Say xe là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đồng thời việc sử dụng thuốc say xe đôi khi cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khiến khiến họ càng trở nên ngần ngại trước những chuyến đi xa hơn. Tuy nhiên, ngoài sử dụng thuốc thì có rất nhiều mẹo chống say xe cũng mang lại hiệu quả tốt mà không gây tác dụng phụ.
Tổng quan về say xe
Nguyên nhân dẫn đến say xe là do chuyển động cảm nhận trong tai – mắt – cơ bắp xung đột với nhau và não bộ không xử lý được hết những tín hiệu xung đột này, dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn và nôn.
Mặc dù mọi người đều có thể bị say xe nhưng một số đối tượng thường dễ bị say xe hơn như: trẻ em, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai, những người có tiền sử đau nửa đầu hoặc mắc bệnh tiền đình,…
Khi say xe, bên cạnh chóng mặt, buồn nôn thì còn có một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, da nhợt nhạt, đau đầu, ợ hơi, thở gấp, tăng tiết nước bọt, đổ nhiều mồ hôi,…
Các mẹo chống say xe không cần dùng thuốc
Trong thuốc chống say xe có các nhóm kháng cholinergic và histamin nên có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, mỏi mệt, mất tập trung, rối loạn tiêu hoá,…Vì vậy, bạn có thể áp dụng các mẹo sau để chống say xe hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
- Mẹo chống say xe bằng gừng tươi
Gừng vốn là một loại thảo dược có tính ấm và giải độc nên có thể giúp điều trị tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Bạn có thể uống một cố trà gừng ấm trước khi lên xe 1 tiếng. Trong lúc ngồi trên xe, bạn có thể ngậm 1 lát gừng tươi, kẹo gừng hoặc hít tinh dầu gừng để giảm tình trạng buồn nôn.
- Bấm huyệt
Một mẹo chống say xe được lưu truyền đó là bấm vào huyệt nội quan (nằm trên cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn) và huyệt hợp cốc (nằm giữa gốc ngón cái và ngón trỏ) để cải thiện lưu lượng máu và giúp giảm cơn buồn nôn. Tuy nhiên bạn không nên áp dụng phương pháp này khi vùng da gần huyết có vết thương, bị bong tróc, phồng rộp, sưng mủ,…
- Dùng dầu gió
Dầu gió giúp giảm sự co thắt của dạ dày, từ đó giảm được tình trạng khó tiêu, ơ hơi, chướng bụng, buồn nôn. Bạn có thể bôi dầu gió vào rốn hoặc huyết thái dương và huyệt phong trì.
- Ăn, ngửi bánh mì
Khi ăn bánh mì, trypsin do tuyến tụy tiết ra sẽ kết hợp với các axit amin trong bánh mì, có thể giúp trấn tĩnh thần kinh và làm giảm cảm giác say xe. Bên cạnh đó, việc ngửi mùi bánh mì cũng sẽ loại được các mùi khó chịu trên xe và giảm được tình trạng buồn nôn.
- Ngửi vỏ cam quýt, vỏ chanh tươi
Vỏ cam quýt và vỏ chanh tươi có công dụng khử mùi rất tốt. Các tinh dầu trong những loại vỏ này không chỉ át được các mùi trên xe mà còn giúp tinh thần thư giãn, từ đó giảm được tình trạng say xe. Bạn chỉ cần bóp nhẹ vỏ để cho tinh dầu chảy ra sau đó đặt lên mũi để ngửi.
- Dùng giấm ăn
Không chỉ được dùng để chế biến món ăn, giấm ăn còn có nhiều công dụng bất ngờ, bao gồm cả chống say xe, làm giảm tình trạng khó chịu, nôn ói. Trước khi lên xe, bạn hãy uống một ly nước ấm pha giấm, có thể cho thêm mật ong. Tuy nhiên, bạn không nên uống khi bụng đói và không nên sử dụng khi đang bị bệnh thận hoặc đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác.
- Nhai kẹo cao su
Hoạt động nhai có thể làm giảm xung đột giữa mắt và tai, từ đó giảm được tình trạng xay xe. Bạn có thể nhai kẹo cao su hoặc một số đồ ăn vặt yêu thích để giảm tình trạng buồn nôn, chóng mặt,…
- Nghe nhạc, nói chuyện
Việc nghe nhạc hay nói chuyện với mọi người xung quanh giúp đánh lạc hướng não bộ, từ đó có thể làm giảm tình trạng buồn nôn cũng như các triệu chứng say xe khác.
- Chọn vị trí ngồi thích hợp
Người thường xuyên bị say xe nên ngồi ở đầu hoặc ở giữa xe vì đây là những vị trí êm và ít xóc. Ngoài ra, bạn có thể chọn những chỗ ngồi ở gần cửa để ngắm cảnh, giúp cho xung đột giữa não và mắt được giảm thiểu, từ đó hạn chế được say xe.
Những lưu ý dành cho người say xe
Ngoài những mẹo chống say xe trên thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để giảm mức độ say xe:
- Chủ động chuẩn bị khẩu trang: đeo khẩu trang sẽ giúp bạn hạn chế được các mùi khó chịu trên xe.
- Không để bụng đói hoặc không ăn quá no trước khi lên xe: Trước khi lên xe bạn chỉ nên ăn nhẹ nhàng, tránh ăn các món nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Ngoài ra, nên chuẩn bị thêm nước lọc để uống, giúp tinh thần tỉnh táo hơn.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung, có thể gây ra tình trạng buồn nôn và các vấn đề tiêu hoá. Do đó, trước khi đi xe thì cần ngủ đủ giấc và có thể tranh thủ ngủ một giấc trong lúc đi xe.
- Không đọc sách, xem điện thoại khi đi xe: Khi xe chạy làm cho cơ thể mất cân bằng nên việc não bộ và mắt tập trung để nhận thông tin từ điện thoại hay sách báo sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.
Với những người bị say xe nhẹ thì có thể phục hồi nhanh chóng còn với những trường hợp nặng hơn thì cảm giác hoa mặt, chóng mặt, buồn nôn có thể kéo dài. Khi đó, cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi như sau:
- Nằm nghỉ và ngủ ở nơi thông thoáng, mát mẻ, sau đó ăn uống để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Không nên ăn quá no và hạn chế các món quá mặn, quá ngọt hay quá nhiều dầu mỡ, thay vào đó nên chọn các món ăn dễ tiêu hoá và uống nhiều nước.
- Không nên thay đổi tư thế đột ngột để tránh tình trạng xây xẩm mặt mày
- Không uống rượu bia, chất kích thích
- Có thể sử dụng một số loại thuốc ổn định tiền đình, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ.
Nhìn chung, ngoài việc sử dụng thuốc thì có rất nhiều mẹo chống say xe hiệu quả và đơn giản. Hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn giảm thiểu được các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…khi đi xe, để từ đó có những chuyến đi xa vui vẻ và trọn vẹn hơn.
Đáng suy ngẫm
Không ai đơn độc – Chỉ có thực tại mang ta trở lại, trả lại ta sức khỏe tinh thần (Phần cuối)
Vì sao luôn tồn tại những kẻ đố kỵ với những gì bạn có
Cảm xúc và cảm giác – Kích ứng não bộ cần nhận biết rõ ràng
Từ sự cô đơn ở cuộc sống hiện đại, ta cách trầm cảm chưa đầy một bước chân (Phần 1)
Tôi sống mục ruỗng trong cái bóng vô hồn mang tên trầm cảm
Bạn cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình?
Video phản hồi AZBrain với bệnh "Sức Khỏe Não Bộ":
Chị Ngô Thanh Vân - Cải thiện chứng rối loạn tiền đình 3 năm với thực phẩm AZBrain
Vũ Văn Tuấn - Cải thiện đau nửa đầu sau gáy với AZBrain
[Review] Chứng rối loạn tiền đình mãn tính đã thuyên giảm hẳn sau khi chăm chỉ dùng thứ này
Bài viết gần đây
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh
Kê huyết đằng – Dược liệu quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời
Giảm ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch với top 10 thực phẩm đánh tan cục máu đông này!
Bài tập làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới
Uống gì để tan cục máu đông phòng chống đột quỵ
Công dụng thần kỳ của đan sâm ngâm rượu và lưu ý cách ngâm
Đan Sâm – Những công dụng kinh điển trong điều trị bệnh