Đột quỵ luôn là ác mộng với bất cứ ai, khi giờ đây bệnh lý này ngày càng phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm gặp ở bất cứ ai. Chính vì vậy, các loại thuốc chống đột quỵ được nhiều người đề cập với mong muốn sẽ hạn chế phần nào những cơn đột quỵ. Tuy nhiên, bao nhiêu tuổi thì uống thuốc chống đột quỵ và liệu những loại thuốc này có tốt như lời đồn? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ
Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm, bệnh diễn biến rất nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí cướp đi tính mạng của người bệnh. Theo các thống kê, đột quỵ là một trong những bệnh lý có số ca tử vong cao bậc nhất hiện nay. Do vậy, bệnh lý này luôn khiến mọi người cảm thấy sợ hãi và lo lắng không biết bao giờ thì tới lượt của mình.
Hầu hết các bệnh nhân khi được đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu đã trong tình trạng nguy kịch, hoặc sẽ phải sống với những biến chứng nặng nề. Điều này có thể lý giải do người bệnh chủ quan về tình hình sức khỏe của mình, không tự mình kiểm tra đột quỵ để phát hiện ra bệnh sớm. Với đột quỵ, thời gian tính bằng phút, chỉ cần nhanh hơn dù chỉ là một phút, cũng có thể cứu được hơn 2 nghìn tế bào thần kinh đang chết dần.
Với những đợt đột quỵ nhẹ, có thể người bệnh chỉ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn hoặc méo các bộ phận trên mặt và có thể chữa trị khỏi hoàn toàn ngay sau đó. Tuy nhiên, với những cơn đột quỵ thật người bệnh có thể bị liệt chi, liệt nửa người, chân tay yếu, mất khả năng nghe, nói… hoặc thậm chí là người thực vật, hay nguy hiểm hơn là thiệt mạng.
Đọc thêm: Có nên uống thuốc chống đột quỵ để phòng ngừa không?
Bao nhiêu tuổi thì uống thuốc chống đột quỵ?
Cũng chính bởi những nguy hiểm mà căn bệnh này mang đến cho người bệnh, nên việc tìm kiếm các loại thuốc có khả năng chống đột quỵ luôn được nhiều người quan tâm. Hơn nữa, có vô số lời đồn về công dụng thần kỳ của các loại thuốc này. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn khẳng định rằng không có loại thuốc nào chống đột quỵ hoàn toàn như nhiều lời quảng cáo.
Thực tế các bác sĩ vẫn kê đơn các loại thuốc có tác dụng hạn chế nguy cơ tái đột quỵ dành cho những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ từ nhẹ đến nặng mà thôi. Những loại thuốc này tập trung vào giải quyết các nguyên nhân có thể gây ra bệnh đột quỵ như huyết áp cao, máu đông, giảm hàm lượng cholesterol…
Theo các chuyên gia, về bản chất chứng đột quỵ này sinh ra là do quá trình vận chuyển máu tới não, hay tim bị ngưng trệ, dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ đột ngột, khiến các tế bào không được cung cấp máu và chất dinh dưỡng. Khi tình trạng này kéo dài quá lâu làm cho các tế bào dần rơi vào trạng thái “lão hóa” và chết đi. Như chúng ta biết các tế bào thần kinh là những tế bào duy nhất trong cơ thể không có khả năng tăng sinh, điều này có nghĩa là khi nó đã chết đi, thì không có khả năng hồi phục.
Chính vì điều này, các loại thuốc chống đông máu, chống ngưng tập tiểu cầu, hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu được các bác sĩ kê cho bệnh nhân vào từng trường hợp cụ thể, với mong muốn ngăn ngừa những cơn đột quỵ tiếp theo và phòng tránh được những biến chứng xấu mà nó có thể gây ra.
Chình vì vậy sẽ không có một độ tuổi cụ thể để sử dụng thuốc chống đột quỵ, bởi như trình bày ở trên những loại thuốc này sẽ được các bác sĩ cân đối cho bệnh nhân sử dụng để phòng tránh những cơn đột quỵ nguy hiểm phía sau.
Nhưng lưu ý quan trọng khi sử dụng các loại thuốc chống đột quỵ
Bên cạnh những thắc mắc về việc bao nhiêu tuổi thì uống được thuốc chống đột quỵ, thì việc sử dụng loại thuốc chống đột quỵ cũng cần có những yêu cầu cụ thể mà người bệnh cần phải lưu tâm. Điều này sẽ giúp hạn chế được phần nào tác dụng phụ của thuốc với sức khỏe của người bệnh.
Người bệnh cần đảm bảo luôn tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Uống đầy đủ đúng liều mới mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
Tuyệt đối không tự tăng hay giảm liều điều trị. Khi muốn thay đổi thuốc cần sự tham vấn của bác sĩ. Chúng ta đều biết rằng các loại thuốc mang tính chất điều trị đều mang trong mình những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy để tránh tác dụng phụ cũng như bị nhờn thuốc, người bệnh cần đảm bảo mình không tự ý làm những điều mà bác sĩ không yêu cầu.
Một số loại thuốc làm tan huyết khối, hay hạn chế hình thành máu đông thường gây tác dụng phụ như xuất huyết dưới da. Khi gặp các tác dụng này, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị nếu cần thiết
Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác như đau đầu chóng mặt, người mệt mỏi, yếu sức cần thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám.
Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta quan tâm tới sức khỏe của mình thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ, ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học sẽ phần nào ngăn ngừa được bệnh lý này. Đừng tin vào các loại thuốc được quảng cáo trên mạng với tác dụng thần dược có khả năng chống đột quỵ dành cho mọi người, khi bạn vẫn luôn thức đêm, ăn nhiều dầu mỡ hay sử dụng chất kích thích.
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Top 10 hội chứng rối loạn tâm thần kỳ lạ mà não bộ có thể mắc phải
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Đột Quỵ":
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Nguyễn Thị Hằng - Rối loạn tiền đình 10 năm đỡ hẳn sau khi dùng AZBrain
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh