Có tới 75% các mẹ bỉm sữa sẽ rơi vào tình trạng mất ngủ sau sinh và sẽ giảm dần sau khoảng 2 tháng sau sinh. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn phải tiếp tục chịu đựng trạng thái mất ngủ này trong thời gian dài. Vậy tại sao lại có tình trạng này, và các mẹ nên làm gì để cải thiện mất ngủ mà vẫn an toàn cho bé? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chứng sau sinh mất ngủ là như thế nào?
Theo thống kê phần lớn các mẹ sau sinh đều gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên. Đây như một dấu hiệu thay đổi sinh lý, chứ không phải là bệnh lý như mọi người nghĩ. Đa phần tình trạng này sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 2 tháng sau sinh, nhưng có rất nhiều mẹ vẫn đang hằng ngày hằng giờ phải chịu đứng cơn mất ngủ cho dù các bé đã lớn lên từng ngày.
Chứng mất ngủ sau sinh có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần và thể chất của các mẹ rất nhiều, nhất là trong giai đoạn nuôi con nhỏ vô cùng nhạy cảm. Việc khó ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ không sâu giấc hay không ngủ được sẽ khiến mẹ không có đủ sức khỏe để chăm sóc em bé, tinh thần sa sút rất dễ dẫn tới trầm cảm.
Biểu hiện của chứng mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh khá nghiêm trọng nếu như không được phát hiện sớm và có cách điều trị cụ thể bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà cả sự phát triển của trẻ nhỏ. Một số triệu chứng thường gặp của chứng khó ngủ sau sinh bao gồm:
Khó ngủ, ngủ trằn trọc không ngon giấc
Một trong những triệu chứng phổ biến và thường gặp ở những bà mẹ mất ngủ sau sinh là việc khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ nhưng không thực sự sâu giấc hay mơ, và khi dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi đôi khi đi kèm với những cơn đau đầu. Ở một số mẹ khác, có thể rất buồn ngủ nhưng đặt mình xuống lại không thể nào vào giấc cho dù mắt đã rất buồn ngủ. Việc không thể ngủ như ý muốn khiến các mẹ cạn kiệt sức lực và không thể tập trung chăm con.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Khi chất lượng giấc ngủ không đạt được như mong muốn, các mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy cáu gắt mệt mỏi, khó chịu và có thể buồn bã thiếu sức sống. Tâm trạng của người mẹ thay đổi thất thường và có thể khó kiểm soát nếu như mất ngủ kéo dài và không được quan tâm đúng cách có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh vô cùng nguy hiểm.
Khó tập trung và hay nhầm lẫn
Mặc dù các bà mẹ bỉm sữa thường được gắn mác “mất não sau sinh” nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ đang rơi vào tình trạng mất ngủ. Việc thiếu ngủ lâu ngày khiến đầu óc của mẹ luôn mơ hồ, dẫn tới việc xử lý thông tin, tình huống trở lên khó khăn và kém nhạy bén. Chính vì thế, khi quan sát sẽ thấy các bà mẹ hay mắc lỗi và dễ gặp các sai sót không đáng có.
Tại sao các mẹ lại mất ngủ sau sinh?
Đây có lẽ là câu hỏi phổ biến mà mọi người xung quanh thường đặt ra “tại sao phụ nữ sau sinh lại mất ngủ?” Trên thực tế có cả hàng ngàn lý do để giải thích cho hiện tượng này nhưng phần lớn đều đến từ nguyên nhân sinh lý và quá trình chăm sóc con cái gây lên.
Nhóm nguyên nhân sinh lý gây ra mất ngủ
- Thay đổi nội tiết tố đột ngột:
Một trong những nguyên nhân chính được các bác sĩ lý giải cho hiện tượng mất ngủ ở phụ nữ sau khi sinh con chính là sự thiếu hụt đột ngột của nội tiết tố. Như chúng ta đã biết quá trình mang thai và sinh con, cơ thể người phụ nữ đã thay đổi rất nhiều bao gồm về hình dạng và cấu trúc cơ thể. Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, cơ thể người mẹ đã không ngừng sản sinh ra các loại nội tiết tố giúp quá trình phát triển của bé được toàn diện. Vì vậy khi bé được sinh ra, lượng hormone này bị giảm đột ngột và chưa thể tăng lại ngay sẽ khiến người mẹ có những biến đổi về sức khỏe.
Trong đó hormone progesterone – hormone giúp bạn ngủ ngon hay melatonin- tiết ra vào ban đêm giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sụt giảm đáng kể khi phụ nữ sinh xong, vì vậy các mẹ sẽ cảm thấy khó khăn để đi vào giấc ngủ của mình cho dù trời đã về đêm. Thậm chí, trong những trường hợp nặng các mẹ còn thức trắng cả đêm mà không thể nào ngủ được.
- Thiếu sắt gây mất ngủ:
Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải “gồng mình” cung cấp máu và dưỡng chất vừa nuôi mình và cả bé con vì vậy mẹ thường rơi vào trạng thái thiếu máu. Quá trình sinh nở cũng là nguyên nhân khiến tình trạng thiếu máu càng trầm trọng khi mất một lượng máu rất lớn trong lúc “vượt cạn”. Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo chị em phụ nữ nên bổ sung sắt hằng ngày trong suốt quá trình mang thai và sau sinh ít nhất 6 tháng.
Việc não không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết (gọi là thiếu máu não), sẽ khiến hệ thần kinh trung ương rơi vào tình trạng “suy yếu” căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon.
Nhóm nguyên nhân từ quá trình nuôi con nhỏ
- Trẻ nhỏ quấy khóc
Nỗi ám ảnh với bất cứ bà mẹ nào khi sinh con chính là “trẻ thức ngày cày đêm”. Việc thay đổi môi trường sống, nhịp sinh học khiến nhiều em bé khi sinh ra thường xuyên quấy khóc và không chịu ngủ vào đúng ban đêm mà lại ngủ nhiều vào ban ngày. Điều này trái ngược với nhịp sinh học của mẹ, dẫn tới tình trạng mất ngủ vì trông con diễn ra, và đương nhiên thời gian dài sẽ khiến mẹ mất dần sức lực.
Không chỉ dừng lại ở việc ngủ ngày, nhiều bé còn bước vào các giai đoạn sinh lý để phát triển như khóc dạ đề, vặn mình, táo bón… làm giấc ngủ của bé không ngon và đương nhiên người mẹ sẽ phải dành hoàn toàn thời gian để chăm con mà không được nghỉ ngơi đúng lúc.
- Đau vết mổ sau sinh
Mất ngủ sau sinh mổ có thể được lý giải do vết mổ của mẹ đau sau khi từ viện trở về nhà. Con quấy khóc, mẹ phải chăm con nhiều không có thời gian chăm sóc vết mổ, sẽ khiến vết mổ lâu lành. Các vết thương sẽ có xu hướng đau, buốt nhiều hơn về đêm, cũng là nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ.
- Tâm trạng căng thẳng, áp lực vì chăm con
Thời gian đầu nuôi con nhỏ luôn khiến các mẹ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi cho dù là đứa đầu hay đứa thứ hai. Kinh nghiệm bao nhiêu cũng không là đủ khi mỗi bé lại có tính cách, thói quen sinh hoạt khác nhau. Chính vì vậy, các mẹ luôn cảm thấy áp lực nếu con không lên cân, con quấy khóc, con không ăn, bỏ bú, con ốm… mà không hiểu tại sao lại như vậy, hoặc trách chính bản thân mình.
Những áp lực khó chia sẻ và thấu hiểu này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ rất dễ gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh, vô cùng nguy hiểm.
Cách khắc phục và phòng tránh chứng mất ngủ sau sinh ở phụ nữ
Nếu như với những người bình thường khi gặp mất ngủ sẽ có rất nhiều cách giải quyết như sử dụng các loại thuốc an thần, nhưng với phụ nữ sau sinh thì không. Việc sử dụng thuốc hay bất cứ phương pháp can thiệp nào cũng đều cần sự tham vấn của bác sĩ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ và con nhỏ. Vì vậy, phần lớn cách cải thiện chứng mất ngủ ở chị em sau sinh sẽ là thay đổi thói quen, sử dụng các loại thảo dược hay liệu pháp tâm lý.
Thay đổi thói quen sinh hoạt theo con
Chẳng phải tự nhiên mà các bà các mẹ có câu “con ngủ mẹ ngủ”, thay vì chỉ ngủ vào ban đêm như trước đây, mẹ nên tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào có thể. Việc chợp mắt ngủ trong vòng 10-15 phút sâu giấc cũng giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ của mình. Hơn nữa, trong thời gian chăm con nhỏ (6 tháng sau sinh) mẹ cũng nên hạn chế làm các công việc nhà mà chỉ nên tập trung nghỉ ngơi và chăm con, vì vậy khi nào bé ngủ ngon, mẹ cũng nên ngủ theo bé để dưỡng sức.
Sau đó, mẹ có thể lựa theo tính cách của con để rèn bé có giấc ngủ dài vào ban đêm, để mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Chia sẻ việc chăm sóc con với người thân xung quanh
Thời điểm sau sinh vô cùng nhạy cảm và cần sự quan tâm đặc biệt của những người thân xung quanh, cụ thể là người chồng. Không những người chồng là điểm tựa giúp các mẹ có thể chia sẻ tâm tư tình cảm một cách dễ dàng mà ngay cả việc chăm con cũng vậy. Bên cạnh việc, giúp vợ dễ chịu có sức khỏe vì được chăm sóc, mà đây còn là khoảng thời gian giúp gắn kết tình cảm gia đình, cha con, vợ chồng.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ được cha chăm sóc và quan tâm sẽ thông minh và phát triển toàn diện hơn những đứa trẻ khác.
Thay đổi không gian ngủ thoải mái, thoáng mát
Theo quan niệm trước đây, phòng của “bà đẻ” phải kín đáo tránh nắng, tránh gió… để em bé và mẹ không bị ốm, đây thực sự là một quan niệm cổ hủ. Cũng chính quan niệm này mà khiến trẻ và mẹ luôn cảm thấy bức bối, thiếu không khí và dễ nổi cáu. Chính vì vậy, hãy để phòng được thông thoáng, có ánh sáng nhẹ, thoải mái, sạch sẽ và có nhiệt độ phù hợp khoảng 25 độ. Điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu ít quấy khóc và mẹ cũng có giấc ngủ ngon, tâm trạng tốt hơn.
Đảm bảo những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Bữa ăn của các mẹ ở cữ luôn giàu dinh dưỡng nhưng lại thường chỉ tập trung vào một số nhóm chất cơ bản, thay vì đầy đủ chất. Các mẹ thường ít được ăn đồ tanh như cá, thịt vịt… vì cho rằng chúng có tính hàn, không tốt cho bụng mẹ và con. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng người mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ và phong phú các dưỡng chất trong thực phẩm hằng ngày như vậy mới không bị thiếu hụt các chất.
Hơn nữa, việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và dưỡng chất cũng phần nào giúp mẹ nhanh hồi phục sau lần vượt cản của mình, cơ thể lấy lại sự cân bằng và từ đó hạn chế chứng mất ngủ.
Bổ sung các loại vitamin tổng hợp và sắt
Phần lớn các bà mẹ sau khi sinh con đều bỏ quên việc bổ sung các viên uống vitamin tổng hợp hay sắt vì cho rằng không cần thiết nữa, và chỉ bổ sung qua bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, đây thực sự là một quan điểm vô cùng sai lầm và cần được thay đổi ngay lập tức.
Khi mẹ sinh bé thì bé vẫn cần một lượng dưỡng chất rất lớn để phát triển thông qua sữa mẹ. Vì vậy, lượng dưỡng chất mà bạn hấp thụ vào hằng ngày đôi khi còn chưa đủ cho em bé chứ chưa nói đến cơ thể người mẹ. Hơn nữa, người phụ nữ sau sinh cũng cần một chế độ dinh dưỡng cao, đặc biệt là sắt để nhanh chóng hồi phục sau kỳ sinh nở đầy vất vả của mình.
Đó là lý do các bác sĩ luôn khuyến cáo các mẹ sau sinh nên tiếp tục bổ sung các loại vitamin tổng hợp, sắt và canxi ít nhất là 6 tháng sau khi sinh em bé. Một lưu ý nhỏ là khi lựa chọn các chế phẩm sắt bổ sung, mẹ nên lựa chọn các loại sắt sinh học dễ hấp thụ, có thể sử dụng trong thời gian dài và không gây táo bón hay tác dụng phụ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng mất ngủ sau sinh của phụ nữ và một vài lời khuyên giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này. Hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích, nếu mất ngủ kéo dài không thuyên giảm, các mẹ cần gặp các bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp tránh những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.
Đáng suy ngẫm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Mất ngủ":
Nguyễn Thị Lơ: Mất ngủ, hoa mắt chóng mặt hậu covid dùng AZBrain có hiệu quả?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh