Chia sẻ bởi bác sỹ, thạc sỹ Vi Quốc Hoàng, Nguyên trưởng khoa thần kinh Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên, ccố vấn cho đề tài “Đánh giá hiệu quả bài thuốc chữa động kinh gia truyền Mã số E18-STC/YHBĐ” của dược sỹ Nguyễn Thu Trang là nghiên cứu viên Viện y học bản địa Việt Nam.
Bài viết này nhằm trình bày những điểm cơ bản nhất về động kinh theo y học hiện đại. Bài không đi sâu vào điều trị học mà chỉ nhằm nhận diện các dạng động kinh và ứng xử khi gặp cơn trong quá trình nghiên cứu.
1. Động kinh là gì?
Động kinh là tình trạng bệnh lý ở não bộ, đặc trưng bởi sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh (nơron) của vỏ não (chất xám) gây ra sự phóng điện đột ngột, quá mức không kiểm soát. Từ đó, xuất hiện các cơn lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến những thay đổi từ cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động.
Đặc điểm của cơn động kinh: Xuất hiện một cách đột ngột, thường có tính chất lặp lại theo một chu kỳ nhất định, đặc điểm cơn trước giống cơn sau. Điện não đồ có sóng nhọn, kịch phát bất thường. Nếu chỉ có một cơn duy nhất thì chưa thể gọi là động kinh. Trường hợp có sự lặp lại cơn và nhiều cơn trong khuôn khổ một bệnh lý cấp tính (viêm não, nhiễm độc cấp…) thì không gọi là bệnh động kinh.
2. Phân loại bệnh động kinh và các dạng co giật khác
Động kinh có 2 loại chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể tùy vào vị trí vỏ não bị kích thích, tương ứng với một loại sẽ có những bệnh cảnh điển hình khác nhau. Cần phân biệt một số co giật khác giống động kinh như hạ đường huyết, hạ canxi huyết, tăng natri huyết, say nắng, sử dụng rượu, các chất gây nghiện quá mức giới hạn cho phép…
2.1. Động kinh cục bộ
Chiếm 60% các trường hợp động kinh. Cơn gây ra do một vùng tế bào vỏ não phóng điện quá mức. Sự phóng điện này có thể lan ra toàn bộ não, gây ra cơn co giật toàn thân, (được gọi là cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát). Bao gồm:
Động kinh thùy trán: Thường biểu hiện giật mắt, giật cơ mặt sau đó chuyển sang giật tay, chân, ban đầu thường không mất ý thức nhưng khi giật mặt nhiều có thể giảm hoặc mất ý.
Động kinh thùy thái dương: Ngửi thấy mùi khó chịu, miệng có vị đắng ngắt hoặc tanh mùi sắt, tinh thần và cảm xúc thay đổi lạ thường, không tự chủ, không kiểm soát được hành vi và ý thức.
Động kinh thực vật: Giãn hoặc co đồng tử, đỏ bừng mặt và cổ, vã mồ hôi, sởn gai ốc, tim đập chậm hoặc nhanh, đột ngột hạ huyết áp, đau đầu hoặc đau bụng từng cơn…
2.2. Động kinh toàn thể (Xảy ra do kích thích cả hai bên vỏ não)
Động kinh co cứng – co giật (Tonic-Clonic): Đột nhiên kêu một tiếng rồi ngã, các cơ co cứng lại và giật liên tục kéo dài khoảng 2 – 3 phút, kèm theo mất ý thức. Sau đó, bệnh nhân từ từ tỉnh lại nhưng rất mệt mỏi, thường gọi là động kinh cơn lớn.
Động kinh vắng ý thức: Bệnh nhân đang sinh hoạt bình thường bỗng ngừng hoạt động trong một vài giây như: ngừng đi, ngừng nói chuyện, ngừng làm việc. Hoặc nháy mắt nhanh và liên tục, miệng nhai chóp chép, nhai khi không có thức ăn. Hoặc nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó và không biết những gì xung quanh xảy ra (cơn ngây dại). Mỗi cơn diễn ra trong khoảng vài giây – 30 giây và lặp lại nhiều lần trong ngày, có thể lên tới 50 – 100 cơn/ngày.
Động kinh giật cơ (Myoclonic): Cơn co giật xảy trong một thời gian ngắn ở một bộ phận cơ thể như các cơ mặt, tay hoặc chân.
Động kinh mất trương lực cơ (Atonic): Mất trương lực cơ ở vùng cổ làm đầu đột nhiên gật xuống rất nhanh, mất trương lực toàn thân có thể ngã bất ngờ.
2.3. Cơn co giật do hạ canxi huyết
Tê và ngứa ran ngón tay, ngón chân, chuột rút cơ bắp, cứng khớp hoặc run giật. Xét nghiệm máu cho thấy rõ sự sụt giảm nồng độ canxi máu kèm theo rối loạn một số các chất điện giải khác.
2. 4. Co giật do hạ đường huyết
Thường không xuất hiện một triệu chứng co giật mà còn kết hợp với một số biểu hiện khác như vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn, cuối cùng là ngất xỉu. Kiểm tra glucose máu giảm dưới mức bình thường.
Nguồn Yhocbandia.vn
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":
Vũ Thị Tươi, Chứng thiểu năng tuần hoàn não được cải thiện sau khi dùng AZBrain
Tác Dụng Của Bưởi Bung Với Tuần Hoàn Máu, Não Bộ - TS. Cung Khắc Lược
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh