Bài viết được chia sẻ bởi Tiến sĩ. Bác sĩ CC Ngô Quang Trúc chuyên khoa Tâm thần – Thần kinh, trên trang Y học Bản Địa.
Cái duyên của một tiến sĩ Thần kinh học với Đông y
Có người sẽ hỏi, tôi là Tiến sĩ chuyên ngành Thần kinh tại sao là đi viết về Đông y, lại nữa tại sao viết về Đông y với động kinh. Từ 1977, sau khi tốt nghiệp Bác sĩ tôi không tin khả năng chữa bệnh của Đông y tý tẹo nào, chứ đừng nói là hiểu và tin tưởng, vì khi học đại học tôi đã không có niềm tin với nó rồi.
Sau 28 năm dạy môn Thần kinh – Tâm thần trong trường Đại học y, tôi được tổ chức phân công về làm bệnh viện trưởng bệnh viện tâm thần kinh của tỉnh Thái Nguyên. Tại đây bệnh viện được yêu cầu có 1 đề tài cấp tỉnh về chữa động kinh bằng thuốc Đông y, sau khi theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng tôi không ngờ rằng bài “Đạo đởm thang” có tác dụng khá tốt với bệnh động kinh và hoàn toàn có thể coi đó là 1 sản phẩm phối hợp hỗ trợ những điểm yếu của phác đồ của tây y.
Duyên nghiệp chưa hết, sau khi chứng kiến Bác sỹ Hoàng Sầm, một người đồng nghiệp chữa động kinh bằng cây thông đất thật hiệu quả, Theo đó, tại Viện Y học bản địa Việt Nam tôi được phân công làm chủ nhiệm đề tài “Bước đầu đánh giá kết quả điều trị của sản phẩm kinh giản với động kinh cơn lớn”. Vì vậy, một bác sĩ tây y như tôi bắt đầu phải nghiên cứu đông y dưới con mắt nhà thần kinh học.
Bệnh động kinh theo cái nhìn của Đông Y
Theo y học cổ truyền phương Đông động kinh là “Giản” hay “kinh giản”. Theo Trương Cơ – Tự là Cảnh Nhạc – năm 150 – 219 thì Động kinh cũng được mô tả là điều trị rất sớm; các nhà thuốc sau có Lưu Hoàn Tố, Lý Đông Viên, Trương Tử Hòa, Chu Đan Khê… đã nghiên cứu nhiều về Động kinh.
Tuệ Tĩnh (1330-1400), một danh y của Việt Nam, được hậu thế tôn là tiên thánh của ngành thuốc nam, cho rằng: do lo sợ quá, thần khí không tự chủ được (yếu tố tâm lý), hoặc trong lúc mang thai người mẹ bị kinh sợ, lúc sinh rồi con mang lấy tật bẩm sinh ấy, nên sinh ra động kinh.
Theo Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) là một đại y tôn của nước ta: Động kinh là do hỏa bất đờm nhiều, đờm lấp tâm khiếu gây nên. Nói cách khác là “đàm hỏa nhiễu tâm thì nói năng linh tinh, đàm mê tâm khiếu thì đang đứng tự ngã nhào sùi bọt mép” duyên cớ là vì khí tiên thiên, hậu thiên không đủ.
Các học giả của Học viện Trung y Giang Tô có quan niệm: tình chí uất kết, điên – đảo, co giật, kích động, thần khí thất thường… có thể do di truyền, hoặc do yếu tố căng thẳng, hoặc do khí của các tạng tâm – can – tỳ – thận bị rối loạn dẫn đế âm dương mất cân bằng, khí nghịch, đàm trở, hỏa động sinh phong.
Trong cuốn Trung y tân biên, Trịnh Thiết Đào cho rằng: Động kinh là bế chứng, tức là giận quá mà cuồng múa tay, khua chân, đấm đá, phẫn nộ… chủ yếu do tà khí ẩn phục ở kinh túc quyết âm can, hoặc do yếu tố di truyền.
Tuệ Tĩnh đã mô tả cơn động kinh: Bệnh nhân ngã nhào, mê man, múa may, lưng uốn ván, xương sống cứng đờ, mắt trợn ngược, tay chân co quắp, có tiếng kêu như tiếng lục súc: kêu như lợn gọi trư giản, kêu như chó sủa gọi cẩu giản, cục cục tác như gà gọi kê giản…
Các tác giả Trung Quốc cũng mô tả cơn động kinh tương tự như Tuệ Tĩnh và có nhận xét thêm: quá trình phát bệnh động kinh phức tạp, không giống nhau, có thể có nguyên nhân tại não hoặc không. Bệnh nhân đột nhiên ngã mất ý thức, nói lảm nhảm, đầu ngật về một bên, toàn thân cứng đờ hoặc co giật, có khi cắn phải lưỡi, đại tiểu tiện không tự chủ. Thường co giật vài phút là ngừng rồi chuyển sang mềm nhũn, ngủ lơ mơ… Có thể co giật toàn thân hoặc nửa người. Bệnh có thể chu kỳ hoặc liên tục, cần phân biệt giữa điên- đảo (động kinh) với ý – bệnh (rối loạn tâm thần).
Đặc điểm và phân loại bệnh động kinh
Cho đến nay đối chiếu với các thể động kinh theo phân loại của Y học hiện đại thì các cơn đã mô tả có những đặc điểm như động kinh cơn lớn, cơn động kinh cục bộ, cơn tâm thần – vận động, cơn động kinh liên tục… tựu trung lại động kinh có đặc trưng sau:
1) Tính định hình, định dạng.
2) Tính chu kỳ.
Phân loại theo ngũ tạng, ngoài cơn co giật còn kèm theo:
- Thể tâm giản: Mặt đỏ, trừng mắt, thè lưỡi, nói lảm nhảm sau cơn, mất trí nhớ… khi chữa nên thêm chu sa, thần sa, búp tre non…
- Thể can giản: Mặt xanh, môi xanh, mắt trợ ngược, sau cơn toàn thân có những cơn run, máy mắt, giật mặt… khi chưa nên thêm cây chàm mèo, cúc hoa, hoàng cầm, câu đằng…
- Thể thận giản: Mặt đen, sùi bọt dãi, hình thể như thây ma, ỉa đái không tự chủ… khi chữa nên gia thêm Thục địa, nhục thung dung, đỗ trọng, kỷ tử…
- Thể phế giản: Mặt như xương khô, mắt trắng dã, thở phì phò, mũi phập phồng… khi chữa nên thêm Cát cánh, thiên môn, xương bồ…
- Thể tỳ giản: Sắc mặt vàng úa, mắt đờ, bụng đầy chướng, chán ăn, chân tay vô lực, có thể ợ ra thức ăn chưa tiêu… khi chữa chú trọng thêm hoài sơn, bạch truật, màng mề gà
Kết luận
Trên đây là về quan niệm của Đông y về động kinh, để bạn đọc tham khảo. Hiện nay, động kinh vẫn là vấn đề phức tạp, nhiều vấn đề bệnh nguyên, bệnh sinh của bệnh động kinh, cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại vẫn còn chưa được rõ ràng, còn nhiều giả thuyết.
Vấn đề điều trị bệnh động kinh còn nhiều hạn chế. Các thuốc Tây y điều trị động kinh mang lại cho bệnh nhân những lợi ích nhất định, nhưng các tác dụng không mong muốn lại chưa được khắc phục (dùng lâu dài thường độc với gan thận, trí óc…), bệnh nhân và người nhà thường sợ dùng có hại cho sức khỏe… nên có thể bỏ dùng thuốc trong quá trình điều trị. Vì vậy làm cho bệnh ngày càng nặng thêm và có nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.
Từ xưa, ông cha ta đã biết về bệnh này và đã có những thuốc Y học cổ truyền chữa về nó. Qua 2 đề tài do tôi trực tiếp làm chủ nhiệm thấy bài “Đạo đởm thang” & bài “Kinh Giản” từ thảo mộc đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
- Ưu điểm có hiệu quả và ít tác dụng không mong muốn;
- Nhược điểm: cũng như tây y, phải dùng kéo dài hàng năm trời.
* Tài liệu tham khảo: PGS Vũ Quang Bích, Chẩn đoán và điều trị các loại động kinh và co giật, nhà xuất bản y học, 1994, T49-51.
(Bài viết được biên tập lại một phần để phù hợp với độc giả!)
Nguồn: TS.BSCC Ngô Quang Trúc/Yhocbandia.vn
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Bệnh về não":
Vũ Thị Tươi, Chứng thiểu năng tuần hoàn não được cải thiện sau khi dùng AZBrain
Tác Dụng Của Bưởi Bung Với Tuần Hoàn Máu, Não Bộ - TS. Cung Khắc Lược
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh