Cao huyết áp đang là một bệnh lý phổ biến hiện nay, đang dần trẻ hóa về lứa tuổi chứ không chỉ dừng lại ở người lớn tuổi như hiện nay. Chính vì vậy, những loại rượu ngâm được nhiều người cân nhắc với hy vọng có thể hạ được huyết áp của mình. “Cao huyết áp có uống được rượu tỏi không?” hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cao huyết áp có uống được rượu tỏi không?
Trong xã hội hiện nay, chứng cao huyết áp ngày càng phát triển và những biến chứng của nó cũng ngày một nguy hiểm. Người cao huyết áp thường cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt để kiểm soát được huyết áp của mình. Ngoài ra, phần lớn mọi người nghĩ rằng dùng thuốc điều trị huyết áp cao, nhưng các loại thuốc này đều gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như tim đập nhanh, người mệt mỏi… (xem chi tiết tại bài: Tác dụng phụ của thuốc huyết áp) Vì vậy, người bệnh luôn mong muốn tìm kiếm những loại dược phẩm khác có thể giúp họ ổn định huyết áp mà không gây tác dụng phụ.
Rượu tỏi là một trong số đó, bởi vậy mà câu hỏi “cao huyết áp có uống được rượu tỏi không?” được nhiều người quan tâm, với mong muốn nó sẽ “cứu cánh” cho tình trạng huyết áp tăng cao. Tỏi là một loại gia vị không còn quá xa lạ với người Việt, và nó cũng là một loại dược liệu quý với công dụng chữa bệnh hiệu quả. Điểm nổi bật nhất của tỏi chính là hàm lượng kháng sinh có trong tỏi rất cao giúp tăng cường đề kháng, cũng như tiêu diệt virus nhanh chóng.
Đối với người cao huyết áp, tỏi cũng được đánh giá rất cao. Tỏi có khả năng ức chế sản sinh các loại cholesterol xấu và thúc đẩy tăng sinh các loại cholesterol có lợi. Hơn nữa, nồng độ oxit nitric và vitamin C có trong mỗi tép tỏi cũng rất cao, nên điều này sẽ giúp ngăn ngừa hình thành mỡ máu và giúp mạch máu được thông thoáng, máu lưu thông dễ dàng, từ đó giảm thiểu được tăng huyết áp,
Ngoài ra, khi tỏi được ngâm cùng rượu sẽ giúp sát khuẩn và gia tăng thêm công dụng cho dược liệu hay nói cách khác, rượu như một chất dẫn giúp tỏi thể hiện hết được công dụng “thần sầu” của mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sử dụng rượu tỏi liên tục với mục đích chữa bệnh, sẽ có mức huyết áp giảm dần theo thời gian.
Cách sử dụng rượu tỏi điều trị cao huyết áp
Với những người có cao huyết áp do bệnh lý hay huyết áp thường trực luôn ở mức độ cao, cần đảm bảo tuần thủ hoàn toàn theo phác đồ điều trị tăng huyết áp của bác sĩ, để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra,. Nếu vẫn muốn sử dụng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra các điều trị phù hợp. Các trường hợp khác người bệnh có thể sử dụng rượu tỏi hằng ngày để hạ huyết áp của mình.
Mặc dù rượu tỏi cũng khá lành tính nhưng để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả, người cao huyết áp vẫn nên tuân thủ một vài điều như sau để đảm bảo không ảnh hưởng xấu tới huyết áp:
- Không sử dụng quá nhiều rượu tỏi trong một ngày. Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải rượu tỏi từ 10-15ml, thay vì sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thần kinh.
- Không nên sử dụng rượu tỏi vào sáng sớm hay khi chưa ăn sáng bởi có thể khiến bạn say hoặc ợ nóng gây khó chịu.
- Với những người cơ địa nóng, thường bị nhiệt nên cân nhắc trước khi sử dụng rượu tỏi bởi theo đông y rượu tỏi có tính nóng và sử dụng lâu dài có thể gây nóng trong.
Cách ngâm rượu tỏi đúng cách giúp hạ huyết áp
Rượu tỏi ngâm khá đơn giản và không quá cầu kỳ, nên dù người khéo tay hay không đều có thể làm cho mình một bình rượu tỏi ngâm và sử dụng ở nhà. Tuy nhiên, để có một bình rượu tỏi ngon, đạt chất lượng và có tính hiệu quả trong việc chữa cao huyết áp, việc lựa chọn hai thành phần chính là tỏi và rượu là điều rất quan trọng.
Với tỏi, bạn nên chọn tỏi ta tép nhỏ, mùi hăng và vị nồng để ngâm bởi loại tỏi này có dược tính cao hơn rất nhiều so với các loại tỏi khác. Lưu ý chúng ta sử dụng tỏi trắng tươi không thối, nát hay dập để ngâm. Trước khi ngâm, bạn cũng cần đảm bảo đã bọc sạch các lớp vỏ tỏi và được rửa, ngâm kỹ càng trong nước muối để loại bỏ tạp chất.
Tương tự với rượu, bạn cũng nên lựa chọn những loại rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình ngâm rượu. Nếu được bạn nên sử dụng rượu nếp để ngâm, mùi vị sẽ thơm và dễ sử dụng hơn rất nhiều.
Sau khi đã đảm bảo hai nguyên liệu được lựa chọn và sơ chế sạch sẽ và kỹ lượng bạn sẽ cho tỏi vào một bình thủy tinh và đổ rượu vào. Rượu ngâm ngập tỏi là được. Bình ngâm cũng cần được đậy kín tránh không khí và các vi sinh vật khác vào gây ra các chất độc cho rượu. Thông thường, mỗi bình rượu tỏi cần ngâm từ 15-30 ngày để đảm bảo các dược tính của tỏi được hòa tan trong rượu, mới có thể sử dụng.
Với những người không quen uống rượu và cảm thấy khó uống có thể pha kèm một chút nước ấm để dễ uống hơn nhưng nếu được thì nên uống nguyên chất để đảm bảo tính hiệu quả của sản phẩm.
Đó là những trả lời cho thắc mắc huyết áp cao có uống được rượu tỏi không trong nhiều câu hỏi về “bệnh cao huyết áp nên uống gì?“. Hy vọng đó là những thông tin bổ ích cho bạn và giúp bạn tìm ra được loại đồ uống phù hợp cho vấn đề sức khỏe của mình.
Đáng suy ngẫm
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Tại sao những người trầm cảm thường tìm đến cái chết?
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Trầm cảm một trận ốm của tinh thần – con quỷ gặm nhấm linh hồn
Âm nhạc – tia sáng xua tan bóng tối trầm cảm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Huyết áp cao":
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Cô Phương, 52 tuổi khắc phục huyết áp thấp và hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường xuyên với AZBrain
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? AZBrain cải thiện huyết áp thấp ra sao?
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh