả cao hơn.
2. Các thuốc kháng Histamin tổng hợp
Nhóm này có tác dụng giống Atropin, nhìn chung hiệu quả điều trị cũng rất thấp với bệnh Parkinson.
3. Các thuốc kháng Cholin tổng hợp
Đây là nhóm thuốc lớn, cơ chế là ức chế Cholin, đặc biệt ở hệ thần kinh trung ương, thuốc qua được hàng rào máu – não. Gồm các thuốc như: Artan, Akineton, Cyclodol…
4. Thuốc thay thế Dopamin (Levodopa)
Levodopa (L-Dopa) là một chất trung gian trong quá trình sinh tổng hợp Dopamin, được đưa vào sử dụng từ năm 1961 với bệnh Parkinson.
L-Dopa tác dụng tốt nhất với thể giảm động, sau đó với tăng trương lực cơ và run.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tác dụng hiệu quả của L-Dopa đạt 70 – 85% các trường hợp Parkinson: Bareau A. (1976); Peletin L.C (1977) đã theo dõi trong quá trình điều trị các thể Parkinson nặng trong nhiều năm liền, thấy kết quả đạt từ 50 – 60%; Nhưng không ngăn chặn được sự phát triển tuần tiến và không làm thay đổi được tiên lượng bệnh.
Khi điều trị L-Dopa kéo dài nhiều năm các tác giả thấy sự tiến bộ lâm sàng không tương quan với nồng độ L-Dopa ở trong tương bào và tác dụng phụ của nó xuất hiện khi thuốc mới ở liều thấp. Trong thời gian điều trị kéo dài từ năm thứ 3 đến năm thứ 9 thường thấy hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là mở – tắt (on – off); Biểu hiện: Sau khi uống L–Dopa khoảng 15 – 60 phút tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tăng lên rõ rệt (on), nhưng sau đó 1 – 3 giờ sức khỏe đột ngột giảm xuống (off); người ta cho rằng hiện tượng này là do có sự thay đổi độ nhạy cảm của các thụ cảm thể sau Synap đối với dao động nồng độ L–Dopa trong tương bào.
Các tác dụng phụ cũng nhiều, tác dụng phụ sớm nhất là chứng khó tiêu, sau đó là trên hệ tim mạch (nhịp tim nhanh, đau vùng trước tim, loạn nhịp tim…); Vận động không tự chủ (tăng động – Hyperkinesia) khu trú ở miệng hoặc dạng Chorea ở chi; Các rối loạn tâm thần, trầm cảm, liệt dương. Những biến chứng này có thể không mất hẳn khi đã cắt thuốc.
Chống chỉ định khi dùng L-Dopa: Bệnh nhân đang có bệnh về máu, gan, thận, Glocom, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim cũ, đang có rối loạn tâm thần.
Với mục đích tăng hiệu quả điều trị, phòng và giảm các tác dụng không mong muốn, người ta đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng phối hợp giữa L-Dopa với các chất ức chế khử Carboxylase. Các chất ức chế khử Carboxylase không qua được hàng rào máu – não nên ngăn chặn L-Dopa thành Dopamin chỉ ở ngoại vi gây tăng hiệu quả của thuốc trong não (Calue D.B, 1970; Calesia G 1976; Costa E., 1977).
Các thuốc ức chế enzym Decarboxylase thường dùng là Benserazid (biệt dược: Madopar, Madopar, Modopar…).
5. Các thuốc có tác động đồng vận với Dopamin (Dopamin agonist)
Gồm các thuốc như: Pramipexole, Apomorphin…
Đây là nhóm thuốc được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ những năm 70 của thế kỷ trước. Hiện nay được quan tâm nhiều vì tính năng của nó. Các đồng vận Dopamin tác động theo cơ chế kích thích trực tiếp các thụ thể Dopamin ở màng sau Synap.
Ưu điểm: tác dụng tốt với run khi nghỉ. Giảm được liều L-Dopa, tỷ lệ loạn động ít hơn loại thuốc L-Dopa.
Tác dụng phụ: tác dụng phụ trên tim mạch, hệ tiêu hóa như hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, buồn nôn, khó tiêu, táo bón…
6. Các thuốc chống quá trình dị hóa Dopamin
– Các thuốc ức chế men oxy hóa amin đơn (IMAO)
Đây là các thuốc có tác dụng đối kháng với men Monoamino oxydase (MAO) – là men phân hủy Dopamin. Các sản phẩm hay dùng là Selegilin, Dephenyl…
– Các thuốc ức chế men COM: đại diện là nhóm Tolcapon, Entacapon.
7. Một số thuốc khác
– Chống xơ vữa động mạch: Anginin, Vasoversin, Lipanthyl…
– Các thuốc làm giảm trương lực cơ: Mydocalm, Carisoprodol…
– Thuốc tăng cường tuần hoàn não: Cavinton, Stugeron…
– Thuốc dinh dưỡng tế bào thần kinh: Cerebrolysin…
Ngoài ra còn có chỉ đinh dùng thuốc an thần, nâng cao thể trạng khác ( tùy từng trường hợp bệnh nhân).
II. Điều trị ngoại khoa
Hiện nay điều trị ngoại khoa người ta vẫn thấy cần thiết.
Nguyên tắc chung của phẫu thuật là phá hủy một số tổ chức dưới vỏ có tham gia vào cơ chế bệnh sinh của Parkinson, gồm:
- Làm tổn thương: Là kỹ thuật phá hủy cấu trúc vùng đích để làm thay đổi chức năng của nó. Hai kỹ thuật hay được sử dụng là phẫu thuật mở bèo nhạt và mở đồi thị.
- Kích thích não ở sâu.
- Phẫu thuật bằng tia Gamma.
- Cấy ghép tế bào: Sử dụng tế bào thượng thận hoặc tế bào liềm đen thai nhi cấy vào thể vân bệnh nhân Parkinson.
III. Các phương pháp khác
- Điện phân vùng cổ và đầu với thuốc L-Dopa, Tropaccin…
- Thể dục liệu pháp
- Liệu pháp tâm lý – xã hội: thư giãn luyện tập, tự kỷ ám thị, liệu pháp lao động, liệu pháp nghệ thuật (âm nhạc liệu pháp, liệu pháp tạo hình, liệu pháp hội họa…), các liệu pháp phục hồi, tăng cường kỹ năng xã hội (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cuộc sống…) v.v
Tài liệu tham khảo:
- TS Dương Văn Hạng, Lâm sàng Thần kinh, dùng cho Cao học – sau đại học, Bộ môn Thần kinh, Học viên Quân Y, năm 1994.
- PGS.TS Nguyễn Văn Chương; Thực hành lâm sàng Thần kinh học; tập III; Nhà xuất bản y học, năm 2005.
Nguồn: TS.BS Cao cấp Ngô Quang Trúc/Yhocbandia.vn
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":
Vũ Thị Tươi, Chứng thiểu năng tuần hoàn não được cải thiện sau khi dùng AZBrain
Tác Dụng Của Bưởi Bung Với Tuần Hoàn Máu, Não Bộ - TS. Cung Khắc Lược
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh