Vốn là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi nhưng hiện nay, thiếu máu não đang ngày càng có xu hướng gặp ở nhiều người trẻ tuổi. Đây là một bệnh lý nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Do đó, cần nắm bắt rõ các nguyên nhân và dấu hiệu gây bệnh để có phương pháp khắc phục, phòng tránh hiệu quả.
Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não, khiến lượng oxy và dưỡng chất cho não bộ bị giảm và ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương. Thiếu máu não gồm 2 loại là thiếu máu toàn bộ và thiếu máu cục bộ.
- Thiếu máu não toàn bộ
Thiếu máu não toàn bộ là tình trạng giảm dung tích hồng cầu hoặc giảm lượng hemoglobin trong máu ngoại vi. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu toàn bộ là do tình trạng hạ huyết áp toàn thân hoặc rối loạn nhịp tim. Khi gặp tình trạng thiếu máu toàn bộ, người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, suy nhược, khó thở, nếu kéo dài có thể bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
- Thiếu máu não cục bộ
Thiếu máu não cục bộ là một tình trạng xảy ra khi một phần não không nhận đủ máu để duy trì chức năng bình thường. Điều này có thể dẫn đến tổn thương não hoặc đột quỵ. Thiếu máu não cục bộ có thể có nhiều nguyên nhân, như huyết khối, xơ vữa động mạch, co thắt động mạch, hoặc rối loạn máu.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não
Bệnh về tim mạch: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, van tim bị hỏng hay bệnh lý động mạch vành.
Bệnh rối loạn đông máu: làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong các mạch máu não hay tim.
Lạm dụng chất kích thích: như thuốc lá, rượu, ma túy… làm tăng huyết áp và gây co thắt các mạch máu não.
Sử dụng một số thuốc: có thể gây tăng đông tắc mạch máu não, như thuốc ngừa thai, thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm…
Bệnh lý tự miễn: làm tăng kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ gây nên hiện tượng thiếu máu.
Bệnh lý về máu: như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin B12 hay acid folic, bất thường di truyền về hemoglobin hay tế bào máu.
Bệnh lý về thần kinh: như u não, nhiễm trùng não, chấn thương sọ não…
Triệu chứng thiếu máu não
Nhận biết thiếu máu não thông qua các biểu hiện phổ biến như:
- Đau đầu
Đau đầu là một triệu chứng mà bất kì ai cũng có thể gặp phải và nó đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: căng thẳng, lo âu kéo dài, mất ngủ kéo dài, làm việc quá mức,…Ngoài những nguyên nhân trên thì đau đầu cũng là một triếu chứng điển hình của thiếu máu não. Người bệnh sẽ thường thấy đau nhói một vùng đầu sau đó lan ra cả đầu.
Khi ốm sốt thì bạn có thể gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt nhưng nó không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng xây xẩm mặt mày xuất hiện đột ngột thì đây có thể là một trong các dấu hiệu của thiếu máu não.
- Tê tay chân
Người bệnh thiếu máu não thường bị tê bì ở các đầu ngón tay chân, đôi khi còn có cảm giác giống như kiến bò đưới da. Đồng thời, khi thực hiện các cử động hàng ngày cũng có cảm giác đau mỏi. Trong trường hợp thiếu máu cục bộ nghiêm trọng thì người bệnh có thể gặp tình trạng cứng môi, hàm, hoặc tê liệt cả mặt.
- Giảm thị lực
Tình trạng thiếu máu não làm cho não bị thiếu oxy, điều này ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt, khiến người bệnh bị hoa mắt, mờ một hoặc cả hai bên mắt,…
- Mất ngủ, mất tập trung
Khi bị thiếu máu não, người bệnh có thể gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như: ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại,…Ngoài ra, việc não không được cung cấp đủ máu cũng khiến người bệnh mất tập trung và suy giảm trí nhớ.
- Đau sống lưng
Người bệnh thiếu máu não đôi khi sẽ có cảm giác đau dọc vai gái, lạnh và đau dọc sống lưng.
Nhìn chung, các triệu chứng của thiếu máu não thường kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, với những trường hợp não bộ bị tổn thương do thiếu máu não cục bộ thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng vĩnh viễn như: suy nhược cơ thể, mất cảm giác một phần hoặc cả cơ thể, suy giảm thị lực, lói lắp, suy giảm nhận thức,…
Thiếu máu não gây ra những biến chứng nào?
Thiếu máu não nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:
Đột quỵ: là biến chứng nguy hiểm nhất của thiếu máu não, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế. Đột quỵ có thể do tác nghẽn mạch máu não (đột quỵ cục bộ) hoặc do vỡ mạch máu não (đột quỵ xuất huyết). Đột quỵ gây ra các triệu chứng như liệt nửa người, mất khả năng nói, nuốt, nhìn, mất cảm giác hoặc đau đớn ở một bên cơ thể.
Rối loạn nhận thức: là biến chứng thường gặp ở người cao tuổi bị thiếu máu não. Rối loạn nhận thức gây ra sự suy giảm về trí nhớ, tập trung, học hỏi và khả năng giải quyết vấn đề. Người bệnh có thể mắc các bệnh như sa sút trí tuệ, mất trí nhớ hay Alzheimer.
Rối loạn tâm thần: là biến chứng có thể xảy ra do thiếu máu não ảnh hưởng đến các vùng não điều khiển cảm xúc và hành vi. Người bệnh có thể có các triệu chứng như trầm cảm, lo âu, kích động, ức chế hay tâm thần phân liệt.
Cách chẩn đoán thiếu máu não
Để chẩn đoán thiếu máu não, bác sĩ thường dựa trên triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và tiền sử bệnh của gia đình người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của thiếu máu não.
- Các xét nghiệm thường gồm: xét nghiệm thời gian prothrombin, xét nghiệm CBC, xét nghiệm glucose máu, xét nghiệm men tim, xét nghiệm BUN và creatinin huyết thanh, xét nghiệm các chất điện giải trong huyết thanh.
- Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường gồm: siêu âm doppler xuyên sọ, siêu âm tim, chụp CT sọ não, chụp MRI và CT mạch máu.
Phác đồ điều trị thiếu máu não
Để điều trị thiếu máu não, bạn cần phải được chẩn đoán sớm và chuyển đến bệnh viện để được các bác sĩ can thiệp kịp thời với một số phương pháp như:
- Dùng thuốc giải quyết các nguyên nhân gây ra thiếu máu não, như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu hay thuốc giảm cholesterol.
- Thực hiện phẫu thuật để mở rộng hoặc lấy đi các khối u, huyết khối hay xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch não.
- Thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi các chức năng bị ảnh hưởng của não, như khả năng di chuyển, nói hay nhận thức.
- Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ tái phát thiếu máu não, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá và rượu bia.
Cách phòng ngừa thiếu máu não
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu não, cần lưu ý những điều sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ,….
- Từ bỏ rượu bia, thuốc lá và chất kích kích có hại cho cơ thể
- Tránh những tác nhân gây căng thẳng như: thông tin tiêu cực, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn,…
- Luyện tập thường xuyên và đều đặn 30-40 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, erobic, yoga trị thiếu máu não,…
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, khi ngủ không gối đầu quá cao, trước khi ngủ không uống trà, cà phê,…vì những loại đồ uống này có thể gây mất ngủ, có thể thay bằng các loại sữa dành cho người thiếu máu não
- Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu não, từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Nhìn chung, thiếu máu não không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu của thiếu máu não thì nên đi kiểm tra sức khoẻ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đáng suy ngẫm
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Thiếu Máu Não":
Cụ Phụng 80 tuổi bị huyết áp thấp, rối loạn tiền đình dùng azbrain
Rối loạn tiền đình nghe dược sĩ mách cách điều trị hiệu quả
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh