Nếu tình trạng huyết áp tăng liên tục không được kiểm soát, sẽ tác động đến tim, thận và mạch máu não, thậm chí có thể gây ra nguy cơ nhồi máu não đe dọa tính mạng.
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp là một hội chứng liên quan đến tim mạch, đặc điểm chính là tăng áp lực trong mạch của hệ tuần hoàn. Chỉ số tăng huyết áp được xác định dựa trên huyết áp tâm thu vượt quá 140 mm Hg và/hoặc huyết áp tâm thu cao hơn 90 mm Hg.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng xác suất tử vong vì nhiều bệnh hiểm nghèo do tăng huyết áp gây vốn đã rất cao, khoảng 20% tỷ lệ tử vong. Điều này nghĩa là trong 100 người tử vong thì có ít nhất 20 chết vì tăng huyết áp.
Người bị huyết áp cao có áp lực máu tác động lên thành mạch ở mức cao gây tác động xấu đến tim, thận và mạch máu não. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng huyết áp, triệu chứng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến nhồi máu não, đột quỵ não gây nguy hiểm cho tính mạng.
4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não từ bàn tay
Nếu xuất hiện 4 dấu hiệu này, thì nguy cơ nhồi máu não có thể đang đến gần, người tăng huyết áp cần hết sức lưu ý
Mạch máu nổi trên bàn tay
Trong tình trạng bình thường, tĩnh mạch có thể nổi lên trên lòng hoặc mu bàn tay. Nếu bình thường bạn không thấy dấu hiệu này trên tay mà xuất hiện bất ngờ, thì đây có thể là dấu hiệu báo trước về nguy cơ nhồi máu não. Lý do chính là áp lực máu tăng cao, gây thiếu máu cung cấp cho các ngón tay.
Ngón tay tê
Thường thì, duy trì một tư thế lâu, cánh tay bị “ép” và ngón tay có thể trở nên tê. Nhưng nếu ở tư thế bình thường các ngón tay vẫn thường xuyên bị tê, thì đó là dấu hiệu máu không lưu thông đều.
Đầu ngón nay nằm ở phần cuối của chi, khá xa tim. Nếu có huyết khối ở cánh tay hoặc tim hay máu quá loãng, không đủ cung cấp cho các ngón tay, ngón tay có thể trở nên tê liệt.
Ngón tay tê cứng
Ngón tay của con người rất nhạy bén, chỉ khi duy trì độ nhạy mới có thể thực hiện các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ngón tay tê cứng, thì đó có thể là tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
Khi mạch máu bị tắc nghẽn, sự lưu thông máu bị cản trở, từ đó ảnh hưởng đến tính linh hoạt của trung khu thần kinh não và làm giảm độ nhạy cảm của ngón tay, gây ra hiện tượng ngón tay bị tê cứng.
Tay không có sức
Bất kể bạn thực hiện hoạt động thể chất nào, bạn không thể làm mà không dùng đến ngón tay. từ đánh máy, cầm đũa, nhấc đồ vật hoặc thực hiện các hoạt động khác đều phụ thuộc vào sức mạnh của ngón tay.
Thường thì, tay sau khi thức dậy vào buổi sáng sẽ không còn sức lực, điều này là do khi ngủ, mạch máu bị chèn ép, các ngón tay không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy dẫn đến yếu đi.
Đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, tình trạng tắc nghẽn mạch máu do áp lực máu cao có thể dẫn đến việc lưu thông máu chậm, không cung cấp đủ chất nuôi dưỡng cho tứ chi. Dần dần, ngón tay sẽ bị tê liệt, và nếu không rõ nguyên nhân làm cho ngón tay yếu đi, bạn cần chú ý đi khám sớm.
Cách phòng ngừa nhồi máu não và ổn định huyết áp
Chế độ ăn uống hợp lý
Bệnh nhân tăng huyết áp cần hạn chế chế đường và muối, nhưng cũng không nên ăn chay một cách mù quáng. Ăn chay kéo dài có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và suy kiệt cho người bệnh.
Đối với người tăng huyết áp, ăn thịt đúng cách có thể bổ sung protein – cần thiết cho việc điều hòa huyết áp. Ngoài ra, phải tuân thủ chế độ ăn đủ 3 bữa, giảm khẩu phần ăn tối để ổn định huyết áp.
Cải thiện thói quen làm việc và nghỉ ngơi
Thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là nền tảng để duy trì huyết áp ổn định. Nghiên cứu cho thấy việc thức khuya có thể làm co mạch máu và tăng huyết áp. Do đó, duy trì thời gian ngủ hợp lý là cách quan trọng để cải thiện bệnh huyết áp.
Uống 8 ly nước mỗi ngày
Nước là yếu tố cơ bản cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Uống đủ nước mỗi ngày có thể cải thiện tuần hoàn máu, giúp pha loãng máu và cải thiện độ nhớt của máu, làm tăng lượng máu. Tuy nhiên, ít người thực hiện giám sát thói quen uống đủ nước.
Hiểu rõ tiêu chuẩn huyết áp
Tiêu chuẩn huyết áp có thể thay đổi, Trung Quốc cũng đã điều chỉnh lại tiêu chuẩn huyết áp, và giới hạn chỉ số huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương hiện nay là 130/85mmHg. Giữ huyết áp trong phạm vi từ 130mmHg/85mmHg – 139mmHg/89mmHg có thể coi là duy trì giá trị huyết áp tiêu chuẩn.
Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc dùng thuốc để kiểm soát huyết áp, bệnh nhân cần xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Thói quen tốt và kiểm soát đều đặn có thể giữ cho huyết áp ổn định, tránh tình trạng tiến triển và các biến chứng nguy hiểm.
Không nên quá lo lắng, người mắc bệnh tăng huyết áp cần tin tưởng vào việc điều trị chính đáng và tích cực để duy trì sức khỏe.
Đáng suy ngẫm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh